Nên dùng loại đường nào để tốt cho sức khỏe?
Đường hóa học có nhiều loại, nhưng không phải loại nào cũng được phép sử dụng trong thực phẩm. Tuy nhiên, nếu được phép dùng, tức là, giới khoa học đã cân nhắc về mặt an toàn khi sử dụng.
Bạn nghĩ thế nào về đường hóa học?
Có lẽ, loại đường từ hóa chất, không thuận tự nhiên chắc chắn khiến bạn không thể yên tâm sử dụng.
Tuy nhiên, theo PGS.TS. BS Nguyễn Xuân Ninh, Trưởng phòng khám tư vấn dinh dưỡng VIAM- Viện Dinh dưỡng ứng dụng Việt Nam: “Đường hóa học là phụ gia trong danh mục được phép dùng trong thực phẩm”.
Đường hóa học thường ngọt gấp 100-200 lần so với đường bình thường. Trên thế giới hiện có 500 loại đường hóa học, nhưng không phải loại nào cũng được phép sử dụng trong thực phẩm.
Video đang HOT
Trong nước, hiện có khoảng 10 loại đường hóa học được Cục An toàn thực phẩm- Bộ Y tế, cho phép dùng trong thực phẩm, liều lượng sử dụng cũng được quy định cụ thể trong các thông tư.
Cũng theo PGS.TS.BS Nguyễn Xuân Ninh: “Đường hóa học chỉ tạo ngọt, chứ không sinh calo như bột đường thông thường. Nếu sử dụng đúng loại đường hóa học trong danh mục cho phép, dùng đúng liều lượng thì không gây hại cho sức khỏe”.
Thứ tự ưu tiên các loại đường?
Người có sức khỏe bình thường ưu tiên tận dụng độ ngọt từ hoa quả, nếu dùng đường thì nên dùng đường kính, đường mía – BS Nguyễn Xuân Ninh khuyến cáo.
Vì đường hóa học không có hàm lượng dinh dưỡng nên không dùng cho trẻ em.
Những nhóm bệnh nhân có bệnh mạn tính như tiểu đường, béo phì nên sử dụng các loại đường hoặc liều lượng phù hợp theo chỉ dẫn của các bác sĩ./.
Vụ ngộ độc botulinum ở Bình Dương: Lấy 16 mẫu chả và pate chay để kiểm nghiệm
Liên quan đến vụ ngộ độc làm 6 người nhập viện, 1 người tử vong ở Bình Dương vì ngộ độc botulinum, ngày 29/3, PGS.TS Nguyễn Thanh Phong- Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cho biết cơ quan chức năng của Bình Dương đã lấy 16 mẫu chả và pate chay để kiểm nghiệm
Theo đó, 16 mẫu này gồm chả (loại đóng gói túi hút chân không) và pate chay đã được cơ quan chức năng của Bình Dương gửi đến Viện Vệ sinh y tế công cộng TP Hồ Chí Minh để tiến hành kiểm nghiệm.
Lãnh đạo Cục An toàn thực phẩm yêu cầu các cơ quan kiểm nghiệm kiểm tra và làm rõ nhanh nhất nguyên nhân dẫn tới vụ ngộ độc này.
Lãnh đạo Cục An toàn thực phẩm cho hay, hiện chưa xác định được loại pate chay liên quan vụ ngộ độc làm 6 người nhập viện, trong đó có 1 người tử vong sau bữa ăn tại khu vực miếu Chiêu Liêu ở TP Thủ Dầu Một, Bình Dương, do những người nấu nướng đã vứt bỏ vỏ hộp sau bữa trưa ngày 20/3.
Theo báo cáo ban đầu, có rất nhiều loại patê và chả kiểu tương tự ở địa phương, có loại đóng túi hút chân không kiểu kinh doanh hộ gia đình, có loại đóng hộp và có nhãn hiệu, có loại chay, mặn, nhưng trong vụ ngộ độc này chúng tôi chú ý tới 2 món là patê chay và chả.
Ảnh minh hoạ
Cục An toàn thực phẩm cho biết ngoài Bình Dương, trong những ngày gần đây, ở Kon Tum cũng ghi nhận một số bệnh nhân nghi ngờ ngộ độc do độc tố botulinum, nghi ngờ là cá muối.
Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm Trần Việt Nga cho hay, vi khuẩn clostridium botulinum sinh ra trong môi trường yếm khí. Vì thế, bất cứ sản phẩm nào đóng hộp (không riêng pate), thực phẩm hun khói, thực phẩm lên men yếm khí (thịt, cá ướp...), thực phẩm bảo quản trong môi trường yếm khí đều có thể sinh ra vi khuẩn này.
Các vụ ngộ độc do botulinum vốn rất hiếm gặp, nhưng thời gian gần đây gặp nhiều, liên quan nhiều đến những bữa ăn tự nấu, chế biến thủ công tại hộ gia đình, trào lưu bảo quản thực phẩm "hút chân không", đóng hộp thực phẩm không đúng cách là nguy cơ rất lớn nhiễm độc tố chết người botulinum. Hậu quả của ngộ độc botulinum thường rất nặng nề, nguy cơ tử vong cao hoặc ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe.
"Nguy cơ này không chỉ hiện hữu tại Việt Nam. Tổ chức Y tế thế giới cũng đã cảnh báo trên thế giới về trào lưu sử dụng túi "hút chân không" các hộ gia đình tự làm không đảm bảo an toàn thực phẩm, có nguy cơ gây ngộ độc, đặc biệt ngộ độc vi khuẩn yếm khí nguy hiểm như trong vụ pate chay'- Phó Cục trưởng Trần Việt Nga cho biết.
Vì thế chuyên gia Cục An toàn thực phẩm lưu ý, các hộ gia đình, cơ sở sản xuất thủ công không tự đóng gói, đóng kín thực phẩm (dạng hút chân không) để bảo quản trong thời gian dài. Vì những thực phẩm được đóng gói kín không đủ điều kiện công nghệ để tiệt trùng sẽ có nguy cơ sinh ra vi khuẩn yếm khí nguy hiểm.
Thận trọng để tránh ngộ độc thực phẩm Trong những ngày gần đây, ở một số địa phương đã xảy ra một số trường hợp bệnh nhân nghi ngờ ngộ độc do độc tố Botulinum (được cho là có trong một số sản phẩm pa-tê chay). Ngộ độc do độc tố này là ngộ độc nặng, nguy cơ tử vong cao hoặc ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe. Một ca...