Nepal sửa Hiến pháp, tuyên bố chủ quyền với các khu vực thuộc Ấn Độ
Nepal cũng đã đề nghị nước láng giềng Ấn Độ tổ chức “đàm phán ngoại giao nhằm giải quyết các vấn đề lãnh thổ” giữa hai nước.
Hạ viện Nepal ngày 13/6 đã bỏ phiếu thông qua dự luật sửa đổi Hiến pháp, trong đó gồm có một bản đồ hành chính mới công nhận 3 khu vực nằm trong lãnh thổ Ấn Độ là thuộc Nepal. Trước đó, ngày 10/6, sau nhiều ngày thảo luận, Hạ viện Nepal nhất trí tiến hành bỏ phiếu về đề xuất sửa đổi Hiến pháp do Chính phủ đệ trình. Nepal cũng đã đề nghị nước láng giềng Ấn Độ tổ chức “đàm phán ngoại giao nhằm giải quyết các vấn đề lãnh thổ” giữa hai nước.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và người đồng cấp Nepal Sharma Oli dự lễ khai trương trực tuyến điểm kiểm soát biên giới chung Jogbani-Biratnagar hôm 21/1. Ảnh: ANI
Ngay trong ngày 13/6, Bộ Ngoại giao Ấn Độ đã ra tuyên bố phản đối. New Delhi cho rằng việc Hạ viện Nepal thông qua dự luật sửa đổi Hiến pháp theo đó gộp các phần của lãnh thổ Ấn Độ vào bản đồ hành chính mới của nước này và mở rộng các tuyên bố lãnh thổ hoàn toàn “không dựa trên các chứng cứ lịch sử” và không thể biện hộ.
Người phát ngôn bộ Ngoại giao Ấn Độ Anurag Srivastara khẳng định động thái này là vi phạm nhận thức hiện tại về việc tổ chức các cuộc đàm phán về vấn đề biên giới còn tồn tại. Ấn Độ trước đó cũng đã đưa ra quan điểm về vấn đề tranh chấp lãnh thổ và cho biết nước này tôn trọng nền văn minh, văn hóa và quan hệ hữu nghị với Nepal.
Dự luật sửa đổi Hiến pháp vừa được thông qua đã chính thức hóa bản đồ hành chính mới của Nepal, trong đó công nhận các khu vực Kalapani, Lipulekh và Limpiyadhura thuộc Ấn Độ là một phần lãnh thổ Nepal. Việc thay đổi này được cho là liên quan tới một điều khoản về Quốc huy của Nepal.
Tình hình COVID-19 tại ASEAN hết ngày 9/6: Indonesia có số ca nhiễm mới cao kỷ lục; Lào không còn bệnh nhân
Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 9/6, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) có thêm 1.790 ca mắc bệnh COVID-19 so với 1 ngày trước, trong khi tổng số ca tử vong tăng trên 3.140 người.
Một điểm xét nghiệm COVID-19 tại Jakarta, Indonesia, ngày 8/6/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Trong 24 giờ qua, khối ASEAN vẫn chỉ có hai quốc gia Indonesia và Philippines ghi nhận các ca tử vong vì virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây bệnh viêm đường hô hấp cấp (COVID-19). Tình hình đang diễn biến nghiêm trọng, ngày một xấu đi ở Indonesia. Trong ngày, khu vực có 6 nước ghi nhận các ca mắc mới.
Virus SARS-CoV-2 đã cướp đi sinh mạng của tổng cộng 3.148 người dân ở khu vực này, tăng 46 trường hợp so với 1 ngày trước đó, trong khi số ca mắc bệnh tăng lên 106.927 ca. Bên cạnh đó, khu vực ASEAN cũng chứng kiến số bệnh nhân được điều trị thành công là 52.755 trường hợp.
Hành khách làm thủ tục tại sân bay quốc tế Changi ở Singapore ngày 8/6/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Dù tổng số ca mắc COVID-19 tại Singapore cao nhất, song Indonesia mới là "ổ dịch" nghiêm trọng nhất khu vực, với tổng cộng 1.923 người tử vong. Trong ngày 9/6, Indonesia ghi nhận một trong những ngày có số ca mắc mới cao nhất kể từ đầu đại dịch tới nay.
Video đang HOT
Về tổng thể, dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp tại ba nước Indonesia, Singapore và Philippines. Ngược lại, 6 nước khác trong khu vực đang kiểm soát tốt địch bệnh và đã bắt đầu nới lỏng các qui định giãn cách xã hội và khôi phục kinh tế.
Số liệu dịch COVID-19 tại ASEAN tới hết ngày 9/6
Quốc gia Tổng số ca mắc Ca mắc mới Tổng số ca tử vong Ca tử vong mới Ca phục hồi Singapore 38.514 218 25 25.877 Indonesia 33.076 1.043 1.923 40 11.414 Philippines 22.992 518 1.017 6 4.736 Malaysia 8.336 7 117 6.975 Thái Lan 3.121 2 58 2.973 Việt Nam 332 316 Myanmar 246 2 6 159 Brunei 141 2 138 Cambodia 126 124 Timor-Leste 24 24 Lào 19 19
Một điểm xét nghiệm COVID-19 tại Jakarta, Indonesia, ngày 8/6/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Bộ Y tế Indonesia ngày 9/6 thông báo nước này đã ghi nhận thêm 1.043 trường hợp mắc bệnh COVID-19. Đây là ngày có số người mắc COVID-19 cao nhất từ trước tới nay.
Như vậy, Indonesia đã ghi nhận tổng cộng 33.076 trường hợp mắc COVID-19, trong đó có 1.923 người tử vong, tăng 46 ca so với 1 ngày trước đó. Quốc gia Đông Nam Á này cũng đã tiến hành 286.650 xét nghiệm phát hiện virus SARS-CoV-2.
Ngày 9/6, Bộ Giao thông Vận tải Indonesia đã ban hành Quy định số 41/2020 về việc sửa đổi Quy định số 18/2020 về kiểm soát hoạt động vận tải hành khách được công bố hồi tháng 4 vừa qua nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Một điểm xét nghiệm COVID-19 tại Jakarta, Indonesia, ngày 8/6/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Theo quy định mới nói trên, tất cả các phương tiện vận tải hành khách đường bộ, đường biển, đường không và đường sắt trên toàn quốc sẽ không còn bị giới hạn khai thác ở mức tối đa 50% công suất.
Phát biểu họp báo trực tuyến, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Budi Karya Sumadi cho biết việc mở lại một số hoạt động kinh tế sẽ khiến nhu cầu đi lại của người dân gia tăng. Do vậy, quy định về kiểm soát hoạt động vận tải hành khách cần được sửa đổi để phù hợp với tình hình mới.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Manila, Philippines, ngày 4/6/2020. Ảnh: THX/ TTXVN
Trong 24 giờ qua, Philippines đã ghi nhận 6 ca tử vong do mắc COVID-19 và 518 người nhiễm bệnh. Tính tới nay, tổng số người mắc COVID-19 tại Philippines là 22.992 người, trong đó có 1.071 trường hợp tử vong.
Hiện nay, Philippines đang cùng Indonesia là hai nước ASEAN vẫn hàng ngày chứng kiến nhiều người mắc bệnh và tử vong vì COVID-19.
Cơ quan thống kê của Philippines (PSA) tuần qua cho biết tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 4 của nước này đã tăng đến mức kỷ lục 17,7%. Ít nhất 7,3 triệu người tại Philippines đã mất việc làm trong tháng này do dịch COVID-19.
Sầu riêng được bày bán tại Bangkok, Thái Lan ngày 28/5/2020. Ảnh: AFP/ TTXVN
Ngày 9/6, Thái Lan thông báo nước này có 2 ca mắc COVID-19, đưa tổng số người mắc bệnh lên 3.121 người. Hai ca bệnh mới đã được cách ly là công dân Thái Lan, trở về từ Saudi Arabia và Hà Lan.
Trong 15 ngày qua, Thái Lan không ghi nhận ca nhiễm mới trong cộng đồng. Số ca tử vong do mắc COVID-19 tại Thái Lan hiện là 58.
Người dân và khách du lịch thăm Hoàng cung ở thủ đô Bangkok, Thái Lan, ngày 7/6/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Tại Lào, sau hơn 2 tháng phát hiện bệnh nhân đầu tiên dương tính với virus SARS-CoV-2, ngày 9/6, bệnh nhân cuối cùng trong số 19 bệnh nhân mắc bệnh COVID-19 tại Lào đã xuất viện. Đây được coi là một thắng lợi đối với ngành y tế vốn còn nhiều khó khăn của Lào.
Phát biểu với các phóng viên tại buổi lễ tiễn bệnh nhân cuối cùng mắc COVID-19 của Lào ra viện, Bộ trưởng Y tế Lào Bounkong Syhavong đã chúc mừng thành công của đội ngũ y, bác sĩ, coi đây là một thành công của ngành y tế Lào. Theo ông Bounkong Syhavong, tính từ trưa 9/6, Lào đã không còn bệnh nhân nào mắc COVID-19 và đã có gần 60 ngày không có ca nhiễm mới trong cộng đồng.
Bộ trưởng Y tế Lào, ông Bounkong Syhavong (trái) tặng hoa cho bệnh nhân số 8 và là bệnh nhân cuối cùng trong 19 bệnh nhân COVID-19 của Lào. Ảnh: Phạm Kiên - PV TTXVN tại Lào
Tuy nhiên, trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 trên thế giới nói chung và khu vực nói riêng, Lào sẽ đề cao cảnh giác và tiếp tục áp dụng các biện pháp phòng ngừa sự lây lan của dịch bệnh, trong đó chú trọng tới các biện pháp như giám sát chặt chẽ tất cả mọi trường hợp nhập cảnh vào Lào, thành lập trung tâm cách ly ở tất cả các tỉnh, đặc biệt là các tỉnh có đường biên giới tiếp giáp với các nước láng giềng, cách ly mọi trường hợp nhập cảnh.
Những người muốn nhập cảnh Lào phải tuân thủ các quy định của Bộ Ngoại giao Lào và Ban chỉ đạo quốc gia Lào về phòng chống COVID-19 như phải có giấy chứng nhận sức khỏe, phải xét nghiệm lại COVID-19 tại Lào.
Bệnh viện Mittaphab ở thủ đô Viêng Chăn, nơi 16/19 bệnh nhân COVID-19 của Lào được chữa trị. Ảnh: Phạm Kiên - PV TTXVN tại Lào
Bên cạnh đó, người dân và người ngoại quốc tại Lào cần tiếp tục tuân thủ các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh như thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sát khuẩn, đeo khẩu trang khi đến nơi đông người...
Bộ trưởng Bounkong Syhavong cho biết Lào sẽ tiếp tục áp dụng các biện pháp phòng ngừa hiện tại cho đến hết tháng 6, sau đó dựa trên cơ sở tình hình thực tế, Ban Chỉ đạo quốc gia Lào về phòng chống COVID-19 sẽ có những quyết sách phù hợp
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Petaling Jaya, Selangor, Malaysia. Ảnh: THX/TTXVN
Ngày 9/6, Malaysia và Singapore đang thảo luận về việc mở cửa trở lại biên giới giữa hai nước, sau khi Singapore kết thúc các biện pháp tích cực dập dịch COVID-19 hôm 1/6.
Phát biểu với báo giới ngày 8/6, Bộ trưởng Quốc phòng Ismail Sabri Yaakob cho biết ngay sau khi hai bên đạt được thỏa thuận, công dân Malaysia, đặc biệt là những người sinh sống tại bang Johor tiếp giáp Singapore, có thể qua lại đảo quốc sư tử làm việc.
Cũng theo Bộ trưởng Ismail, Malaysia đã sẵn sàng thực hiện công tác kiểm tra dịch bệnh cho công dân qua lại biên giới với Singapore. Phía Singapore cũng đã phối hợp với Malaysia trong việc cung cấp các bộ xét nghiệm và hai phòng xét nghiệm di động.
Một điểm xét nghiệm COVID-19 ở Kuala Lumpur, Malaysia. Ảnh: THX/TTXVN
Trong thông báo ngày 8/6, hãng hàng không quốc gia Malaysia (Malaysia Airlines) cho biết sẽ nối lại nhiều chuyến bay quốc tế trong tháng 7. Malaysia Airlines cho hay, hãng đã tăng cường năng lực kết nối và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để khôi phục đường bay quốc tế trong bối cảnh một số quốc gia ghi nhận kết quả tích cực trong việc đối phó với dịch COVID-19 và có kế hoạch dỡ bỏ lệnh đóng cửa biên giới.
Cụ thể, hãng sẽ nối lại các chuyến bay từ Kuala Lumpur đến một loạt quốc gia, bao gồm Bangladesh, Nepal, Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Indonesia, Thái Lan, Campuchia, Ấn Độ, Trung Quốc, Singapore và Philippines. Dự kiến, đến tháng 10, hãng sẽ khôi phục hoàn toàn các đường bay quốc tế.
Những người Việt mắc kẹt ở Nepal hơn hai tháng Nhóm gồm 19 người Việt ở Nepal, mắc kẹt từ cuối tháng ba do các biện pháp chống Covid-19, đang mong chờ một chuyến bay về nước. "Trong số những người mắc kẹt, 16 người ở thủ đô Kathmandu, ba người ở hai tỉnh khác", Phước Lộc, đại diện của nhóm nói với VnExpress. Lộc là người thay mặt nhóm giữ liên lạc...