Nên đổ mái bằng hay lợp mái tôn khi xây nhà?
Khi xây nhà nên đổ mái bằng hay lợp mái tôn là câu hỏi của rất nhiều người, bạn có thể tham khảo những ưu nhược điểm của 2 loại mái để đưa ra lựa chọn phù hợp nhất.
Ưu điểm và nhược điểm nhà mái bằng
Nhà đổ mái bằng thường được hiểu là loại nhà có mái được xây dựng từ bê tông cốt thép. Đây là một thiết kế thường được áp dụng cho các công trình nhà phố hiện đại và cao cấp, tạo nên vẻ đẹp sang trọng và hiện đại cho ngôi nhà.
Nhà đổ mái bằng có ưu điểm lớn nhất đó là tính bền bỉ và khả năng chống chịu cao trước các tác động từ môi trường bên ngoài. Với mái bằng, bạn có thể tận dụng sàn mái để làm sân thượng phục vụ các nhu cầu sinh hoạt ngoài trời của gia đình như vui chơi hoặc sân phơi.
Kiến trúc sàn tầng mái nằm song song với phương mặt đất, do đó có độ dốc nhỏ, kết cấu liên kết bền vững cùng khả năng chống cháy cao. Nếu gia chủ muốn cải tạo hay nâng cấp căn nhà thì việc di chuyển trên tầng mái bằng sẽ dễ dàng hơn so với các loại mái nhà khác.
Ngoài ra, thiết kế nhà mái bằng thường gọn gàng và không ảnh hưởng đến các căn nhà kế bên, tạo ra một bức tranh đồng đều và thẩm mỹ cho khu vực xung quanh.
Nhà mái bằng. (Ảnh minh họa: danhgiahanoi)
Tuy nhiên nhà mái bằng khả năng thoát nhiệt kém, do lớp bê tông dày và lớp hồ dầu chống thấm không đủ tỏa nhiệt, nhà đổ mái bằng thường có khả năng thoát nhiệt kém hơn so với các loại mái khác.
Nhà mái bằng cũng có nguy cơ ngấm nước và vết loang màu. Mặc dù giảm thiểu nguy cơ dột thủng, nhưng tầng mái vẫn có thể bị ngấm nước, tạo ra những vết loang màu dưới trần nhà.
Trọng lượng của mái bằng nặng gây áp lực lên hệ thống móng. Vật liệu trong thi công mái bằng thường có trọng lượng nặng, gây áp lực lớn lên hệ thống tường móng của ngôi nhà. Do độ dốc nhỏ, mái bằng thường thoát nước chậm, dễ tích tụ rác như lá cây, cát, gây ra tình trạng ẩm mốc trên mái nhà.
Với kết cấu vững chắc, nhà đổ mái bằng thường không dễ dàng tháo lắp khi cần di chuyển hoặc sửa chữa. Cuối cùng, thời gian thi công nhà mái bằng thường kéo dài, quá trình thi công đổ mái bằng thường kéo dài và phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết, làm tăng thời gian và chi phí.
Ưu điểm và nhược điểm nhà mái tôn
Nhà lợp mái tôn được thiết kế và xây dựng với mái bằng tôn lợp, tạo nên một hệ thống che chở cho các công trình khỏi các tác động của tự nhiên như mưa và nắng. Đây là một thiết kế phổ biến và được sử dụng rộng rãi trong các công trình xây dựng hiện đại ngày nay.
Nhà mái tôn mang tính thẩm mỹ cao, đa dạng về màu sắc và kiểu dáng, phù hợp cho nhiều kiểu nhà ở. Mái tôn được làm từ các hợp chất kim loại như thép không gỉ nên có tuổi thọ cao, có thể kéo dài lên từ 20 – 40 năm, từ đó còn giúp tiết kiệm chi phí bảo trì, sửa chữa.
Video đang HOT
Lợp mái tôn còn giúp tiết kiệm điện năng, bởi những loại tôn hiện nay có khả năng chống nóng tốt, mang lại không gian mát mẻ cho ngôi nhà bạn.
Do trọng lượng nhẹ nên quá trình thi công, lắp đặt hay sửa chữa tầng mái cũng diễn ra nhanh chóng, dễ dàng.
Nhà mái tôn. (Ảnh minh họa: Noithatchat)
Mái tôn thường mỏng và yếu hơn so với mái đổ bê tông, dễ bị móp méo hoặc biến dạng khi bị va đập mạnh từ các vật thể. Ngoài ra, mái tôn cũng sẽ nóng hơn vào mùa nắng và tiếng ồn lớn khi mưa. Do mái tôn hấp thụ nhiệt, nên nhiệt độ trên tầng mái thường cao hơn. Hơn nữa, mái tôn có thể gây ra tiếng ồn khi trời mưa. Tuy nhiên, vấn đề này có thể giảm đi khi sử dụng tôn uy tín và chất lượng.
Nên đổ mái bằng hay lợp tôn?
Sự chênh lệch về chi phí giữa việc đổ mái bằng và lợp mái tôn có thể đáng kể. Thông thường, chi phí cho việc đổ mái bằng bê tông cốt thép có thể đắt hơn khoảng 1,5 lần so với việc lợp mái tôn. Điều này làm cho nhiều gia đình phân vân và không biết nên chọn mái bằng hay lợp tôn.
Để đưa ra quyết định, gia chủ cần xem xét các yêu cầu cụ thể của công trình và sở thích về mặt thẩm mỹ của ngôi nhà, cũng như tình hình tài chính cá nhân.
Tuy nhiên, xu hướng chung trên thị trường hiện nay thường ưa chuộng lợp mái tôn vì chi phí rẻ và có sẵn nhiều mẫu mã phù hợp với xu hướng nhà hiện đại. Đồng thời, việc lựa chọn mái tôn chất lượng sẽ giúp khắc phục những nhược điểm của tôn thông thường.
Không nghe lời can ngăn, quyết mở ban công nhà chung cư để "chill", người phụ nữ nhận cái kết khiến dân tình trầm trồ
Sống trông thành phố lớn chỉ toàn bê tông cốt thép, nhiều người đã tận dụng ban công nhỏ để biến chúng trở thành "khu vườn bí mật" - nơi giúp họ gột rửa tâm hồn sau bộn bề ngoài kia.
Dưới đây là bài chia sẻ của người phụ nữ sống trong thành phố lớn ở Trung Quốc trên Zhihu (nền tảng hỏi đáp và cung cấp kiến thức ở Trung Quốc):
Trong quá trình tu sửa căn nhà , hàng xóm đã cố gắng hết sức khuyên: Nên đóng kín ban công, không nên mở rộng, như vậy thì phòng khách mới rộng rãi, cũng không sợ gió bụi, nắng mưa.
Một người bạn khác lại nói: Đừng bịt kín ban công, mở ra cho thoáng, trồng hoa uống trà chill chill!
Tôi cũng đang rất phân vân không biết có nên mở rộng ban công hay không?
Tôi đã rất mâu thuẫn, một phần muốn không gian sống của mình đầy lãng mạn và "chill", một phần lại sợ mưa bụi, bão bùng, cũng rất nguy hiểm cho trẻ em.
Người nhà tôi cũng có cả ý kiến tích cực lẫn tiêu cực:
Chồng: Nếu không bịt kín thì khắp nơi sẽ có bụi bặm, bẩn quá! Quét dọn sẽ mệt lắm đấy, chẳng phải đóng kín lắp kiếng thì vẫn hưởng thụ phong cảnh và ánh nắng mặt trời như nhau sao!
Mẹ: Bịt kín thì trong nhà sẽ ngột ngạt lắm. Ngôi nhà cũ của mẹ cũng có ban công nhưng cũng chẳng bụi gì mấy.
Thế nhưng khi nghe lời của một người bạn này, tôi đã có câu trả lời: Muốn thì ta tìm cách, sợ mưa bão thì lắp đặt cửa trượt, lo lắng cho trẻ em thì lắp lưới bảo vệ. Có ban công rồi thì làm những gì mình thích, mọi vấn đề luôn có giải pháp.
Sau khi cân nhắc kỹ lưỡng, cuối cùng tôi đã mở rộng ban công. Sống ở đây hơn một năm, tôi thực sự vui mừng vì đã đưa ra quyết định này.
Bên trái là khu vực giặt là, ở giữa là khu vực phơi đồ, bên phải là khu vực để "chill". Lan can chất đầy những kệ hoa. Hoa cẩm tú cầu, hoa giấy, phát tài và đỗ quyên, còn có dâu tây với bạc hà...
Ban công của tôi chỉ rộng 6m2 nhưng là một nơi tích hợp đủ thứ hoạt động như thư giãn, ngắm cảnh, làm vườn, giặt giũ, phơi đồ và nuôi mèo.
Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng sống trong căn hộ nhỏ lại có thể sở hữu một khu vườn thơ mộng như vậy.
Trên ban công này, bạn có thể cảm nhận được không khí xuân tràn ngập có nắng ấm, kèm theo hương thơm của hoa và một ấm trà ngon. Hạnh phúc của cuộc sống là đây!
Trầm trồ trước hình ảnh ban công có góc "chill" đầy hoa rực rỡ, nhiều cư dân mạng khác cũng đua nhau khoe góc ban công đầy "nắng và thơ" của mình:
Nhà tôi có chiếc ban công mở rộng, có ánh sáng ở ba mặt, quanh năm luôn tràn ngập ánh sáng, phong cảnh thoáng đãng, chiều tối còn có gió mát rượi.
Khoảnh khắc yêu thích nhất trong ngày là tranh thủ đi làm về sớm để ra ban công ngồi trên chiếc ghế nhỏ, bên cái bàn con con, uống trà, đọc sách, trò chuyện và tập thể dục. Còn có một loại trải nghiệm tuyệt vời khác là chờ đợi mặt trời buông xuống, tận hưởng ánh hoàng hôn nhuộm đỏ cả căn nhà.
Không khí ban công thoáng đãng khiến tôi cảm thấy như mình có thể "tu tiên". Vì sống bên sông nên ngôi nhà có view rất đẹp. Bầu trời trong xanh, dòng sông chảy dài và ban công đầy cây xanh, tôi có thể ngồi thư giãn, ngắm nhìn khung cảnh này cả buổi chiều mà không thấy chán.
Ban công có diện tích 12 mét vuông, nhỏ bé nhưng nhuốm đầy màu xanh cây cỏ mát rượi. Trồng hoa và trồng rau chỉ là một việc. Giặt giũ và phơi đồ, thư giãn và giải trí, uống trà và ăn cơm, nằm ngoài ban công và đếm sao đều là những việc cả gia đình thích làm ở ban công.
Thời tiết trong lành, cây cối xanh tươi ngoài ban công, hoa khoe sắc, bầu trời trong vắt, mây mộng mơ và nắng ấm thực sự là một bức tranh đẹp thuộc về riêng mình.
Cá nhân tôi đã thử nghiệm và thấy rằng thật tuyệt vời khi nhà có chiếc ban công nhỏ. Những người khác lo lắng không biết phải làm gì nếu trời mưa trên ban công thoáng đãng, nhưng điều tôi đặc biệt thích là vào những ngày mưa, có một cảm giác như được hòa mình vào cánh rừng, gần hơn với thiên nhiên, mặc dù tôi đang sống trong thành phố chỉ toàn bê tông cốt thép.
Ban công nhỏ không chỉ làm tăng diện tích phòng khách mà còn hiện thực hóa ước mơ trồng hoa, trồng cây của tôi.
Ban công nhà chúng tôi thông với phòng khách và phòng ngủ. Vì cần dành chỗ giặt đồ, không muốn thấy quần áo phơi ở phòng khách nên chúng tôi làm cửa kính ngăn nước ở giữa của ban công.
Ban công mở hay đóng đều có những ưu điểm riêng. Việc mở rộng hay bịt kín còn tùy thuộc vào lối sống và sở thích của bạn. Hãy cân nhắc những ưu và nhược điểm trước khi lựa chọn!
Chi phí xây nhà 3 tầng 120m2 bao tiền? Việc xác định chi phí xây dựng một căn nhà mới là một quá trình phức tạp, cần sự tính toán kỹ lưỡng và hiểu biết sâu sắc về nhiều yếu tố khác nhau. Theo tính toán của một số công ty xây dựng, chi phí xây nhà 3 tầng 120m2 thông thường hết khoảng 1,5 tỷ đến 3,1 tỷ đồng. Mức giá...