Nét độc đáo ẩm thực Hong Kong
Nhắc đến Hồng Kông người ta thường nghĩ ngay đến thiên đường mua sắm hàng đầu Châu Á, nhưng hôm nay Hoabinh tourist sẽ đưa mọi người khám phá thế giới ẩm thực xuất sắc tại đây.
Hồng Kông là nơi gặp gỡ của nhiều phong cách ẩm thực khác nhau như: phong cách ẩm thực Bắc Kinh, Phật giáo, Trung Hoa, Quảng Đông, hay đơn giản là quán hàng rong ven đường… Nào bây giờ chúng ta cùng nhau khám phá nha!
Ẩm thực Bắc Kinh
Bắc Kinh ví như lá tim của Trung Quốc, đây là mái nhà của nhiều món ăn nổi tiếng nhất, với nền ẩm thực truyền thống hàng trăm năm tuổi. Với người dân Hồng Kông họ luôn có 1 sự tôn sùng nhất định với nghệ thuật ẩm thực của họ. Họ không ngừng cải thiện và tạo ra những món ăn có bản sắc riêng, mới lạ và độc đáo. Các món ăn như Vịt quay Bắc Kinh, Súp chua ngọt, Lợn Moo Shu (Moo Shu Pork), và thạch đậu đỏ mang một hương vị nhẹ dịu hơn giống như kiểu Quảng Đông chiếm được nhiều cảm tình của du khách quốc tế.
Ẩm thực kiểu Phật Giáo
Trong ẩm thực Phật giáo các món ăn thường là các loại rau bổ dưỡng và các món ăn chế biến từ đậu lành. Từ những thực phẩm đó, với sự đam mê về ẩm thực, các món ăn nhà Phật qua bàn tay chế biến tinh hoa của người Hồng Kông đã biến những món chay mang hương vị như thịt.
Ẩm thực Phật Giáo được yêu thích bởi nhiều tầng lớp khác nhau, không chỉ có các tăng ni phật tử. Nếu là người ăn chay, bạn không có gì phải lo lắng về chuyện ăn uống khi đến Hồng Kông. Các món chay luôn được trình bày rất đẹp mắt, khó có thể phân biệt được với những món thịt thật sự.
Ẩm thực Quảng Đông
Nhắc đến ẩm thực Hồng Kông chắc chắn phải kể đến các món Quảng Đông. Dân Quảng Đông họ rất tự hào về nền ẩm thực của họ và họ cũng là nhóm người chính ở Hồng Kông.
Các món ăn đều có hương vị nhẹ dịu, được coi là phù hợp với khẩu vị nhiều người hơn là các món cay, đậm đà kiểu Bắc Kinh hay Tứ Xuyên.
Đến với Hồng Kông, bạn hãy nhớ nếm thử món “dim sum” (tiếng Hoa nghĩa là “một ít từ trái tim”), món này không chỉ ngon miệng mà còn đẹp mắt, có thể chiếm được cảm tình của nhiều người. Dim sum là một phần đặc trưng của văn hoá ẩm thực Hồng Kông, thường được dùng cùng với ấm trà xanh hoặc trà Ô Long.
Trong ẩm thực Hồng Kông, không chỉ thưởng thức vị ngon mà người đầu bếp còn truyền tải thông điệp văn hóa nơi bản địa và phương pháp giữ gìn sức khỏe của riêng mình. Chẳng hạn những sợi mỳ thường thay cho lời chúc vạn thọ, bát súp tượng trưng cho một khởi đầu may mắn, đĩa vịt quay như là ước mong gia đình sum họp, mọi việc may mắn… Đặc biệt, với đĩa thức ăn được sắp xếp theo 6 bát 8 đĩa… thực khách còn có thể hiểu thêm sự kiêng kỵ về phong thủy, để mang lại cho mình thêm nhiều điềm lành, tránh xa điềm dữ…
Mỗi món ăn đều mang một hương vị thanh tao, màu sắc thanh lịch, trẻ trung và hiện đại trong cách bày biện. Ẩm thực Hồng Kông bổ dưỡng, đẹp mắt. Nếu như món Súp vây cá thịt cua hồng xíu là một trong 8 vi bát trân quý hiếm, thì Xôi hấp tôm lại là nghệ thuật của sự sắp đặt. Còn Cá tuyết chiên giòn nhân mực bọc sợi mỳ đặc biệt là món ăn vàng rộm đầy thơm ngon, quyến rũ.
Ẩm thực Hồng Kông, xứng đáng được mệnh danh là phong cách ẩm thực thứ 9 của nền ẩm thực Trung Hoa. Đến Hồng Kông và thuởng thức những món ăn này cũng là cách để giúp du khách hiểu hơn về con nguời cũng như văn hóa nơi đây.
Bạn là người mang xu hướng ẩm thực nào? Bạn thích khám phá ẩm thực nơi đâu? Bạn muốn lựa chọn điểm đến ra sao? Hãy đến với Hoabinh tourist, chúng tôi sẽ giúp bạn có 1 hành trình kháp phá Hồng Kông ý nghĩa tiết kiệm được chi phí và thời gian.
Gợi ý 5 món ngon từ vịt giúp mẹ tha hồ đổi món cho cả nhà trong những ngày chống dịch
Thay vì đâu đầu nghĩ "Hôm nay ăn gì?" thì hãy lưu ngay công thức làm 5 món vịt dưới đây để lần lượt chế biến cho cả nhà thưởng thức các mẹ nhé.
1. Bún măng vịt
Nguyên liệu
- Vịt: 1 con hoặc nửa con
- Măng tươi
- Tỏi, sả
Video đang HOT
- Gừng tươi, ớt, chanh
- Các loại rau sống ăn kèm
- Bún tươi
- Hành lá, rau mùi
- Muối, hạt nêm, bột ngọt, tiêu bột, ớt bột, dầu ăn, hành khô, tỏi, rượu trắng.
Cách nấu:
- Bước 1: Vịt mua về làm sạch rồi rửa cùng rượu trắng để khử toàn bộ mùi hôi của vịt. Rửa vịt lại với nước lạnh rồi để cho ráo nước.
Bắc nồi sạch lên bếp rồi thêm khoảng 2 - 3 nhánh sả cùng gừng và nước vào luộc chín.
Sau khoảng 20 - 30 phút, dùng đũa cắm vào đùi vịt để có thể biết vịt đã chín hay chưa. Nếu thấy vịt chảy nước hồng thì nên để khoảng 5 phút rồi vớt vịt ra để nguội.
- Bước 2: Măng tươi rửa sạch rồi cho vào nồi luộc khoảng từ 5 - 7 phút thì vớt ra, để nguội. Thái măng thành từng miếng vừa ăn.
Bắc chảo lên bếp rồi cho dầu ăn vào, phi thơm hành khô và trút măng vào xào sơ. Nêm thêm chút gia vị để măng đậm đà hơn.
- Bước 3: Bắc nồi nước luộc vịt lên bếp, cho măng vừa xào vào nồi nước dùng rồi đun khoảng 3 - 5 phút. Nêm nếm lại cho nước dùng vừa với khẩu vị của các thành viên trong gia đình.
- Bước 4: Thịt vịt để nguội đem chặt miếng hoặc lọc thịt thái mỏng. Chần bún qua nước sôi rồi cho ra bát. Lần lượt xếp thịt vịt, măng cùng hành, rau mùi rồi chan nước dùng ngập bún.
2. Vịt om sấu
Nguyên liệu:
- Vịt: 1kg
- Sấu: tùy theo sở thích, nếu thích ăn vị chua rõ nét thì bạn nấu từ 10 - 12 quả.
- Rau rút, khoai sọ
- Gừng, tỏi, hành khô, sả, riềng, chanh...
- Gia vị, muối, đường...
Cách làm:
Rau rút nhặt sạch bấc, bóc vỏ hành tỏi, gừng riềng, sả đập dập.
Vịt mua về rửa sạch với nước lạnh, sau đó rửa lại với quả chanh để vịt hết hẳn mùi hoi. Chặt hoặc cắt miếng to bằng bao diêm. Ướp vịt với hỗn hợp hành, tỏi, sả, riềng, 1 thìa muối gia vị, 1 thìa cafe đường trong khoảng 30 phút cho thịt ngấm.
Khoai sọ gọt vỏ, ngâm nước để khoai ra hết nhớt.
Thịt đã ướp đủ thời gian các bạn xào qua, sau đó thêm lượng nước dùng vừa đủ ăn và đun sôi liu riu. Thêm sấu vào om đến khi thử thấy vịt đã chín mềm.
Khi vịt chín thì cho khoai sọ vào đun tới khi khoai chín bở, tiếp tục cho rau rút vào để rau vừa chín tới, nêm nếm lại gia vị vừa miệng ăn rồi tắt bếp.
3. Vịt nướng
Nguyên liệu:
- 2 miếng thịt vịt
- 1 muỗng canh rượu trắng
- 3 muỗng sả băm
- 1 muỗng canh dầu hào
- 2 tép tỏi băm
- 1 muỗng canh gừng
- 1 muỗng canh nước tương
- 1 muỗng cà phê mật ong
- 1 muỗng cà phê bột ớt
- 1/2 muỗng cà tiêu
- 1 củ hành tím băm
- 1 muỗng canh dầu ăn.
- Phần nước sốt: 2 muỗng canh nước tương, tỏi băm, ớt băm, 1/2 muỗng cà phê dầu mè, 1 muỗng canh nước mỡ của vịt khi nướng.
Cách làm:
Bước 1: Vịt rửa với nước lạnh có pha muối, lấy gừng thái miếng chà lên da vịt cho hết mùi hôi, sau đó rửa qua nước lạnh thật sạch.
Bước 2: Cho vịt vào âu, sau đó cho hết gia vị vào vịt trộn đều.
Bước 3: Ướp 20-30 phút cho thịt thấm gia vị.
Bước 4: Cho vịt lên vỉ, phía dưới có khay hứng nước gia vị. Bật lò 220 độ C trước 10 phút cho lò nóng, sau đó cho vịt vào nướng khoảng 25-30 phút. Trong khi nướng các bạn trở vịt để vịt chín đầu và không bị cháy. Nói chung khi nào thấy da vịt có màu vàng thịt chín là được.
Vịt nướng cuốn với rau xà lách, húng chó, diếp cá hay rau thơm các loại và dưa leo, chấm với nước tương như trên là ngon tuyệt vời.
4. Vịt quay Bắc Kinh
Nguyên liệu:
- 1 con vịt
- 1 gói ngũ vị hương nhỏ
- Giấm trắng, mạch nha, dầu hào
- Rượu nấu ăn của Trung Quốc
Cách làm:
Bước 1: Vịt sau khi mua về, bạn làm sạch ruột bên trong bằng cách chuẩn bị một ít rượu trắng và gừng để chà mạnh trong và ngoài thân vịt. Như vậy, thịt vịt sẽ được trắng và không còn mùi hôi. Bạn nhớ rửa lại bằng nước sạch và treo vịt ở nơi khô thoáng cho ráo nước.
Bước 2: Uớp vịt: Cho hỗn hợp gia vị (1 thìa ăn rượu và 1 thìa ăn dầu hào) chà xát vào khắp thân vịt, cả trong và ngoài. Tiếp theo, bạn pha 2 thìa mạch nha, 1 thìa giấm, khuấy đều cùng nước nóng, tiếp tục chà xát vào thân vịt rồi ướp trong khoảng 40 phút. Sau đó, bạn tiếp tục chà xát một lớp hỗn hợp mạch nha, giấm, nước nóng lên để da vịt được giòn. Phần vịt này được khâu bụng bằng một thanh xiên nhọn, để trong khoảng 5 tiếng ở nơi thoáng mát.
Bước 3: Quay vịt: Cho vịt vào lò nướng ở nhiệt độ 1.700 độ C và nướng trong khoảng 50 - 60 phút. Sau thời gian, bạn cho chảo lên bếp với 5 thìa canh dầu ăn. Khi vịt nướng xong là lúc dầu đã sôi vừa đủ, bạn cho vịt ra và tiến hành dội dầu ăn lên đều thân vịt để da vịt được bóng loáng. Sau đó, vịt được treo lên cho ráo dầu rồi cắt thành từng miếng vừa ăn.
Cách pha nước chấm:
Pha nước lọc với 1 thìa đường, thìa tương xay, thìa muối, 1/3 thìa bột ngọt. Tiếp theo, bạn phi thơm hành tím và tỏi băm, cho hỗn hợp vừa pha vào đun sôi trong khoảng 5 phút. Sau cùng bạn cho bột năng vào hỗn hợp trên bếp, đun thêm khoảng 2 - 3 phút thì tắt bếp, cho thêm chút nước cốt chanh.
5. Vịt xào gừng
Nguyên liệu:
- con vịt
-1 nhánh gừng
-2 - 3 nhánh tỏi
-3 củ hành khô
-Hành lá, 1 - 2 quả ớt khô
-Nước mắm, hạt nêm, đường, tiêu
Cách làm:
Hành, tỏi, gừng bóc vỏ, thái nhỏ. Ớt rửa sạch, hành lá thái nhỏ.
Vịt mua về các bạn sơ chế thật sạch, chà sát kỹ với nước pha rượu trắng và gừng để khử sạch mùi hôi của vịt. Sau đó chặt miếng nhỏ vừa ăn.
Ướp vịt với chỗ hành, tỏi, gừng, 1 thìa cà phê đường, 1 thìa cà phê hạt nêm, thìa cà phê nước mắm, 1 ít tiêu, để ngấm khoảng 20 phút.
Bắc chảo lên bếp, phi thơm nốt chỗ hành, tỏi, gừng còn lại, cho thịt vịt vào xào lăn đến khi thịt săn lại thì cho chén nước vào xào đến khi nước cạn bớt, thịt vịt chín mềm là được.
Nêm nếm lại gia vị cho vừa miệng, cho hành lá vào và tắt bếp.
Khi ăn thì múc ra bát tô, rắc thêm ít hạt tiêu, hành lá trang trí, dùng nóng.
Món vịt xào gừng này ăn kèm với cơm trắng hoặc bún đều rất ngon.
Vịt quay Bắc Kinh, món ăn đến vua chúa cũng phải thèm Món vịt quay Bắc Kinh được ưa chuộng đến mức các nhà hàng 2.000 chỗ lúc nào cũng kín khách và nếu muốn ăn, bạn phải đặt từ rất sớm. Vịt quay và Kinh Kịch là hai thứ mà người Bắc Kinh thường rất tự hào khi nhắc đến. Với họ, vịt quay không chỉ là một món ngon, dành cho giới sành...