Nên giảm tiếp lãi suất để kích cầu nội địa
TS. Trần Du Lịch, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia cho rằng, tác động của Covid-19 chưa lường trước được bởi diễn biến còn phức tạp trên thế giới.
Vì thế, cần kích cầu nội địa bằng nhiều giải pháp cụ thể, trong đó có việc giảm lãi suất.
Nhận định của ông về tác động của Covid-19 đối với nền kinh tế và các gói hỗ trợ, kích cầu của Việt Nam đã phát huy tác dụng ra sao?
TS. Trần Du Lịch: Như chúng ta đã thấy, tác động của Covid-19 đến đời sống, kinh tế – xã hội rất nặng nề. Việt Nam đã kiểm soát được dịch, nhưng nhiều quốc gia trên thế giới vẫn đang phải đối mặt. Tác động và hậu quả của Covid-19 đến nay vẫn chưa lường được.
Nhiều dự báo cho rằng, kinh tế thế giới năm nay tăng trưởng âm, nhưng hậu quả của dịch bệnh gây ra còn kéo dài, vì chưa kiểm soát được dịch. Vì thế, khó khăn đối với chúng ta cũng chưa thể cải thiện khi quốc tế còn chống dịch.
Khi Covid-19 diễn ra, Chính phủ đã sớm triển khai các giải pháp cũng như đưa ra các gói kích cầu. Tuy nhiên, theo tôi, việc triển khai các gói hỗ trợ còn chậm, nên cần đẩy mạnh hơn. Đồng thời, các gói chính sách phải mang tính dài hạn, bởi có dự báo cho rằng, một số ngành, lĩnh vực, nhất là ngành sử dụng nhiều lao động, phải sang quý III/2020 mới bị ảnh hưởng nặng nề, do đứt gãy các hợp đồng, nhất là xuất khẩu. Vì vậy, tôi cho rằng, cần có giải pháp trung, dài hạn sang đến năm sau hoặc lâu hơn, kể cả với chính sách tài khóa và chính sách tài chính.
Video đang HOT
Dư địa chính sách tài chính, tài khóa của Việt Nam được cho là còn lớn. Theo ông, có nên nới thêm để kích thích tổng cầu, tạo động lực cho tăng trưởng?
Xuất khẩu đang gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi Covid-19, nên chúng ta phải làm sao để kích cầu nội địa, tận dụng cơ hội. Còn với đầu tư công, cần tăng giải ngân, tức cần tăng dư nợ đầu tư công, nhưng phải kiểm soát được. Điều hành chủ động, linh hoạt hơn nữa các công cụ chính sách tài khóa, tiền tệ để đạt các mục tiêu: kích thích tổng cầu, thúc đẩy tăng trưởng, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất…
Thời gian qua, ngành ngân hàng đã sớm vào cuộc hỗ trợ doanh nghiệp cũng như khách hàng cá nhân bị ảnh hưởng dịch. Đồng thời, các ngân hàng cũng đưa ra nhiều gói kích cầu tín dụng. Tuy nhiên, tăng trưởng tín dụng của ngành ngân hàng 6 tháng đầu năm mới đạt 3,26% – mức tương đối thấp. Vì vậy, theo tôi, cần xem xét để giảm thêm lãi suất huy động, giảm tiếp lãi suất đầu ra cho một số phân khúc khách hàng để kích cầu tín dụng và tiêu dùng trong nước.
Tín dụng tăng thấp trong bối cảnh hiện nay được cho là do nền kinh tế khó hấp thụ vốn. Liệu việc đẩy mạnh tín dụng có tác động lên lạm phát, nợ xấu trong năm nay không, thưa ông?
Trong bối cảnh hiện nay, do ảnh hưởng của Covid-19, các doanh nghiệp chưa có nhu cầu vốn vay. Tuy nhiên, chúng ta cũng nên xem xét để giảm thêm lãi suất cho vay để kích cầu tín dụng. Trong đó, với khối khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa, cần có một chính sách tín dụng lãi suất thấp hơn để hỗ trợ khối doanh nghiệp này; kích thích tăng trưởng tín dụng tiêu dùng để kích cầu tiêu dùng ở mức hợp lý.
Còn vối đối lạm phát trong năm nay, với diễn biến thị trường đang được kiểm soát ở mức 3 – 3,5%, nên cũng không quá lo. Mục tiêu kiểm soát lạm phát năm nay khoảng 4%, vì thế, việc giảm lãi suất, đẩy mạnh tín dụng trong bối cảnh hiện nay cũng là vấn đề xem xét.
Tín dụng năm 2020 được đánh giá khó tăng cao, song nợ xấu được cảnh báo gia tăng do tác động của Covid-19. Tuy nhiên, trong bối cảnh thị trường có dịch bệnh, thì nợ xấu tăng là điều khó tránh, nhưng chúng ta cũng phải chấp nhận ở một mức phù hợp, chứ không thể quay lại bài toán nợ xấu cao như thời điểm trước đây.
Kiến nghị của ông về các giải pháp nhằm kích cầu tiêu dùng nội địa hiện nay?
Đề nghị của các thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia hiện nay là ưu tiên kiểm soát Covid-19, nên chưa mở du lịch quốc tế.
Với du lịch nội địa, để kích cầu, chúng ta cần quan tâm đến các công ty vận tải, hàng không. Hiện hàng không đã mở lại đường bay nội địa, song chủ yếu là các chuyến bay giá rẻ, nên chưa hẳn đủ bù chi phí. Kích cầu nội địa cũng nên hướng vào kích cầu du lịch, bán lẻ, tín dụng tiêu dùng. Đồng thời, ngành ngân hàng cần tiếp tục hạ lãi suất cho vay.
Cần có giải pháp dài hạn để tháo gỡ về thể chế, đột phá để kích cầu nội địa, kích cầu kinh tế, tức phải có sự tháo gỡ cụ thể, tạo môi trường đầu tư thông thoáng để nắm bắt cơ hội, trong đó có cả thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Theo ông, kịch bản tăng trưởng kinh tế năm nay ở mức nào là có cơ sở?
Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia đã thống nhất kịch bản tăng trưởng 3 – 4% trong năm nay, tùy thuộc vào tình hình tháo gỡ khó khăn, chi tiêu nội địa, nhưng ưu tiên vẫn là kiểm soát dịch bệnh. Kiểm soát lạm phát dưới 4%. Năm 2020 và đầu 2021, tăng trưởng tín dụng trên 10%, chủ trương tăng thêm bội chi ngân sách, nợ công khoảng 3 – 4 % GDP để có thêm nguồn lực để hỗ trợ doanh nghiệp.
Vietnam Airlines kích cầu bay nội địa với chương trình đồng giá 99.000 đồng
Trước tình hình Covid-19 được kiểm soát tốt tại Việt Nam và đáp ứng nhu cầu đi lại của hành khách sau khi nới lỏng giãn cách xã hội.
Vietnam Airlines thông báo triển khai chương trình bay đồng giá 99.000 đồng/chiều (đã bao gồm thuế, phí là 579.000 đồng/chiều) cho tất cả hành trình nội địa.
Chương trình chỉ áp dụng cho vé mua trên website hoặc ứng dụng di động Vietnam Airlines từ ngày 24-4 đến 30-4-2020, có hành trình trong giai đoạn từ ngày 6-9-2020 đến 21-2-2021. Vé có các điều kiện kèm theo về hoàn vé, đổi vé và thời gian khởi hành.
Trước đó, ngày 23-4, Vietnam Airlines Group (gồm Vietnam Airlines, Jetstar Pacific, VASCO) đã thông báo tăng cường bay nội địa. Trong đó, giai đoạn từ ngày 25 đến 30-4-2020, Vietnam Airlines sẽ khai thác đường bay giữa Hà Nội và TP Hồ Chí Minh với tần suất 6 chuyến/ngày, giữa Đà Nẵng và Hà Nội, TP Hồ Chí Minh là 2 chuyến/ngày/đường bay. Từ tháng 5-2020, đường bay giữa Hà Nội và TP Hồ Chí Minh tăng lên 11 chuyến/ngày, giữa Đà Nẵng và Hà Nội lên 4 chuyến/ngày, giữa Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh lên 5 chuyến/ngày.
Máy bay Vietnam Airlines. Ảnh: VNA cung cấp.
Đối với các đường bay còn lại, Vietnam Airlines sẽ từng bước mở rộng hoạt động với thời điểm khai thác trở lại khác nhau trên từng đường bay. Cụ thể, hãng sẽ khai thác trở lại 1 chuyến/ngày trên các đường bay giữa Hà Nội và Đà Lạt, Nha Trang, Phú Quốc; giữa TP Hồ Chí Minh và Hải Phòng, Thanh Hóa, Vinh, Huế, Đà Lạt, Nha Trang, Phú Quốc. Các đường bay khác được khai thác trở lại với tần suất 3-4 chuyến/tuần gồm giữa Hà Nội và Cần Thơ, Tuy Hòa, Quy Nhơn, Buôn Ma Thuột, Pleiku, Huế, Vinh, Chu Lai; giữa TP Hồ Chí Minh và Quy Nhơn, Buôn Ma Thuột, Pleiku, Đồng Hới, Chu Lai.
Hãng hàng không Jetstar Pacific cũng tăng tần suất đường bay giữa Hà Nội và TP Hồ Chí Minh lên 2 chuyến/ngày. Các chuyến bay được thực hiện dưới hình thức hợp tác liên danh theo chiến lược "thương hiệu kép" với Vietnam Airlines. Công ty bay dịch vụ hàng không VASCO bắt đầu bay trở lại với 1 chuyến/ngày vào ngày 25-4 và 27-4 trên các đường bay giữa Hà Nội và Điện Biên; giữa TP Hồ Chí Minh và Côn Đảo, Cà Mau. Từ tháng 5-2020, hãng sẽ khai thác 1 chuyến/ngày trên đường bay giữa TP Hồ Chí Minh và Côn Đảo; 3 chuyến/tuần trên các đường bay còn lại.
Để đảm bảo an toàn sức khỏe cho hành khách và cộng đồng, Vietnam Airlines vẫn duy trì thực hiện phun khử trùng toàn bộ đội tàu bay khai thác trong ngày, đồng thời triển khai các biện pháp kiểm tra sức khỏe hành khách tại sân bay theo quy định của Cục Hàng không Việt Nam. Tổ bay gồm phi công, tiếp viên đều được trang bị khẩu trang, găng tay, kính mắt và khăn giấy tẩm cồn. Hành khách đi máy bay trong thời gian này được yêu cầu đeo khẩu trang trong suốt hành trình bay.
Lịch bay trong giai đoạn này sẽ được các hãng điều hành linh hoạt theo tình hình khai thác thực tế. Trong trường hợp kế hoạch thực hiện chuyến bay phải thay đổi do nguyên nhân bất khả kháng hoặc từ phía Vietnam Airlines, hành khách có thể được hỗ trợ đổi ngày bay hoặc đổi hành trình theo quy định hiện hành.
HOÀNG LAN
Bảo Minh: Lãi ròng quý I giảm còn 41 tỷ đồng do thị trường chứng khoán biến động xấu Chi phí trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán tăng đột biến khiến lãi ròng của Bảo hiểm Bảo Minh giảm 12,5%. Ảnh minh họa. Tổng CTCP Bảo Minh (Bảo Minh - mã BMI) mới công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2020. Theo đó, trong kỳ Bảo Minh ghi nhận doanh thu phí bảo hiểm tăng 25%, đạt 1.205...