Nên hay không nên làm vợ, làm mẹ ở tuổi 16? -Kỳ II: Lời ru buồn trên vùng cao
Ở vùng cao, chuyện “bắt chồng”, “bắt vợ” đã trở thành phong tục và hủ tục này ăn sâu vào đời sống của người dân. Khi “phép vua thua lệ làng”, nhà nhà ép bé gái thành đàn bà và đó là lý do tại sao nạn tảo hôn vẫn “sống khỏe”…
Chờ đến 18 đôi mươi có mà ế!
Huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An, “nổi” vì hiện tượng tảo hôn. Ở xã Nậm Giải của huyện này, không ít cặp uyên ương nhí tổ chức đám cưới rình rang. Người dân cố “nhắm mắt đưa chân” đã đành, đằng này, cán bộ địa phương lại “bỏ qua” dù không ít đám, họ được mời dự ăn cưới. Học đến cấp II là nhiều bé gái tính chuyện lấy chồng; bởi, để đến 18, đôi mươi thì sợ ế. Lấy chồng tuổi 14-15 đã trở thành chuyện “thường ngày ở huyện” và các thầy cô ở đây đã quen với chuyện bị “cướp” học sinh.
Một trong số ấy là vợ chồng Lê Văn H, trú tại bản Mờ, xã Nậm Giải. Là người cùng bản, H và vợ sớm nên duyên khi cả hai bên gia đình tác thành. Cô dâu hơn 13 tuổi, họ tổ chức đám cưới và giờ có con 4 tháng tuổi. Tất nhiên, cưới chui nên đứa trẻ chưa được khai sinh. Được hỏi về tương lai của con mình, H nói, mọi sự người lớn lo liệu cả rồi, hai vợ chồng không phải bận tâm. Khi nào đủ tuổi thì đăng ký kết hôn rồi khắc có giấy khai sinh cho con. Vậy là, đứa trẻ còn phải chờ 4 năm nữa để được công nhận quyền công dân của mình. Như lời ông Nguyễn Văn Chung, Chủ tịch huyện Quế Phong, tục tảo hôn đã nhiễm vào tiềm thức của đồng bào dân tộc thiểu số nên không thể thay đổi nhận thức của họ trong một sớm, một chiều.
Huyện Kỳ Sơn cũng là cái tên được “xướng” lên khi người ta nhắc tới nạn tảo hôn. Tại những bản làng có đông đồng bào Mông sinh sống (Mường Lống, Mường Típ, Huồi Tụ, Nậm Cắn…), nữ sinh cấp II đã theo chồng bỏ cuộc “chơi”. Hầu hết, các em nói, chỉ thích học nhưng bị bố mẹ ép duyên. Lấy nước mắt van xin cũng không thay đổi được nếp nghĩ của người lớn. Thậm chí, khi không chịu lấy chồng, học sinh nữ còn bị đánh, bị đuổi khỏi nhà. Một cô giáo của Trường THCS Nậm Cắn, huyện Kỳ Sơn, cho hay, 3 năm qua, cô xót xa khi chứng kiến học sinh của mình bỏ lớp để làm vợ, làm mẹ. Gần đây nhất, em Vừ X C, Hờ Y K, lớp 7, đang học bỗng dưng xin nghỉ. Tưởng nhà có việc gì, hóa ra 2 em cưới nhau và người lớn dặn giấu cô giáo. Một tuần sau, cô giáo đến nhà vận động gia đình C cho 2 em đi học lại.
Theo một cán bộ tư pháp huyện Kỳ Sơn, mỗi năm ở các xã vùng núi của huyện có từ 3 – 5 cặp học sinh cưới nhau. Có đôi vợ chồng “teen” chưa tròn 12 tuổi; cưới rồi suốt ngày đánh, chửi nhau, thế là bỏ. Khi cưới lén lút nhưng khi “đường ai nấy đi” thì nhất quyết đòi UBND xã giải quyết. Tréo ngoe, nhiều cặp sinh nhưng loay hoay với đứa trẻ đỏ hỏn, thậm chí bỏ con lăn lóc dưới nền nhà để đi chơi. Hiện, chưa có con số đầy đủ về các cặp hôn nhân gia đình đang ở tuổi vị thành niên ở huyện Kỳ Sơn nhưng để hạn chế tình trạng tảo hôn, có xã đã dùng biện pháp mạnh là xử phạt hành chính các ông bố bà mẹ nếu ép con gái kết hôn sớm.
Một trẻ em bị “ép” sớm thành đàn bà, nhọc nhằn với đứa con thơ. Ảnh: TL
Thầy cố giữ trò…
Với nếp nghĩ, học rồi cũng chỉ để lên rẫy nên đa phần các bậc phụ huynh ở xã Pả Vi, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang, chỉ mong con mình nhận mặt chữ là cho nghỉ. Khi việc học đứt gánh thì như vòng tròn luẩn quẩn, các nữ sinh độc có việc lấy chồng, sinh con. “Chúng tôi không chỉ có dạy chữ, trang bị kiến thức cho các em, mà còn phải vượt rừng vào bản để “giành” học sinh” – một thầy giáo ở Pả Vi tâm sự. Cứ học đến lớp 6 là các em học sinh nữ xin nghỉ phép rồi ở nhà luôn. Thầy, cô đến tìm hiểu mới té ngửa, các trò này đã “yên bề gia thất”. Thầy giáo này trăn trở, mất trò đã tiếc còn tiếc hơn cho số phận những đứa trẻ được sinh ra từ những ông bố, bà mẹ “miệng còn hơi sữa”. Cứ thế, đời này qua đời khác sự thất học, không nghề nghiệp đeo bám khiến cuộc sống của bà con vùng cao không thể ngẩng đầu lên được. Để “giành” lấy học sinh, thầy giáo đã lặn lội tới nhà học sinh thuyết phục các em và phụ huynh. Nhưng dù họ có đồng ý quay lại với chuyện học hành thì khi vướng bận việc nhà, con cái thì chuyện đến trường chỉ còn trong mơ.
Một thầy giáo khác ở trường THCS huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi, chia sẻ, hơn 10 năm giảng dạy ở vùng đất này, thầy biết, các nữ sinh chỉ chăm chăm lấy chồng chứ ít tập trung đèn sách. Ngay tại lớp thầy chủ nhiệm, Nguyễn V V và Phạm T S là đôi bạn học, cũng là vợ chồng. Sau khi cưới chui, các em ở nhà lo làm nương và “phấn đấu” sinh con. Nhưng thầy giáo đã vận động các em cố học xong lớp 9, tốt nghiệp THCS để có cơ hội học nghề mà thay đổi cuộc đời. Nghe thầy phân tích, bố mẹ V “ưng cái bụng” nên để cho các con tiếp tục học hành. Những ví dụ như V, S chỉ đếm trên đầu ngón tay ở vùng núi Ba Tơ này.
Mắt tròn, mắt dẹt nghe giảng về Luật Hôn nhân&Gia đình
Kể về hành trình đưa Luật Hôn nhân & Gia đình tới bà con vùng sâu, vùng xa, giám đốc Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Quảng Ngãi Trần Thị Cẩm Tú không đếm xuể bao lần bà cùng đồng nghiệp băng rừng, vượt suối. Người phụ nữ này buồn vì chứng kiến những đứa trẻ còi cọc, chậm phát triển vì bố mẹ kết hôn mà chưa đủ tuổi.
Bà Tú nói, bà con vùng cao quen sống theo hủ tục, khi nghe cán bộ tuyên truyền giảng giải về độ tuổi kết hôn và những chế tài nếu vi phạm thì ai cũng mắt tròn, mắt dẹt. Lẽ ra, phải làm nghiêm, ngăn chặn tình trạng tảo hôn thì cán bộ UBND cấp xã lại phớt lờ, cả nể nên “tiếp tay” cho nạn tảo hôn. Vị giám đốc than, học sinh lấy chồng dưới 16 tuổi xảy ra như “cơm bữa”; như trường hợp vợ chồng Phạm V T, lớp 8 và Nguyễn Thị T, lớp 5 – cả hai đều trú tại huyện Ba Tơ. T giãi bày với bà Tú, một lần đi chơi, nhìn thấy T, T “ưng lắm” nên bảo bố mẹ nhờ “bà mối” thưa chuyện với nhà gái. Một tháng sau, hai họ làm đám cưới. Trở thành vợ chồng nhưng đôi trẻ không ở riêng luôn mà ăn nhờ, ở đậu để học làm nương rẫy, việc nhà; đến khi nào “đủ lông đủ cánh” mới tách ra.
Video đang HOT
Lý giải về tình trạng cưới chui của các đôi vợ chồng “teen”, ông Đinh Văn Oang, Chủ tịch UBND xã Ba Xa, huyện Ba Tơ, cho rằng, chẳng ai báo cáo chính quyền khi tổ chức đám cưới. Thôn, bản cách trụ sở UBND xã 5 – 10km đường rừng nên cán bộ không thể quán xuyến được. Nạn tảo hôn ở xã Ba Xa khiến cho cuộc sống của đồng bào nơi đây mãi luẩn quẩn trong đói nghèo; xã có tới hơn 70% hộ nghèo.
Theo thống kê của cơ quan chức năng tại 8 địa phương được chọn điểm khảo sát về tình trạng tảo hôn có 3.072 cặp tảo hôn; trong đó: Điện Biên 1.1.27 cặp; Gia Lai 974 cặp; Lào Cai 262 cặp: Kon Tum 232 cặp; An Giang 185 cặp; Đồng Tháp 179 cặp; Ninh Thuận 76 cặp; TP HCM 37 cặp.
Số cặp tảo hôn chiếm số lượng lớn là thuộc các dân tộc thiểu số (Điện Biên 99,9%), người dân tộc Kinh cũng chiếm tỷ lệ cao (TP HCM 94,5%; An Giang 60,5%, Đồng Tháp 100%).
Ngoài ra, ở tỉnh Sơn La, tảo hôn đã trở thành một tục lệ khó bề thay đổi. Do ở đây vẫn còn tồn tại tục cướp vợ. Ở tuổi 12, nhiều trẻ được gia đình tổ chức cướp vợ. Qua khảo sát của ngành tư pháp tỉnh Sơn La, có 47.665 trường hợp các cặp vợ chồng sống với nhau mà không đăng ký kết hôn; 101.036 trường hợp trẻ em ra đời đã lớn nhưng chưa được khai sinh.
Theo PLXH
Theo chân thiếu nữ vùng cao đi chợ tình
1h sáng, từng tốp cô gái 13-15 tuổi đi trên đường, theo sau là ánh mắt đa tình của các chàng trai, trong một vài hẻm tối, những đôi tình nhân đã tìm thấy nhau đang âu yếm hoặc giận dỗi.
Valentine đặc biệt của người dân tộc
Tôi đến Mộc Châu (Sơn La) khi đêm màn đã buông xuống, thị trấn vùng cao chìm trong mờ sương và se se lạnh. Khác với những đêm bình thường, đêm nay không gian nơi đây sáng bừng ánh điện để chào mừng lễ hội chợ tình duy nhất trong năm của người H'mông diễn ra vào rạng sáng 1-2/9.
Từ nhiều năm nay, chợ tình Mộc Châu là nơi hẹn hò, nơi tìm vợ, tìm chồng của các chàng trai, cô gái H'mông. Không chỉ vậy, theo nhiều người dân địa phương, chợ tình còn là thời gian mà những đôi vợ chồng "được phép ngoại tình", họ kể lại rằng, vào đêm đó, có những người phụ nữ địu con đi hẹn hò với người yêu cũ, cũng có các ông chồng lang thang giữa dòng người để chờ đợi mối tình đầu dang dở thưở xưa.
Đêm 31/8, rạng sáng 1/9, thanh thiếu niên vùng cao đã đổ về và vui chơi ở thị trấn Mộc Châu
Đêm trước của phiên chợ tình, tại trung tâm thị trấn Mộc Châu, lẫn vào những cô gái H'mông duyên dáng là trang phục của các dân tộc anh em khác như Thái, ... Thậm chí, có cả những người H'mông nhuộm tóc vàng, đeo kính đen rất sành điệu. "Đó là người H'mông của Thái, Lào đấy. Chợ tình Mộc Châu không chỉ là lễ hội của người Sơn La mà người H'mông trên khắp cả nước, từ Hà Tĩnh, Nghệ An, Lào Cai, Yên Bái hay Lào, Thái... cũng đổ về" - một người bản địa ở đây cho biết.
12h đêm 31/8, dưới ánh đèn đường mờ ảo, từng tốp thiếu nữ nắm tay nhau đi trên đường, mỗi bước chân đều phát ra tiếng lẻng xẻng từ đồ trang sức được đính trên áo, váy.
Họ nằm ngủ ở ngay vỉa hè hoặc các bậc thềm nhà
Đến khoảng 2-3h sáng, thị trấn dần dần chìm vào giấc ngủ, họ ngủ ở bất kỳ nơi nào, từ các bậc tam cấp ở sân vận động, trước thềm nhà, bên sạp quần áo hay có thể là cạnh một thân cây nào đó. Tất cả như đang nín thở để chờ đợi một ngày mới.
Và ngày hôm sau, sự dịu dàng trong tình yêu của người H'mông tỏa ra trên mọi nẻo đường. Có lẽ vào ngày Valentine của người dưới xuôi không thể mang lại một điều lãng mạn bay bổng của tình yêu như nơi đây.
Trên con đường tấp nập người qua lại, ánh nắng rực rỡ nhảy múa trên từng chiếc váy hồng, tím, đỏ..., rất dễ dàng bắt gặp những đôi tình nhân tay trong tay đi trên đường với gương mặt sáng ngời hạnh phúc. Ánh mắt họ dường như chỉ nhìn thấy nhau, chỉ để trao nhau, xung quanh, mọi thứ chỉ là một thứ hư ảo.
Các chàng trai sẽ bám sát "đối tượng" của mình ở mọi lúc mọi nơi.
"Không tặng quà đâu, chỉ cần đi chơi với nhau là vui rồi" - một thiếu nữ 15 tuổi nói khi được hỏi những ngày nay họ có tặng quà đặc biệt gì cho người mình yêu hay không.
Đứng bên vỉa hè để chờ chồng đang mua kem, cô gái có tên Vàng Thị Xia cho biết cô và chồng đến với chợ tình Mộc Châu không phải để hẹn hò với người yêu cũ mà để vui chơi.
Đêm nay, chồng cô sẽ ở bên cô, cùng ăn thắng cố, cùng đi dạo, cùng mua một vài món đồ. "Ngày hôm nay thì yêu nhau hơn, chồng mình cứ hỏi mình có vui không suốt" - Vàng Thị Xia nói trong ánh mắt lấp lánh niềm vui.
Chợ tình không chỉ là ngày hội của những người chưa kết hôn mà còn là khoảng thời gian lãng mạn của các cặp vợ chồng người H"mông
Đêm không ngủ của những người đang yêu
Đêm 1/9, rạng sáng ngày 2/9, khi các chương trình ca nhạc và màn bắn pháo hoa chào mừng Tết độc lập đã kết thúc, dòng người đổ về các trục đường chính trên thị trấn. Chợ tình lúc này diễn ra ở bất kỳ đầu trên thị trấn, trên đường, dưới mái hiên nhà, trong ngõ bé, dưới gốc cây...
Trời càng gần về sáng, những người buôn bán bắt đầu mệt mỏi và nằm ngủ lăn lóc bên vệ đường, một số thiếu nữ ngồi ngủ gục bên nhau. Sự náo nhiệt nhường chỗ cho sự lãng mạn dịu dàng. Các thiếu nữ lại tiếp tục đi bên nhau, môi hồng chum chím, nụ cười duyên, đứng bên cạnh hoặc đi theo sau họ là những chàng trai mới lớn.
Đêm 1/9, rạng sáng 2/9 là thời gian chính của chợ tình Mộc Châu
Những cô thiếu nữ đi trong đêm với tiếng lẻng xẻng của trang sức và bước chân hồi hộp của các chàng trai ở sau.
2h30 sáng, một tốp 7 chàng trai, cô gái đứng khuất trong ngõ, chứng kiến cảnh dung dằng giận hờn của một đôi. Trong lúc đó, trong những ngõ nhỏ, lẩn quất với bóng tối chập chờn là từng đôi đang âu yếm nhau. Trên đường, những cái nắm tay nhau đã nhiều hơn, những dáng người đã sát bên nhau lâu hơn.
Ngay bên ngoài ngõ, ngồi bên nhau trên bậc tam cấp của một ngôi nhà, một chàng trai thổi khèn, ánh mắt đắm đuối nhìn cô gái. Đôi ba người dừng lại nhìn họ với ánh mắt ngưỡng mộ, và rồi tất cả tản ra, bởi dù diễn ra ở nơi đông người, nhưng người H'mông rất tôn trọng thế giới riêng tư của những người yêu nhau tại chợ tình.
&'Vợ chồng đấy, không phải người yêu cũ đâu, vợ chồng thì ngồi gần nhau, còn gặp người yêu cũ thì ngồi xa hơn'- một cô gái đã có chồng người H'mông nhận xét.
Cách đó một quãng, bên cạnh chợ thị trấn Mộc Châu, Trắng Á Vửa, 15 tuổi, chàng trai có gương mặt đen nhẻm nhưng đôi mắt sắc sảo cho biết nhà ở cách thị trấn Mộc Châu 15km, Vửa đi xe máy xuống từ chiều 31 và đi chơi đến tận tối 1/9. Lúc này, Vửa vừa nhận được tin nhắn của người yêu: &'Mình có người yêu rồi, mình hẹn nó đêm nay sẽ gặp nhau ở đây. Người yêu mình 15 tuổi, bọn mình yêu 1 năm rồi'- Vửa cho biết.
Theo sau tốp trai bản của Vửa là cậu bé Thò A Chứ mới 14 tuổi, Chứ đi cùng với 4 bạn khác, trong đó có 3 bạn đã tìm thấy người yêu, còn Chứ vẫn chưa. Cậu bé cho biết đây là lần đầu tiên em tự đi chợ tình với bạn, trời thì đã gần sáng rồi mà Chứ vẫn chưa dám ngỏ lời với một cô gái nào vì em rất nhút nhát.
Một trong những đôi tìm được tình yêu tại chợ tình
Trong cái lạnh của sương đêm, tôi hỏi một cô gái đang đứng bên lề đường: "Em tìm được người yêu chưa", cô gái e ấp trả lời "chưa", lúc đó, một cậu nhóc đứng bên cạnh nháy mắt: "Người yêu ở đây rồi, cần gì tìm nữa", cô gái quay lại &'lừ mắt' khiến anh chàng im bặt.
&'Em tên gì', tôi hỏi tiếp nhưng cô gái cười &'Không có tên', cậu nhóc phía sau lại láu lỉnh: &'Bố mẹ sinh ra ai mà không có tên, nói tên cho chị ấy đi'...Đến đó, tôi đi tiếp, để lại đằng sau tiếng thỏ thẻ của anh chàng bé nhỏ đang cố gắng làm quen với cô gái có má lùm đồng tiền xinh xinh.
Mong được chứng kiến một chợ tình mộc mạc hơn Phiên chợ tình vùng cao thu hút hàng vạn khách du lịch trong và ngoài nước, tuy nhiên, một số người khi đến đây đã có sự hụt hẫng vì chợ tình không thể hiện rõ nét &'nguyên thủy' của nó. Ngày xưa, tại chợ tình, những chàng trai sẽ &'bắt vợ' hoặc tìm người yêu bằng thể hiện tài năng của mình như thổi khèn, hát... Ngày xưa, những người đàn ông, đàn bà có gia đình, xuống chợ tình nằm sương chịu gió để mong mỏi gặp lại người yêu cũ. Trong đêm tối, người ta sẽ có thể nghe tiếng thảng thốt của những người xa nhau lâu ngày gặp lại. Sau này, những chàng trai khôn hơn, họ thu âm những bài hát, tiếng khèn của mình vào băng Cassett, sau đó đi chợ tình chỉ việc mở ra cho các cô gái nghe. Và mấy năm gần đây thì chiếc điện thoại di động được đưa ra để những cô nàng xem một bài hát hoặc tiếng khèn. Người ta cũng đến chợ tình nhiều hơn vì mục đích vui chơi, mua bán trong khi ý niệm đi tìm một người yêu cũ cũng không còn nhiều.
Thủy Nguyên
Theo Bưu Điện Việt Nam
Giật mình sĩ tử đi thi để... hẹn hò Sau buổi làm thủ tục thi, người mẹ chờ mãi nhưng chẳng thấy bóng dáng con gái đâu. Sáng hôm sau bà lặng người khi thấy cô trở về trên xe một chàng trai lạ, thay vội quần áo để đi thi... Sĩ tử mê hẹn hò, bỏ rơi bố mẹ Hai mẹ con họ quê ở Vĩnh Long lên TP.HCM thi. Nhanh...