Nét khác biệt giữa các phiên bản The Elder Scrolls
Trải qua mỗi phiên bản, dòng game không chỉ có bước lột xác trong lĩnh vực đồ họa mà còn mang lại vô vàn những đổi thay, cải tiến mới mẻ trong gameplay vốn đã phong phú đa dạng.
Dù ra đời từ năm 1994 trên nền PC DOS, nhưng đến nằm 2002 dòng game The Elder Scrolls mới được biết đến rộng rãi qua phiên bản thứ ba Morrowind. Tiếp nối sau đó là hai bản mở rộng Tribunal, Bloodmoon rồi đến phần bốn Oblivion với hàng loạt DLC hấp dẫn, và mới đây là siêu phẩm Skyrim cùng bản mở rộng Dawnguard (đã ra mắt trên Xbox 360, phiên bản dành cho PC và PS3 sẽ xuất xưởng trong khoảng 1 tháng tới). Bài viết sau đây sẽ tổng hợp những điểm khác biệt thú vị về nhiều khía cạnh của cả ba phiên bản nổi tiếng nhất dòng game: Morrowind, Oblivion và Skyrim.
Altars/Shrines
Những điện thờ ban phép lành chữa khỏi các loại bệnh dịch hoặc tăng thêm sức mạnh cho người chơi. Trong Morrowind tùy theo quan hệ giữa nhân vật và giáo phái sở hữu điện thờ ra sao mà bạn phải đóng thêm một khoản “lệ phí” nho nhỏ (từ 0-35 vàng) để sử dụng chúng. Sang Oblivion và Skyrim thì tính năng này hoàn toàn miễn phí cho bạn.
Điểm tiềm năng
Morrowind và Oblivion tồn tại 8 loại điềm tiềm năng (attribute) gồm: Agility, Endurance, Intelligence, Luck, Personality, Speed, Strength và Willpower. Lựa chọn về chủng tộc (race) và lớp nhân vật (class) sẽ ảnh hưởng đến lượng điểm bạn có khi bắt đầu trò chơi. Trong khi đó Skyrim đã đơn giản hóa hơn nhiều bằng cách loại bỏ tất cả 8 chỉ số đó, giờ đây chỉ còn 3 yếu tố chính: Health (máu), Magicka (năng lượng) và Stamina (thể lực). Tất cả các chủng tộc đều khởi đầu với 100 điểm cho mỗi chỉ số, ngoại trừ những nhà thông thái có trí tuệ siêu việt Altmer (High Elf) sở hữu 150 Magicka.
Argonian và Khajiit
Hai chủng tộc lai giữa người và thú của thế giới Tamriel thuộc về tầng lớp nô lệ. Những chủng tộc này không thể sử dụng bất kì loại giày nào trong Morrowind, đối với mũ trụ thì chỉ dùng được những loại không che khuất hoàn toàn khuôn mặt. Rất may điểm bất công này đã được thay đổi trong hai bản kế tiếp.
Chòm sao và đài đá
Morrowind và Oblivion cho phép người chơi chọn một trong số các chòm sao chiếu mệnh để có được những kĩ năng đặc biệt, một khi đã chọn sẽ không thể thay đổi được nữa (trừ phi dùng cheat). Skyrim đã cải thiện tính năng này bằng cách thay vào đó những đài đá (standing stone) tượng trưng cho 13 chòm sao trên bầu trời Tamriel. Bạn có thể kích hoạt một trong số chúng bất kì lúc nào mình muốn để thay đổi những kĩ năng chúng đem lại. Tuy nhiên bạn chỉ được kích hoạt duy nhất 1 đài đá cùng lúc,trong bản mở rộng Dawnguard người chơi sẽ có cơ hội lấy được item Aetherial Crown cho phép nâng con số này lên 2.
Trang phục
Bạn có thể mặc cùng lúc một chiếc áo vải mỏng bên trong và khoác ở ngoài bộ giáp nặng nề, giúp tăng chỉ số phòng thủ nhiều hơn. Nhưng bạn không thể làm điều này trong Oblivion và Skyrim.
Sức chứa của rương
Video đang HOT
Rương và các vật thể chứa đồ (tủ, chum vại,v.v…) của Morrowind không thể chứa quá 100 pound, còn với Oblivion và Skyrim thì có thể chứa không giới hạn. Tuy nhiên những người nộm (mannequin) và giá đỡ vũ khí của Skyrim lại có giới hạn sức chứa.
Vật phẩm bị ếm
Không phải mọi vật phẩm (item) trong Morrowind đều có thể nhặt dễ dàng, bởi phiên bản này tồn tại một số item bị nguyền rủa, khi bạn nhặt vào inventory chúng sẽ triệu hồi một con Dremora Lord ra tấn công bạn từ phía sau. Trong Oblivion thì định nghĩa này được dùng theo nghĩa khác: đó là những thứ bạn lén cho vào hành trang của các nhân vật phụ (NPC), thông thường là các món đồ đã được tẩm độc để gây sát thương cho họ (những ai theo trường phái lén lút hẳn sẽ chẳng lạ gì trò này). Còn trong Skyrim chỉ có duy nhất một món là Cursed Ring of Hircine – món item tự động trang bị và buộc chủ nhân nó phải biến hình thành người sói một cách ngẫu nhiên.
Đối thoại với NPC
Bạn sẽ nhanh chóng nhận ra trong Morrowind những tùy chọn đối thoại với các nhân vật phụ là khá nhiều, tuy nhiên đa phần đều cùng nói về các chủ đề giống nhau. Sang hai bản kế tiếp các lựa chọn ít hơn, nhưng bù lại mỗi NPC có nhiều chuyện riêng để “tâm sự” với bạn.
Bệnh dịch
Là những debuff mà bạn có thể dính phải trong game, Morrowind chia 3 loại: Common Disease, Blight Disease và Corprus Disease. Oblivion gộp tất cả lại thành 1 nhóm duy nhất, vì thế bạn có thể giải bất kì debuff nào với 1 bình potion, ngoại trừ Vampirism – biến bạn thành ma cà rồng. Đây không hẳn là debuff vì nó còn đem lại một số ưu thế cho nhân vật, muốn trở lại thành người bình thường bạn buộc phải thực hiện nhiệm vụ Vampire Cure khá dài. Và hãy lưu ý rằng bạn chỉ được làm ma cà rồng một lần duy nhất thôi, nếu giải nó bạn sẽ không còn cơ hội nào nữa.
Cấp độ quái vật
Với Oblivion và Skyrim, quái vật sẽ tăng level song song cùng với người chơi, đồng nghĩa với việc chúng sẽ càng mạnh hơn khi bạn lên cấp, tuy nhiên hầu hết quái vật của Skyrim sẽ ngừng tăng cấp một khi bạn đạt level 50. Còn với Morrowind cấp độ của quái không đổi mà chỉ được thay đổi các chỉ số chp phù hợp.
Essential NPC
Là những nhân vật phụ có vai trò quan trọng đến nội dung của trò chơi. Bạn chỉ có thể đánh họ bất tỉnh trong Oblivion và Skyrim, nhưng lại có thể giết hẳn trong Morrowind.
Thể lực
Morrowind và Oblivion dùng chung một chỉ số thể lực là Fatigue, tuy nhiên giữa hai phiên bản này có nhiều điều khác biệt. Fatigue của Morrowind có thể nói gây khá nhiều phiền phức cho người chơi bởi nó ảnh hưởng đến mọi hành động của nhân vật: chạy, nhảy, chiến đấu, sử dụng phép thuật, thuyết phục NPC,v.v… Fatigue thấp thì cơ hội thành công sẽ thấp theo. Sang Oblivion cơ chế hoạt động đã được sửa lại: chạy nhảy không còn tổn hao Fatigue mà chỉ làm chậm quá trình phục hồi của nó, Fatigue cũng không chi phối việc chiến đấu và dùng phép nữa. Đến Skyrim Fatigue đã nhường chỗ cho Stamina: chạy nhảy và tấn công bình thường sẽ không tốn thể lực, nhưng chạy nước rút, thi triển đòn thế đặc biệt và đỡ đòn thì có.
Cấp độ vật phẩm
Cũng giống như cấp độ quái vật, trong Morrowind không có cơ chế phụ thuộc level người chơi, vì thế nếu may mắn bạn có thể tìm được những item hiếm (rare item) ngay từ đầu game. Nhưng đừng mong làm điều tương tự trong Oblivion hay Skyrim nhé.
Lồng tiếng cho NPC
Rất ít các cuộc đối thoại với NPC của Morrowind được lồng tiếng, trong khi cả hai bản sau này đều được đầu tư kĩ lưỡng.
Sinh hoạt của NPC
Cuộc sống của người dân trong Oblivion và Skyrim diễn ra rất thực tế, mỗi người đều có một lịch trình riêng trong ngày: họ có thể làm lụng, ăn uống, đến nhà thờ cầu nguyện, tán gẫu với láng giềng, nhậu nhẹt trong tửu điếm,… theo như đã được lập trình sẵn. Thậm chí một số NPC còn đi chu du qua nhiều thành phố khác nhau. Khi màn đêm buông xuống, mọi người đều trở về mái ấm của mình, khóa cửa cẩn thận, chỉ còn lính canh đi tuần ngoài phố. Còn với Morrowind, mỗi ngày của NPC đều như nhau bởi họ luôn luôn ở tại một vị trí nhất định từ ngày này qua tháng nọ (cũng có ngoại lệ nhưng rất ít). Điểm duy nhất mà có lẽ các tay đạo chích sẽ hài lòng là tất cả cửa hàng trong game không bao giờ khóa vào ban đêm.
Sở hữu nhà cửa
Nếu bạn gia nhập vào một trong Tam đại gia tộc của Morrowind: Hlaalu, Redoran, Telvanni (còn 3 gia tộc khác nhưng đều không thể gia nhập được) và đạt được địa vị cao thì có thể xây cho riêng mình một thành trì thông qua hệ thống nhiệm vụ. Bên cạnh đó bản mở rộng Bloodmoon cũng đem lại hai ngôi nhà khác có thể mua được. Trong Oblivion có khá nhiều bất động sản tại 8 thành phố lớn dành cho bạn nếu đủ tiền của, ngoài ra các gói DLC nhỏ cũng bổ sung một số công trình khác mà bạn có thể sở hữu. Skyrim thì phong phú hơn, không kể những căn nhà mua được thông thường còn có nhiều nơi bạn được phép tùy ý sử dụng sau khi đã thực hiện nhiệm vụ tương ứng hoặc xây dựng được quan hệ tốt với chủ nhà. Chưa hết, khi đã lấy vợ gả chồng với NPC người chơi cũng được “chia sẻ” những tài sản của họ.
Nghỉ ngơi
Rest là khái niệm quá quen thuộc nếu bạn đã chơi bất kì phiên bản nào của The Elder Scrolls, khác với ngủ (Sleep) đòi hỏi phải có giường chiếu đàng hoàng thì Rest chỉ giúp nhân vật tạm dừng chân để hồi lại sức khỏe trước khi tiếp tục hành trình. Bạn có thể nghỉ ngơi bất kì lúc nào trong Morrowind miễn là không có kẻ địch xung quanh và đang ở trên cạn, nhưng không thể làm thế trong Oblivion, thay vào đó là Wait – chờ đợi cho qua thời gian, tuy nhiên Wait cũng có tác dụng phục hồi như Rest. Cả hai phiên bản này đều buộc bạn phải ngủ để thăng cấp. Trong khi đó Skyrim cho phép người chơi được tùy ý nghỉ ngơi tương tự như Morrowind, lên cấp bất kì khi nào bạn muốn. Nhưng nếu ngủ trên một chiếc giường êm ái sẽ đem lại một lượng điểm thưởng cho nhỏ cho nhân vật.
Kĩ năng ăn nói
Giao tiếp là điều không thể không làm dù bạn chơi game nhập vai nào đi nữa. Trong Morrowind mức độ thành công trong việc cải thiện quan hệ với NPC hoàn toàn dựa vào kĩ năng Speechcraft của nhân vật, bạn có thể nâng chỉ số thân thiện (Disposition) với họ lên mức tối đa 100, hay thậm chí khiêu khích (Taunt) họ tấn công bạn. Oblivion hoạt động theo cơ chế khác: một mini-game có độ khó phụ thuộc vào kĩ năng Speechcraft và các NPC có giới hạn Disposition đạt được dựa trên điểm Personality của bạn. Skyrim thì lại gộp cả hai kĩ năng Speechcraft và Mercantile thành một: Speech, NPC sẽ hài lòng khi bạn làm nhiệm vụ cho họ, hoặc sẽ trở nên giận dữ nếu bạn tấn công hay trộm đồ của họ.
Ma cà rồng
Những kẻ làm chủ bóng đêm luôn bị loài người xa lánh trong Morrowind: chẳng ai dám tiếp chuyện bạn (trừ các thành viên của Mages Guild và gia tộc Telvanni), lính gác sẽ đuổi đánh một khi phát hiện ra bạn, bạn chẳng thể tự phục hồi khi nghỉ ngơi, cũng không thể hút máu người theo cách thông thường được. Morrowind chỉ có một cấp độ ma cà rồng duy nhất, Oblivion thì lên đến bốn, tùy theo mỗi cấp độ mà những khả năng của dòng máu ma cà rồng trong bạn sẽ thay đổi khác nhau.
Cuộc sống của vampire trong Oblivion cũng dễ thở hơn nhiều với phần trước: lính canh sẽ không truy đuổi bạn nữa và người dân chỉ xa lánh bạn khi bạn đạt đến những cấp độ mạnh hơn. Bạn có thể hút máu người khi họ đang ngủ. Nhưng hãy nhớ rằng trong cả hai phiên bản nếu bạn tiếp xúc với ánh mặt trời thì nó sẽ khiến bạn mất máu dần dần cho đến khi chết. Skyrim cũng có những cấp độ tương tự Oblivion, ngoại trừ việc ánh mặt trời không còn giết chết bạn được nữa mà chỉ giảm đi các chỉ số. Bản mở rộng Dawnguard sẽ mang lại nhiều điều thú vị hơn cho những ai yêu thích các sinh vật truyền thuyết này, đó là biến hình thành chúa tể ma cà rồng (Vampire Lord) hùng mạnh với khả năng bay và hút sinh lực của con người.
Theo Game Thủ
Những đổi thay của IMBay Online sau ngày Closed Beta
Một số tính năng đáng chú ý được khai mở, tình trạng lag đã được giải quyết gần như dứt điểm.
Mở cửa đợt thử nghiệm tiếp theo lúc 10h sáng 12/7, tiếp đà cho giai đoạn Alpha Test trước đó, trò chơi tiếp tục thu hút game thủ Việt tham gia theo tiết lộ của NPH.
Tình trạng lag đã không còn là trở ngại cho người chơi.
Khác với đợt Alpha Test, giai đoạn Closed Beta lần này đã hầu như không còn ghi nhận bất cứ lỗi lag nào từ những phút đầu tiên. Tình trạng "Loading 99%" cũng đã được khắc phục triệt để.
Tham gia trò chơi đợt này, một trong những tính năng mới của IMBay Online được game thủ quan tâm nhất là Kích nổ từ xa bằng phím Space. Theo đó, bất cứ lúc nào người chơi cũng có thể tự tay kích nổ khi đạn đang trong quỹ đạo. Theo nhận định chung của cộng đồng, tính năng này là công cụ hữu ích giúp những người mới có thể tập chơi, đồng thời tránh tình trạng "tức tối" khi đạn chỉ bay sượt qua địch thủ tầm vài phân.
Tính năng kích nổ từ xa bằng phím Space được đánh giá tích cực.
"Trong Gunny - đối thủ của IMBay Online - đều có cách căn hết rồi, gió đổi 0,5 nó cũng điều chỉnh góc được. Hơn nữa, hầu hết địa hình ở Gunny đều bằng phẳng, có item máy bay tiến gần đến được. Còn trong IMBay Online, địa hình cao thấp khác nhau, gió không hiện con số cụ thể mà chỉ ghi là gió lớn, gió vừa, gió nhỏ. Mỗi loại máy bay lại có khả năng riêng. Nói chung kích nổ là đặc điểm khá hay của trò chơi này", thành viên Dddd trên diễn đàn game phân tích.
Dù đạn đạo chênh lệch nhưng vẫn gây sát thương.
Tuy nhiên, "đập vào mắt" người chơi trong đợt Closed Beta lại là một giao diện khá giống những sản phẩm khác ra đời trước. Có thể coi đây là điểm trừ đáng kể nhất của sản phẩm này tính đến hiện tại.
Về mặt gameplay, mỗi loại chiến hạm đều có một loại đạn riêng và theo đó, hiệu ứng tấn công cũng khá riêng biệt khi tiến hành chiến đấu hay tung "tuyệt chiêu". Bên cạnh chăm sóc cho bản thân mình, các phi công còn phải chăm chút cho chiếc Phi cơ - người bạn đồng hành trong mọi cuộc chiến.
Giao diện có phần quen thuộc gây cảm giác nhàm chán.
Theo Game Thủ
Worms Revolution Demo - Quen thuộc mà mới lạ Mặc dù không có được một màn trình diễn hoành tráng và thu hút được nhiều sự chú ý như những quả bom tấn khác tại E3 nhưng đối với những người yêu thích thể loại chiến thuật, Worm Revolution vẫn là một cái tên đáng để họ quan tâm, đặc biệt là khi phiên bản mới nhất này sẽ quay trở lại...