Nên hay không nên làm vợ, làm mẹ ở tuổi 16?- Kỳ I: Cưới “chạy”… bầu
Đang ngồi trên ghế nhà trường nhưng những cô bé mới dậy thì đã “dính” bầu để rồi bất đắc dĩ trở thành mẹ. Được hỏi, các em hồn nhiên đáp, chỉ lơ mơ về kiến thức sinh sản.
LTS: Nên hay không nên đồng ý để các cô gái làm vợ, làm mẹ ở tuổi 16 đang là câu chuyện đang được mọi người quan tâm, đặc biệt là ở các vùng sâu, vùng xa. Có người nói, nên vì các cháu sớm “phổng phao” và giờ bọn trẻ “khôn” lắm. Nhưng một số chuyên gia đưa ra rất nhiều lý do, thẳng thừng nói, không nên. Từ số báo này, báo PL&XH có loạt bài phản ánh những góc nhìn đa chiều xung quanh vấn đề “hót” này…
Mẹ tuổi “teen”, có thai 4 tháng không hay biết!
16 tuổi, cái tuổi chỉ thích bông đùa với chúng bạn thì Nguyễn Hồng M, trú tại huyện Thanh Oai, Hà Nội, “dính” bầu. Cô bé không hay biết được sự thay đổi trong cơ thể mình. Chỉ có mẹ là nhận ra mầm sống đang mỗi ngày lớn lên trong M. Đưa con gái đi “giải quyết” nhưng đã quá muộn. Hơn 4 tháng, thai nhi to nên không thể phá và điều này khiến chị Trần Thị H lo sốt vó. Truy hỏi về “tác giả” của cái thai, chị H chết lặng khi hay, đó là anh chàng hàng xóm, hơn M vài tuổi. Giờ có chì chiết, mắng mỏ con thì đã quá muộn, chị H ngậm đắng nuốt cay dẫn con sang nhà hàng xóm “bắt vạ”. Cũng may là Nguyễn Anh T không chối trách nhiệm. Sau phút bàng hoàng, bố mẹ của T nhận trách nhiệm. Hai họ đành cưới chui vì cô dâu, chú rể chưa đủ tuổi kết hôn. Người ta lên xe hoa tưng bừng, con gái mình về nhà chồng chỉ làm vài mâm cơm báo tổ tiên, họ hàng, chị T thêm tủi thân và thương con.
Mang bầu, lại sớm trở thành vợ, M lỡ dở học hành. Con dâu không nghề ngỗng, cứ nhong nhóng ở nhà, chị Nguyễn Thu L, mẹ của T “ngứa mắt” nhưng nhịn. Bà mẹ chồng này không thể ngậm bồ hòn làm ngọt khi M cứ nhí nhảnh, vô tư mãi. Việc nhà, M dồn hết cho mẹ chồng. Rước con dâu, chị L còn vất hơn khi phải tẩm bổ cho đứa cháu nội. Một ngày, bà mẹ chồng này tất tả với núi việc từ chợ búa, nấu nướng tới dọn dẹp, giặt giũ. M chẳng động tay đến việc gì, đến bữa còn để chồng hò đến rát họng mới lững thững vác bụng ra bàn ăn. “Dạy vợ từ lúc bơ vơ mới về”, được mẹ góp ý, T thủ thỉ với M. Nhưng mỗi lần như thế là M lại nước mắt ngắn dài; còn giận lây sang cả mẹ chồng. Sợ con dâu dỗi, bỏ bữa lại ảnh hưởng đến cháu, chị L lại nhịn. M “cai” làm việc nhà vì sợ ảnh hưởng đến cái bầu nhưng khi bạn rủ đi chơi thì cô bé dùng đủ chiêu để qua mặt mẹ chồng. Chị L nói, con dâu bây giờ là “dâu Tây”. Mẹ chồng gì mà chỉ sợ nàng dâu phật ý, giở thói nhõng nhẽo thì mang tiếng với thông gia.
Một người mẹ tuổi “teen” loay hoay với đứa trẻ mới lọt lòng. Ảnh: TL
Là con của… ông bà
Video đang HOT
Rơi vào tình cảnh éo le tương tự là Nguyễn Thu T, 15 tuổi, trú tại quận Hà Đông, Hà Nội. T rơi vào cái “rọ” gia đình quá sớm. T hay la cà “lướt nét” nên hiểu kha khá về chuyện “chồng vợ”. Lắm kinh nghiệm nhưng T vẫn “dính” bầu vì cô bé “dễ dãi” hết lần này đến lần khác. Biết con gái thích sành điệu, ham vui và có nhiều bạn trai, bố mẹ T khuyên; thậm chí dùng biện pháp mạnh để “dằn mặt” nhưng T vẫn thoát được “vòng vây” của bố mẹ.
Lần đầu tiên con gái tỏ ra lấm lét và cầu cứu bố mẹ “giải cứu” thì vợ chồng chị Lê Hồng A ngã ngửa. Cậu bạn trai đã dẫn người yêu đi phá thai nhưng bác sĩ nói, “làm” nữa thì sức khỏe của T sẽ ảnh hưởng, cô bé không còn khả năng làm mẹ. Lễ cưới của T diễn ra nhanh gọn vào ngày hè nắng chang chang. Hai họ tính, khi nào T đủ tuổi thì sẽ đăng ký kết hôn.
“Con đầu, cháu sớm”, T về nhà chồng được cả gia đình chiều chuộng, nâng niu. Mẹ chồng không khiến con dâu phải làm gì, chỉ cần ăn cật lực, nghỉ ngơi thật thoải mái. Cuộc sống như “thiên đường”, T hài lòng lắm. Bảy tháng sau, T sinh một bé gái xinh xắn. Cả nhà vui lây vì mẹ khỏe, con khỏe. Nhìn con gái như búp bê, T cũng thích lắm nhưng bà mẹ tuổi “teen” phát mệt vì suốt ngày phải ru rú trong phòng, kiêng khem đủ thứ. Chăm sóc con mỗi ngày, T nổi cáu vì “nó” hết ăn, ngủ, khóc rồi lại “bĩnh” ra đấy. Cô bé tâm sự, điều ấm ức nhất là chỉ muốn ra ngoài đi chơi mà không trốn được mẹ chồng và con. Mỗi ngày qua đi, T lại thêm stress. Hễ con bé khóc hay vệ sinh là bà mẹ này quát tháo còn dọa quẳng ra ngoài đường. Con dâu còn dại, mẹ chồng T ra sức chăm bẵm cho đứa trẻ nhưng bệnh “hét toáng” của T vẫn không thuyên giảm.
Từ ngày “khai hoa nở nhụy”, cuộc sống vợ chồng của T ngột ngạt. Người chồng bấy lâu yêu chiều cũng không thể chịu được tính đỏng đảnh, “sáng nắng, chiều mưa” của người vợ tuổi “teen”. Anh chồng phát hoảng khi đêm đêm T đánh giấc khì khì, lăn lộn khắp giường, suýt đè vào cả con. Khi đứa trẻ chưa đầy 3 tháng, T dỗi nhà chồng, xách quần áo về nhà mẹ đẻ và giao con lại cho mẹ chồng…
Theo
Giật mình sĩ tử đi thi để... hẹn hò
Sau buổi làm thủ tục thi, người mẹ chờ mãi nhưng chẳng thấy bóng dáng con gái đâu. Sáng hôm sau bà lặng người khi thấy cô trở về trên xe một chàng trai lạ, thay vội quần áo để đi thi...
Sĩ tử mê hẹn hò, bỏ rơi bố mẹ
Hai mẹ con họ quê ở Vĩnh Long lên TP.HCM thi. Nhanh chân có được chỗ trọ trong KTX của trường nên việc đi lại rất thuận tiện. Chỗ trọ sát địa điểm thi nhưng trong buổi con làm thủ tục, bà vẫn đứng trước cổng trường chờ con. Hết giờ, các thí sinh cùng phụ huynh khác lần lượt ra về. Bà chờ mãi, chờ đến những người cuối cùng rời khỏi trường thi vẫn không thấy bóng dáng con đâu.
Phụ huynh ngóng con ngoài cổng trường thi (Ảnh minh họa).
Nghĩ con đã về chỗ trọ, bà vội vàng trở về. Cô con gái vẫn không có mặt ở đây. Bà cuống cuồng, lo lắng, hỏi thăm mọi người rồi chỉ khi bình tâm lại chút ít bà mới nhớ ra việc cần điện cho con.
"Nó bốc máy nói rằng đến ở nhà bạn rồi cúp luôn. Tôi gọi lại hỏi han thêm thì máy không liên lạc được nữa". Cả đêm hôm đó, nghe nhiều động viên của mọi người, bà vẫn không tài chợp mắt nổi khi hình dung ra đủ điều không hay có thể đến với con gái.
Sáng sớm hôm sau, khi cổng KTX vừa mở cửa, việc đầu tiên của bà là xuống cổng chờ con. Người mẹ lặng người khi con trở về trên xe một thanh niên lạ mặt, cháu không hỏi mẹ một lời chỉ vội vã lên thay quần áo để kịp giờ thi. Sợ tra khảo lúc đó con ảnh hưởng tâm lý nên bà đành im lặng. Xong ngày thi đầu tiên, cô con gái lại thản nhiên gọi "người tình" quen trên mạng từ lâu mà giờ có dịp gặp mặt đến đón bất chấp lời cầu khẩn của người mẹ.
Như muốn tránh nghĩ đến những chuyện không hay có thể xảy ra khi con mình đi qua đêm với người lạ, bà tự nói với mình: "Trách gì hôm ở nhà nó nhất quyết không chịu cho bố mẹ đưa lên thành phố thi. Nó quen nhiều bạn trên mạng lắm".
Trường hợp của chú T, có con thi vào một trường ĐH ở TPHCM xót xa không kém. Ngọc, cô con gái của chú đi luyện thi ở thành phố cả tháng nay, đến ngày thi chú vẫn cố thu xếp lên để động viên con. Tưởng rằng sẽ đến ở cùng chỗ con trọ cho tiện nhưng cô con gái không chịu, chú phải lủi thủi thuê trọ một mình. Muốn gặp con thì trước các buổi thi chú T phải đến trước cổng trường đứng chờ.
Thông qua một người bạn của con, chú T mới biết con mình từ khi lên ôn thi đã đến ở trọ cùng người bạn trai cùng quê, đang là sinh viên trên này. Người cha lẳng lặng, nghẹn ngào đành khăn gói đồ đạc về trước vì chú sợ mình ở lại, nóng giận lên sẽ không bình tĩnh được nữa.
Hiểm họ khó lường
Không ít sĩ tử lên thành phố dự thi cũng là dịp tranh thủ để gặp gỡ trực tiếp những người mình quen qua chát, qua mạng xã hội từ trước. Việc tìm cách liên lạc, gặp gỡ bạn bè trong dịp này của sĩ tử không hề hiếm.
Nguyễn Anh Tuấn, thi vào trường ĐH Công nghiệp TPHCM cho biết, cậu có rất nhiều người bạn cả nam lẫn nữ quen qua mạng đang sống ở thành phố. Biết cậu đi thi, có người hẹn gặp mặt, hứa giúp đỡ này nọ. "Tuy nhiên, mình lên thi có 3 ngày lại đi cùng bố nên mình từ chối, hẹn các bạn ấy vào dịp khác. Sau này thi đỗ gặp cho thảnh thơi", Tuấn nói.
Nhưng không phải ai cũng suy nghĩ được như Tuấn. Tuấn kể, cậu bạn học cùng với mình lên thi xách theo một lịch gặp gỡ dày đặc với các bạn gái quen qua chát. Gặp cô nào xong cũng gọi điện khoe rối rít là đang đi đây đi đó.
Không ít sĩ tử tranh thủ lên thành phố thi để gặp gỡ những người bạn chưa từng biết mặt (Ảnh minh họa).
Tuấn cho hay: "Cuối cùng cậu ta chỉ thi mỗi môn đầu tiên rồi bỏ luôn vì ham hẹn hò quá. Chưa kể, cậu ta còn gọi điện về nhà xin thêm tiền vì mấy triệu bố mẹ cho mang lên thành phố đã sạch bách. Thi xong mọi người về, anh chàng vẫn tiếp tục ở lại, nghe đâu "kết" nhỏ nào đó từ Ninh Thuận cũng vào đây đi thi mất rồi".
Đợt thi vừa rồi, một nữ sinh ở Nam Định lên Hà Nội thi được một anh bạn quen qua chat rủ về chỗ trọ mình nghỉ ngơi. Kết quả, cô gái không những bị hãm hại cướp đi đời con gái mà còn bị "anh bạn tốt bụng" này "cuỗm" hai 2 triệu đồng hành trang đi thi. Kẻ "lừa tình cướp tiền" nhanh chóng bị bắt nhưng hậu quả nữ sinh phải gánh cũng không vì thế mà vơi bớt.
Việc sĩ tử lên thành phố ham hố gặp những người bạn quen chứ chưa từng gặp mặt chứa rất nhiều nguy cơ tiềm ẩn mà với sự cả tin, chủ quan, họ không lường hết được. Nhất là việc sĩ tử đặt niềm tin vào những người bạn quen qua mạng sẵn sàng nhận sự "giúp đỡ" nhiệt tình của người lạ có thể phải gánh hậu quả đau lòng khi thiếu kỹ năng cảnh giác, bảo vệ cần thiết cho mình.
Theo Dân Trí
Mốt "khoe hàng" Trào lưu "khoe thân không phân vân" của 8X, 9X lại bùng nổ. Cả rừng "khán giả" sẵn sàng xem - ngẫm - luận rồi... "ném đá" tập thể. Thích là khoe Chỉ cần dành chút thời gian dạo quanh Facebook, dễ dàng tìm thấy hàng loạt bức ảnh từ nửa kín nửa hở cho đến khoe "nguyên con" của các facebooker (người...