Nền kinh tế của DOTA 2: Workshop và Market
Cùng tìm hiểu Workshop và mô hình kinh doanh của Valve ở DOTA 2.
Có thể nói, khía cạnh kinh doanh của DOTA 2 và bản thân trò chơi này luôn gắn liền với nhau, từ trong game đến ngoài game. Đối với một người nắm vững các quy luật về kinh tế và xác suất, có thể dễ dàng nhận ra sự hữu dụng của nó khi chơi DOTA 2.
Trong game, điều này thể hiện ở việc sắp xếp các thành phần trong một team để bổ trợ cho nhau một cách tốt nhất, tối ưu hóa cách build skill hay cách farm, hay có thể hiểu rõ được phong trào Hand of Midas mà các pro team đang sử dụng, cũng có thể là sử dụng các kĩ năng thống kê để dự đoán những câu hỏi trong cuốn Compendium.
Còn ở ngoài game, chúng ta đang nói đến DOTA 2 Store, Workshop, và những khía cạnh nào của nền kinh tế DOTA 2 đã và đang tạo nên một thị trường trao đổi nhộn nhịp như vậy, cho cả những nghệ sĩ, người chơi, và cộng đồng e-sport.
Trước khi tìm hiểu sâu hơn về nền kinh tế tuyệt đẹp được thể hiện ở Workshop của Valve, chúng ta hãy cùng nhìn qua một cơ cấu thị trường khác mà Valve đã KHÔNG chọn. Một cơ cấu thị trường, hay được gọi là một dạng thị trường, bao gồm những yếu tố sau đây:
- Số lượng người bán
- Số lượng người mua
- Hành vi của người mua và người bán
- Những giới hạn để có thể mua hay bán.
Một cơ cấu thị trường mà Valve đã không chọn, cơ cấu được những hãng cạnh tranh với Valve chọn cho sản phẩm của họ, độc quyền. Nhưng đừng vội phê phán hai chữ “độc quyền” này, vì đây thường là cách mà những nhà phát triển game miễn phí kiếm lợi nhuận.
Khi thiết kế hệ thống trong game, những nhà phát triển các dòng game MOBA đã tích hợp một hệ thống kinh tế vi mô. Trong hệ thống kinh tế vi mô này, nhà phát triển đóng vai trò độc quyền: họ là người duy nhất bán các hàng hóa trong thị trường thu nhỏ này, và họ cấm những nhà cung cấp khác được phép xâm nhập nền kinh tế của họ, vì họ là người làm chủ duy nhất của nền kinh tế này.
Nền kinh tế vi mô trong bối cảnh độc quyền sẽ có đầy đủ những tính năng cùng chất lượng hợp lý để thu hút túi tiền của bạn, như:
- Hệ thống level.
- Hệ thống thay đổi hero và mua hero.
Video đang HOT
- Các item trang phục cho hero.
Cơ cấu thị trường của một công ty “đối thủ” của Valve.
Những hệ thống này ra đời chỉ để mục đích là kiếm tiền cho nhà phát triển. Những nhà độc quyền muốn tối đa hóa lợi nhuận, họ làm vậy bằng việc thao túng hoàn toàn số lượng và sản xuất với chất lượng thấp vừa đủ để khiến người chơi chịu bỏ tiền. Họ cũng tích hợp vào hệ thống metagame những thứ có thể được bán nhằm rót vào quỹ của họ. Người mua không thể hiện được sử ảnh hưởng của mình khi họ chỉ có thể mua những thứ họ được cho phép. Vậy, nếu không có sự cạnh tranh cần thiết trong một thị trường, chất lượng hàng hóa liệu có đi lên?
Trong nền kinh tế độc quyền, các công ty luôn cố gắng kiếm nhiều lợi nhuận nhất có thể, vừa đủ để không làm người chơi bỏ đi. Valve, tuy nhiên, đã đi theo một hướng khác. Valve không tích hợp hệ thống mua tướng, hay hệ thống metagame mà trong đó đồng tiền của bạn có sức ảnh hưởng. Những gì còn lại, đó là những món trang phục.
Rất có thể bạn sẽ nghĩ sự sở hữu của Valve trong nền kinh tế vi mô này cũng sẽ phần nào phản ánh sự độc quyền, Valve đã điều hành và điều khiển thị trường mà họ tạo ra. Workshop hoạt động như thế này:
- Các nghệ sĩ tạo ra các item.
- Cộng đồng người chơi sẽ đánh giá.
- Valve sẽ quyết định có đưa nó vào trong game hay không.
- Nếu có, những người tạo ra các item và Valve sẽ cùng kiếm tiền.
Nền kinh tế mà Valve đang có có thể được gọi là một nền kinh tế “cạnh tranh độc quyền”. Hãy đừng lo lắng về phần độc quyền. Trong khi Valve có những quy định để đưa các cosmetic item này vào thị trường của họ, đã có hàng trăm công ty (các nghệ sĩ) cạnh tranh với nhau nhằm tìm kiếm lượng người dùng, và sự cho phép của Valve. Điều này khiến cho hệ thống kinh tế của Valve là một vòng tròn khép kín hoàn hảo, rất nhiều người bán, rất nhiều người mua, và điều duy nhất ngăn cản bạn bán hàng đó là khả năng của bạn.
Các nghệ sĩ tạo ra item phải cạnh tranh với nhau, trước tiên là nhằm tìm kiếm sự ủng hộ của Valve, sau đó là sự ủng hộ của người dùng. Có thể, sẽ có nhiều món hàng cùng loại nhau, như cùng là một trang bị của một hero nào đó, nhưng chắc chắn, item có chất lượng cao hơn sẽ được chọn.
Cơ cấu thị trường của Valve.
Chính sự “chọn lọc tự nhiên” là điểm vượt trội của mô hình thị trường này: Những nghệ sĩ tăng chất lượng sản phẩm, cách trình bày, nhằm vượt qua những đối thủ khác và chiếm lấy cảm tình của cộng đồng trong khi chờ đợi Valve cho phép. Đây là thứ giúp Workshop luôn mới mẻ và người mua cũng như người bán, được hưởng lợi tốt nhất từ những sản phẩm của mình.
Theo VNE
Bản test DotA 6.79 đã được hé lộ cùng với 'trùm cuối' Tôn Ngộ Không
Hôm nay, bản test gần như hoàn chỉnh của DotA 6.79 đã được Icefrog đưa lên diễn đàn playdota.com.
Như vậy là Icefrog sẽ vẫn tiếp tục phát triển DotA chứ không bỏ rơi đàn anh của các tựa game ARTS như những gì mà nhiều người vẫn nghi ngờ khi 6.79 cập nhật cho DOTA 2. Hôm nay, bản test gần như hoàn chỉnh của DotA 6.79 đã được Icefrog đưa lên diễn đàn playdota.com để người chơi có thể chơi thử và phản hồi các lỗi. Các bạn có thể tải phiên bản mới tại đây.
Bên cạnh những thay đổi giống như của phiên bản cập nhật cho DOTA 2, changelog của DotA 6.79 còn có phần dành cho các hero chưa được đưa vào DOTA 2:
Phần changelog tiếng Việt các hero chưa ra mắt:
Earth Spirit
- Khoảng cách hất đá của Boulder Smash giảm từ 2400 xuống 2000.
- Boulder Smash có thể target xuống đất để hất đá ở gần đó trong khoảng 180 AOE.
Ember Spirit
- Fire Remnant khi di chuyển sẽ phá các cây nằm trên đường đi.
Legion Commander
- Tốc độ di chuyển tăng từ 310 lên 320.
- Sát thương cơ bản của Overwhelming Odds giảm từ 60/120/180/240 xuống 50/100/150/200.
- Overwhelming Odds bonus damage tăng từ 10 lên 14/16/18/20 cho mỗi kẻ địch trong phạm vi ảnh hưởng.
- Tầm cast của Duel tăng từ 100 lên 150.
- Thời gian tác dụng của Press the Attack tăng từ 4 lên 5.
(Các bạn có để ý changelog của Legion Commander khá dài và chú trọng vào cân bằng sức mạnh của hero? Có lẽ chúng ta sẽ sớm có nữ hero strength đầu tiên của DOTA 2 trong thời gian tới)
Oracle
- False Promise manacost tăng từ 100 lên 200.
- Tầm cast của False Promise giảm từ 1500 xuống 1000.
Phoenix
- Lượng máu bị mất khi sử dụng Sun Ray tăng từ 4% HP lên 6%.
Terrorblade
- Thời gian tác dụng của Metamorphosis tăng từ 40 lên 40/44/48/52.
Vẫn giữ nguyên truyền thống Secret Boss của các phiên bản DotA có số cuối là 9, Icefrog đang xây dựng phần nhiệm vụ bí mật cho người chơi. Cũng theo truyền thống này, đây cũng sẽ là hero mới của phiên bản 6.70. Khi vào game, để ý phía góc trái phía trên bản đồ, bạn sẽ thấy phần quest đang được xây dựng ở đây, điều đặc biệt là con boss mới này sẽ là một cái tên quen thuộc với văn hóa Á Đông: Sun Wukong (hay còn có tên tiếng Việt là Tôn Ngộ Không).
Theo VNE
Ảnh hưởng của phiên bản 6.79 lên DOTA 2 chuyên nghiệp Phiên bản 6.79 DOTA 2 đánh dấu sự lên ngôi của Crystal Maiden. Sau hơn một tuần từ khi 6.79 được cập nhật vào DOTA 2, với những changelog dài dằng dặc làm thay đổi rất nhiều thứ căn bản của DOTA 2. Joindota đã có một thống kê nhỏ để xem ảnh hưởng của phiên bản này qua tỷ lệ ban/pick và...