Nền kinh tế và thị trường lao động chật vật với đại dịch, các tỷ phú Mỹ vẫn kiếm được hơn 430 tỷ USD chỉ trong 2 tháng
Các tỷ phú này được hưởng lợi càng cho thấy đại dịch Covid-19 đã tạo điều kiện cho các công ty lớn nhất và các công ty tập trung phát triển lĩnh vực công nghệ như thế nào, ngay cả khi cả nền kinh tế và lực lượng lao động Mỹ đang chật vật với cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất trong lịch sử gần đây.
19-05-2020 Việc Jeff Bezos có thể trở thành tỷ phú nghìn tỷ USD vấp phải chỉ trích dữ dội,… 19-05-2020 Giáo sư MIT sắp trở thành tỷ phú nhờ đầu tư vào công ty có tiềm năng sản xuất… 17-05-2020 Virus SAS-CoV-2 ‘cắn thủng túi’ các tỷ phú Anh
Theo một báo cáo mới được công bố, các tỷ phú Mỹ đã chứng kiến khối tài sản tăng vọt lên 434 tỷ USD trong thời gian nước này thực hiện các biện pháp hạn chế nhằm ngăn chặn dịch Covid-19 từ giữa tháng 3 đến giữa tháng 5.
Theo báo cáo từ chiến dịch Americans for Tax Fairness (Người Mỹ vì sự công bằng thuế) và Viện nghiên cứu chính sách về Bất bình đẳng, khối tài sản của ông chủ Amazon – Jeff Bezos và CEO Facebook – Mark Zuckerberg ghi nhận đà tăng lớn nhất. Trong đó, tài sản của tỷ phú Bezos tăng 34,6 tỷ USD và Zuckerberg tăng 25 tỷ USD. Báo cáo này được thực hiện dựa trên dữ liệu Forbes theo dõi khối tài sản của hơn 600 tỷ phú từ ngày 18/3 (khi hầu hết các tiểu bang đang trong quá trình phong tỏa) đến ngày 19/5.
Video đang HOT
Các tỷ phú này được hưởng lợi càng cho thấy đại dịch Covid-19 đã tạo điều kiện cho các công ty lớn nhất và các công ty tập trung phát triển lĩnh vực công nghệ như thế nào, ngay cả khi cả nền kinh tế và lực lượng lao động Mỹ đang chật vật với cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất trong lịch sử gần đây.
Theo nội dung bản báo cáo, giá trị tài sản ròng của các tỷ phú Mỹ đã tăng 15% trong thời gian 2 tháng, lên tới 3.382 nghìn tỷ USD, tức mức 2.948 nghìn tỷ USD trước đó. Ghi nhận mức tăng lớn nhất là các tỷ phủ giàu nhất trong danh sách, trong đó có 5 người: Jeff Bezos, Bill Gates, Mark Zuckerberg, Warren Buffett và Larry Ellison. Các tỷ phú này đều chứng kiến tổng tài sản tăng thêm tổng cộng 76 tỷ USD.
Trong khi đó, Elon Musk là tỷ phú chứng kiến tỷ lệ tăng tính theo phần trăm lớn nhất trong thời gian này, khi giá trị tài sản ròng tăng 48% lên 36 tỷ USD. Tài sản của “ông chủ” Facebook xếp thứ 2, với mức tăng 46% lên 80 tỷ USD. Tỷ phú Bezos ghi nhận mức tăng 31% lên 147 tỷ USD, vợ cũ của ông – MacKenzie Bezos, cũng được hưởng lợi từ cổ phần đang nắm giữ trong Amazon, khi khối tài sản tăng thêm 1/3, lên tới 48 tỷ USD.
Do dòng thời gian thực hiện nghiên cứu diễn ra trong thời điểm thị trường rơi xuống đáy và hồi phục nhanh chóng, nên “bức tranh” đối với khối tài sản của các tỷ phú lại khá “tươi sáng”. Theo Bloomberg Billlionaires Index, trong năm nay, khối tài sản của tỷ phú Warren Buffett đã giảm 20 tỷ USD, trong khi Bill Gates mất 4,3 tỷ USD. Từ đầu năm đến nay, Jeff Bezos đã kiếm được 35,5 tỷ USD, còn Zuckerberg tăng 9 tỷ USD.
Dẫu vậy, không phải tỷ phú nào cũng may mắn chứng kiến khối tài sản của mình ngày càng tăng lên. Trong thời điểm đại dịch hoàn hành, có một số “kẻ thua cuộc”, đặc biệt là đối với các tỷ phú trong ngành kinh doanh du lịch, khách sạn hoặc bán lẻ. Nhóm này hiện vẫn chưa thấy cổ phiếu của doanh nghiệp họ hồi phục. Ví dụ, Ralph Lauren ghi nhận khối tài sản giảm 100 triệu USD, xuống 5,6 tỷ USD. Trong khi đó, John Pritzker mất 34 triệu USD, khối tài sản hiện chỉ còn 2,56 tỷ USD.
Bán ròng cổ phiếu và nắm giữ khối tiền mặt kỷ lục 137 tỷ USD, tỷ phú Warren Buffett vẫn quyết định không tiêu tiền
Trong nhiều năm, huyền thoại đầu tư Warren Buffett đều chờ đợi để cổ phiếu có mức giá hấp dẫn hơn. Tuy nhiên, khi thị trường lao dốc trong quý I, rõ ràng rằng ông không nhận thấy đà sụt giảm này là một cơ hội để mua vào.
Khi đại dịch Covid-19 bắt đầu kìm hãm đà tăng trưởng của Mỹ, vị chủ tịch của Berkshire Hathaway đang nắm giữ khối tiền mặt khổng lồ, lên đến mức kỷ lục là 137 tỷ USD tính đến cuối tháng 3. Công ty này cho biết con số trên thậm chí còn tăng cao hơn khi bán hơn 6 tỷ USD cổ phiếu vào tháng 4. Theo đó, thay vì mua ròng như mọi năm, Berkshire đã bán ròng cổ phiếu trong năm nay.
Khi thị trường lao dốc do ảnh hưởng từ dịch Covid-19, tỷ phú Warren Buffett vẫn rất "im hơi lặng tiếng". Động thái này hoàn toàn trái ngược với cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, khi Berkshire sử dụng khoản tiền mặt khổng lồ để mua cổ phiếu với mức giá hấp dẫn với khả năng sinh lời cao, cùng với đó là thực hiện những thương vụ thâu tóm để giải cứu các doanh nghiệp đang đứng trước bờ vực sụp đổ. Dù lợi nhuận từ hoạt động của tập đoàn này tăng lên trong quý I, thì Warren Buffett vẫn cảnh báo về những ảnh hưởng tiêu cực mà dịch bệnh gây ra.
Công ty cho biết hôm 2/5: "Do những nỗ lực nhằm kiềm chế đại dịch Covid-19 lây lan ở nửa cuối tháng 3 và kéo dài đến tháng 4, hầu hết các doanh nghiệp của chúng tôi đều bị ảnh hưởng tiêu cực, với mức độ từ tương đối nhỏ đến nghiêm trọng."
Dù cổ phiếu Berkshire ghi nhận mức giảm hàng quý lớn nhất trong hơn 1 thập kỷ, nhưng Berkshire đã cắt giảm quy mô mua lại cổ phiếu quỹ. 3 tháng đầu năm nay, Berkshire đã mua ròng 1,8 tỷ USD nhưng đã bán ra 6,5 tỷ USD trong tháng 4 vừa rồi, phần lớn là cổ phiếu của 4 hãng hàng không lớn ở Mỹ - Delta Air Lines Inc. , Southwest Airlines Co., American Airlines Group Inc. and United Airlines Holdings Inc., do lệnh hạn chế di chuyển gây ảnh hưởng nặng nề đến ngành này. Trong đó, Warren Buffett tiết lộ, Berkshire đã giảm tỷ lệ sở hữu của 2 hãng Delta Air Lines và Southwest Airlines xuống dưới 10%.
Tại đại hội cổ đông thường niên diễn ra mới đây, vị tỷ phú cho biết ngành hàng không về cơ bản đã thay đổi do tác động kinh tế mà đại dịch Covid-19 gây ra. Ông không chỉ trích các giám đốc điều hành của ngành, cho biết họ đã nỗ lực trong việc huy động vốn để vượt qua khủng hoảng.
Ở quý này, Berkshire đã mua 1,7 tỷ USD cổ phiếu quỹ trong khi chi tới 2,2 tỷ USD trong quý cuối cùng của năm 2019. Từ đầu năm đến nay, giá cổ phiếu hạng A của Berkshire đã giảm khoảng 19%, trong khi chỉ số tham chiếu S&P 500 chỉ giảm 12%.
Trong nhiều năm nay, tỷ phú Warren Buffett luôn tìm kiếm những khoản đầu tư có tiềm năng sinh lời cao, như các thương vụ mua lại và sáp nhập lớn. Tuy nhiên, cho đến hiện tại vẫn chưa có thương vụ nào thực sự khiến ông hài lòng vì mức giá "cao chót vót". Điều này đã khiến nhiều ý kiến nghi ngại về việc liệu ông còn có thể thực hiện những thương vụ "đi ngược với xu hướng thị trường" từng giúp Berkshire trở thành một trong những công ty có giá trị nhất thế giới hay không.
Hé lộ những 'bước đi' âm thầm của huyền thoại đầu tư Warren Buffett trong bối cảnh thị trường lao dốc vì Covid-19 Có thể Warren Buffett đang sử dụng chiến lược tương tự nhằm huy động tiền trong thị trường trái phiếu châu Âu gần đây. Berkshire đã huy động được 1 tỷ euro bằng việc bán trái phiếu 5 năm. Thị trường chứng khoán đã chứng kiến những cú rớt giá mạnh trong nhiều phiên gần đây, do ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19....