Nên tắm nước nóng hay lạnh sau khi tập luyện?
Sau khi tập, chúng ta có xu hướng muốn tắm để cảm thấy sạch sẽ, sảng khoái hơn. Tuy nhiên, vệ sinh cơ thể không đúng cách ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, thậm chí dẫn tới đột quỵ.
Dưới đây là bài chia sẻ của cựu vận động viên, huấn luyện viên thể hình Nguyễn Thế Thanh Tùng (đại diện Hiệp hội khoa học thể thao quốc tế – ISSA tại Việt Nam) về cách tắm, vệ sinh cơ thể đúng cách sau khi tập luyện thể thao cùng Zing.vn:
Khi vận động tiêu tốn nhiều năng lượng, cơ thể tự làm mát bằng cách đẩy nước ra ngoài ( mồ hôi). Lúc này, cơ thể hao hụt năng lượng, cơ bắp mỏi nhừ và bị phá hủy theo dạng li ti. Sau khi tập, ta có xu hướng muốn tắm để cảm thấy sạch sẽ, sảng khoái hơn. Tuy nhiên, tắm không đúng cách ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, các mạch máu bị giãn ra, gây đau tim, đột quỵ.
Việc sử dụng nước nóng hay lạnh để tắm sau khi tập luyện là vấn đề gây nhiều tranh cãi. Một số ý khiến cho rằng tắm nước nóng để cơ thể không bị sốc nhiệt. Cũng có người giải thích tắm nước lạnh có tác dụng làm nguội cơ thể. Vậy lời khuyên nào là đúng?
Nếu bạn tắm ngay lập tức bằng nước quá nóng hoặc lạnh ngay sau khi tập luyện, các mạch máu của bạn có thể bị giãn ra, gây nguy cơ đột quỵ hay đau tim. Ảnh: Health.
Sau khi tập 10-15 phút bằng phương pháp Resistance Training (Kháng lực) để phát triển cơ bắp, chúng ta nên tắm bằng nước lạnh để làm giảm nguy cơ bị viêm cơ, khớp xương và gân do tổn thương trong quá trình tập. Nước lạnh làm chậm lượng máu lưu thông vào những vùng bị tổn thương, giảm nguy cơ chấn thương.
Sau 5 phút, ta có thể chuyển sang nước ấm dần để máu lưu thông tốt hơn, đẩy ra những chỗ bị viêm, tích tụ máu bầm trong cơ thể, cải thiện độ linh hoạt của xương khớp.
Tắm nước lạnh còn giúp giảm nồng độ acid uric (mức độ acid uric cao làm tăng nguy cơ bị gout hoặc sỏi thận), tăng glutathione – chất chống oxy hoá mạnh nhất của cơ thể, tránh các tác nhân gây hại.
Video đang HOT
Nếu bạn bị chấn thương nhẹ, hãy hỏi ý kiến bác sĩ hoặc tắm nước lạnh từ vài ngày cho đến một tuần rồi mới tắm nước nóng trở lại.
Trường hợp tập cường độ cao như Cardio, HIIT, Yoga, Body Pump, chúng ta nên tắm bằng nước ấm trước và sau khi tập 15-30 phút (khi đã ráo mồ hôi).
Lưu ý, bạn nên tắm theo trình tự từ chân lên phần thân, rồi đến phần đầu, tránh trường hợp bị sốc nhiệt.
Bạn cũng chỉ nên tắm trong 5-10 phút, không nên tắm lâu. Tắm lâu, đặc biệt với nước nóng có thể làm khô da, dẫn đến phát ban và ngứa.
Theo news.zing.vn
Nhiều chị em phát hoảng vì căn bệnh khó nói này thường "tìm đến" khi mưa gió kéo dài, chuyên gia chỉ ra hướng giải quyết
Mưa kéo dài khiến nhiều chị em phát sinh bệnh phụ khoa, viêm nhiễm vùng kín. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng sức khỏe mà còn dẫn đến nhiều bất lợi trong giao tiếp, công việc.
Viêm nhiễm vùng kín hoành hành vào tiết trời mưa gió kéo dài
Mấy ngày nay, Hà Nội luôn phải chìm đắm trong những cơn mưa dầm dai dẳng không ngớt. Tình trạng mưa liên tục không ngừng nghỉ gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của chúng ta. Trong đó, nhiều chị em phụ nữ lo lắng phải đối mặt với tình trạng viêm nhiễm vùng kín khi mưa kéo dài không có dấu hiệu ngừng nghỉ.
Vì sao mưa nhiều có thể dẫn đến viêm nhiễm vùng kín, đối với người đang mắc có thể khiến tình trạng trở nên nặng nề hơn? Theo BS sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung (Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp), tình trạng mưa nhiều kéo dài khiến quần áo của chúng ta luôn trong tình trạng không khô ráo, luôn có độ ẩm nhất định, không khô cong hoàn toàn. Cộng thêm việc vệ sinh cơ thể chưa đúng cách, chị em càng dễ mắc bệnh phụ khoa, trong đó thường gặp nhất chính là viêm nhiễm vùng kín.
Nhiều chị em phụ nữ lo lắng phải đối mặt với tình trạng viêm nhiễm vùng kín khi mưa kéo dài không có dấu hiệu ngừng nghỉ.
Theo BS Lê Thị Kim Dung, tình trạng mưa kéo dài tạo điều kiện cho nhiều loại virus, vi khuẩn tồn tại và phát triển. Vùng kín của chị em phụ nữ vốn là nơi ẩm ướt, cộng với điều kiện môi trường khó chịu, nếu không được vệ sinh cẩn thận, sạch sẽ thì nguy cơ viêm nhiễm vùng kín là điều khó tránh khỏi. Nền nhiệt độ thấp, ẩm ướt là điều kiện hoàn hảo nhất cho virus, vi khuẩn phát triển, không chỉ gây nên những căn bệnh cho vùng kín mà sức khỏe của mọi người hầu như đều bị sa sút, dễ phát sinh nhiều loại bệnh tật.
"Đặc biệt, trong điều kiện thời tiết mưa kéo dài, thói quen vệ sinh vùng kín, vệ sinh thân thể không đảm bảo thì nguy cơ bạn mắc bệnh viêm âm đạo càng khó tránh khỏi. Nhiều trường hợp là do mặc đồ chưa được phơi khô hoàn toàn, nhiều trường hợp là do lười thay quần áo mặc hàng ngày, không cứ gì quần áo lót", BS Dung cho hay.
Theo BS Lê Thị Kim Dung, tình trạng mưa kéo dài tạo điều kiện cho nhiều loại virus, vi khuẩn tồn tại và phát triển.
Theo chuyên gia, khi vi khuẩn, nấm ngứa thâm nhập, chúng sẽ khiến bạn cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu dẫn đến viêm âm đạo. Khi bệnh ngày càng nặng thêm thì chị em không những cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu ở vùng kín mà còn xuất hiện nhiều khí hư, bốc mùi, lâu ngày sẽ rất khó điều trị. Do đó, ngay khi xuất hiện những dấu hiệu ngứa ngáy vùng kín, chị em cần đi khám ngay để được chữa bệnh kịp thời.
Lưu ý không được bỏ qua khi vệ sinh vùng kín vào trời mưa kéo dài
Để giảm triệu chứng của bệnh cũng như phòng tránh nấm ngứa vùng kín, chị em nên duy trì thói quen thay đồ lót, rửa sạch vùng kín mỗi ngày bằng nước ấm, sạch. Sau khi rửa xong cần phải lau khô ráo trước khi mặc đồ lót vào người. Không sử dụng những loại dung dịch vệ sinh có tính sát trùng quá mạnh vì sẽ tiêu diệt cả những vi khuẩn có lợi ở vùng kín, dẫn đến viêm nhiễm nặng nề hơn. Không được sử dụng xà bông, xà phòng chà xát vào vùng kín. Thay vào đó, hãy sử dụng những loại dung dịch vệ sinh an toàn, được kiểm nghiệm và công nhận.
Để giảm triệu chứng của bệnh cũng như phòng tránh nấm ngứa vùng kín, chị em nên duy trì thói quen thay đồ lót, rửa sạch vùng kín mỗi ngày bằng nước ấm, sạch.
Nếu bạn đang trong kỳ "đèn đỏ" đúng giai đoạn mưa kéo dài này thì đặc biệt chú ý thay băng vệ sinh 3 giờ mỗi lần để tránh gây mùi khó chịu ở vùng kín. Không chọn băng vệ sinh có mùi thơm để phòng tránh hóa chất này làm mất cân bằng môi trường âm đạo, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển.
Mỗi lần đi vệ sinh xong cần lau khô vùng kín từ trước ra sau bằng giấy vệ sinh mềm, khô, không mùi. Không nên mặc đồ bó sát trong những ngày mưa kéo dài, nên chọn đồ thoáng mát, thoải mái, tránh lưu lại mồ hôi ở khu vực âm đạo vì điều này rất thuận lợi cho nguy cơ viêm nhiễm vùng kín vào thời tiết này.
Khi sử dụng đồ lót để mặc vào người, không được mặc đồ khi vẫn còn ẩm ướt. Khi phơi, chị em nên ưu tiên phơi đồ lót ở chỗ thoáng gió, không nên phơi trong những môi trường ẩm ướt, chật hẹp như buồng tắm, sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, nảy nở.
Không chỉ là quần áo lót, quần áo mặc bình thường những ngày mưa cũng cần chú ý khâu giặt, sấy, là, đảm bảo khô cong trước khi mặc vào người.
Không chỉ là quần áo lót, quần áo mặc bình thường những ngày mưa cũng cần chú ý khâu giặt, sấy, là, đảm bảo khô cong trước khi mặc vào người. Nếu có thể hãy sắm một chiếc máy sấy, hoặc máy giặt có chế độ này để sấy sau khi phơi. Là đồ trước khi mặc vừa giúp dáng quần áo đẹp hơn mà còn triệt tiêu tối đa độ ẩm còn giữ trên vải trong quá trình lưu trữ. Không nên hong quần áo bằng quạt vì sẽ chỉ khiến hơi nước ngưng tụ nhiều hơn. Là quần áo trước khi mặc sẽ giúp loại bỏ những vi khuẩn còn sót lại trên quần áo và giúp quần áo có mùi thơm hơn, sạch sẽ, mát mẻ hơn.
Theo Helino
Chị em lo đối phó với bệnh khó nói khi mưa nhiều Mùa hè nóng kèm mưa kéo dài khiến nhiều chị em khổ sở khi bị viêm nhiễm phụ khoa. Không ít trường hợp viêm nhiễm phụ khoa chỉ vì thời tiết đỏng đảnh. Viêm nhiễm vùng kín dễ xảy ra vào thời điểm mùa hè, mưa nhiều Theo BS sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung, Trung tâm y tế Thái Hà, Hà...