‘Nên chuyển sang giãn cách xã hội sau 15/4 để phục hồi kinh tế’
Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc cho rằng nên chuyển trạng thái cách ly xã hội sang giãn cách xã hội sau ngày 15/4. Điều đó có thể giúp phục hồi nền kinh tế, duy trì sản xuất, kinh doanh.
Sáng 13/4, phát biểu tại cuộc họp với Thủ tướng để chuẩn bị cho hội nghị Chính phủ với doanh nghiệp sắp tới, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc tiếp tục đưa ra một số kiến nghị mới về việc phục hồi kinh tế và giãn cách xã hội.
Theo ông Vũ Tiến Lộc, 15/4 tới có thể là thời điểm thích hợp để Chính phủ nới lỏng các biện pháp cách ly xã hội để chuyển sang trạng thái giãn cách xã hội, theo quy định của ngành y tế.
Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc. Ảnh: Hoàng Hà.
Giãn cách xã hội trong lĩnh vực kinh tế, theo ông Lộc là cần thực hiện kinh doanh an toàn, tuân thủ các yêu cầu về phòng chống dịch bệnh. Nghĩa là “sống chung với Covid” là phương thức kinh doanh trong thời đại dịch.
Vị này nói nguy cơ lây nhiễm Covid-19 rất khác nhau giữa các ngành, các địa phương, tổ chức và doanh nghiệp, nên cần có những điều kiện và kịch bản ứng xử khác nhau. Giải pháp là cần xây dựng bộ chỉ số rủi ro lây nhiễm để có thể phân loại và áp dụng các kịch bản ứng xử.
Ví dụ với ngành có nguy cơ lây nhiễm cao (ví dụ trên 80%) thì kiên quyết ngừng hoạt động. Nguy cơ lây nhiễm thấp hơn thì tùy từng cấp độ mà được tiếp tục sản xuất kinh doanh nhưng phải áp dụng những biện pháp phòng ngừa và kiểm soát rủi ro phù hợp theo hướng dẫn của cơ quan y tế.
“Đề nghị Bộ y tế chuẩn bị các phương án này để hướng dẫn các địa phương và doanh nghiệp chuẩn bị điều kiện để thực hiện”, ông Lộc đề xuất.
Việc giãn cách xã hội có thể giúp khôi phục dần phần lớn các hoạt động sản xuất kinh doanh, tránh những hoạt động tụ tập đông người chưa thật sự cần thiết vào lúc này hoặc có thể thông qua các hình thức khác như trực tuyến. Tiếp tục hạn chế nhập cảnh, đóng đường mòn, lời mở…
Video đang HOT
Về việc hỗ trợ doanh nghiệp, ông Lộc nhấn mạnh Việt Nam đang trong “thời gian vàng” để kiểm soát dịch bệnh và cũng đang trong thời gian vàng để hỗ trợ doanh nghiệp trụ vững, vượt khỏi khó khăn.
Ông dẫn nghiên cứu của VCCI 50% doanh nghiệp sẽ không thể trụ lại được trong thời gian 5-6 tháng tới và 80% doanh nghiệp khó trụ vững sau 12 tháng nếu dịch bệnh vẫn diễn biến phúc tạp. Do đó nhấn mạnh 5-6 tháng tới chắc chắn sẽ là khoảng thời gian vàng để tiếp sức và giải cứu cho doanh nghiệp.
Theo Chủ tịch VCCI, Chính phủ có thể tiếp sức bằng nguồn lực và thể chế. Trong khi nguồn lực là hữu hạn thì th-ể chế là vô hạn. Cộng đồng doanh nghiệp mong rằng cải cách thể chế sẽ được đẩy mạnh trong những tháng tới đây để yểm trợ và làm bệ đỡ cho doanh nghiệp vượt qua đại dịch và chuẩn bị tâm thế cho giai đoạn phục hồi, phát triển sau này.
Vị này nhấn mạnh thế giới sẽ khác đi, các chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ được định hình lại. Do đó, cần chuẩn bị tâm thế và nền tảng cho việc vượt vượt qua thách thức và tận dụng cơ hội phục hồi kinh tế sau khủng hoảng là việc cần làm ngay trong những tháng sắp tới đây.
Hiếu Công
Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc: DNNVV là đối tượng ưu tiên của chính sách, nhưng giải cứu các tập đoàn lớn cũng là việc cần làm!
Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã có một đề xuất một số kiến nghị chung về biện pháp hỗ trợ cho cộng đồng doanh nghiệp nhân Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các địa phương diễn ra ngày 10/4.
Đầu tiên, ông Lộc đề nghị Chính phủ phải chú trọng "5 mũi giáp công": Mở ngân khố, nới tiền tệ, đẩy đầu tư, nhanh thể chế và khai thị trường.
Theo ông, quyết tâm của Thủ tướng và Chính phủ rất cao và các giải pháp được đưa ra như vậy là khá đồng bộ. Nỗ lực của các bộ ngành, địa phương rất đáng được trân trọng, nhưng kết quả còn chưa được như mong muốn.
"Cảm giác chung là, trên trận tuyến chống đỡ dịch bệnh, thì chúng ta có thể yên tâm, nhưng trong hỗ trợ doanh nghiệp thì chúng ta không thể không quan ngại", ông nói.
Nguyên nhân việc thực hiện các chủ trương chính sách mà trực tiếp là Chỉ thị 11, 16 của Thủ tướng còn chậm và thiếu nhất quán. Bên cạnh đó, nếu đã xác định phải thực hiện nhiệm vụ kép chống dịch là ưu tiên, hỗ trợ doanh nghiệp là quan trọng, thì dường như việc hỗ trợ doanh nghiệp đã chưa được triển khai thật quyết liệt, khẩn trương, rốt ráo như chống dịch và vẫn có hiện tượng mỗi địa phương làm một kiểu.
Ông Lộc cũng đề cập đến việc khái niệm sản xuất kinh doanh các mặt hàng thiết yếu đang được hiểu khác nhau được hiểu rất khác nhau.
Cụ thể, ông cho rằng sản xuất kinh doanh các mặt hàng thiết yếu không thể nào quan niệm chỉ bao gồm khâu lắp ráp hoàn chỉnh sản phẩm cuối cùng, mà còn bao gồm cả khâu sản xuất nguyên, nhiên vật liệu, dán nhãn, bao bì.
"Ai bảo sản xuất chip Intel là không thiết yếu, phải ngừng sản xuất, khi linh kiện này là thành tố không thể thiếu để sản xuất các thiết bị y tế hiện đại phục vụ cho chữa trị Covid-19, phục vụ cho điều trị y tế từ xa ? Ai bảo nhà máy sản xuất bìa carton là không thiết yếu, phải ngừng sản xuất, khi nếu không có bao bì thì lấy gì đóng gói chở máy trợ thở đến với các bệnh nhân ?... Tất cả đều liên quan - nguyên lí sản xuất chuỗi là như vậy", ông nói.
Vậy nên, dù không thể mất cảnh giác trước dịch bệnh, ông Lộc cho biết vẫn muốn đề nghị với Thủ tướng chỉ đạo các địa phương rà xét, dỡ bỏ ngay các quy định bất hợp lý để tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh - trừ những ngành, những lĩnh vực rất hạn chế phải ngừng hoạt động do yêu cầu chống dịch như hàng không, nhà hàng, du lịch...
"Khi hầu hết các doanh nghiệp đều phải giảm quy mô sản xuất, hay đóng cửa ngừng hoạt động thì doanh nghiệp nào còn có thị trường, có nguyên liệu để có thể duy trì được sản xuất kinh doanh, chúng ta phải rất trân quý, chắt chiu và tạo điều kiện thuận lợi cho họ với điều kiện họ phải tuân thủ đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch bệnh", ông nói.
Theo đó, để trợ giúp cho các doanh nghiệp kinh doanh theo phương thức này, ông Lộc đề nghị Chính phủ ban hành ngay danh mục các mặt hàng và dịch vụ thiết yếu và các sản phẩm dịch vụ có liên quan trong cả chuỗi giá trị, để có phương án chủ động bảo đảm sản xuất cung ứng các mặt hàng này được thông suốt ngay cả trong trường hợp phải siết chặt thêm các biện pháp cách ly hay phong tỏa.
Về các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp mà Chính phủ đã ban hành và chuẩn bị ban hành theo chỉ đạo của Thủ tướng, ở giai đoạn hiện nay, ông Lộc cho biết là phù hợp cả về mức độ bao phủ và liều lượng.
Các biện pháp đều hướng đến mục tiêu trọng tâm là "trợ giúp" chứ chưa cần "giải cứu" cho doanh nghiệp. Chủ yếu là các biện pháp giúp doanh nghiệp hạ được giá thành, cải thiện khả năng thanh khoản, để có thể cầm cự hay "ngủ đông".
Hai công cụ quan trọng nhất của Chính phủ vẫn là chính sách tài khóa và chính sách tín dụng. Các biện pháp khác đóng vai trò bổ trợ.
Khi dịch bệnh kéo dài hơn, khả năng thanh toán của phần lớn các doanh nghiệp bị đe dọa, nguy cơ đóng cửa, giải thể tăng lên, thì kịch bản "giải cứu" sẽ được triển khai.
Lúc đó, trọng tâm chính sách là nới lỏng hơn các chính sách tài khóa tiền tệ, đồng thời tăng cường đầu tư và chi tiêu của nhà nước, thậm chí nhà nước có thể mua lại nợ của các tập đoàn, doanh nghiệp lớn, để tránh đổ vỡ dây chuyền.
Theo ông, DNNVV là đối tượng ưu tiên của chính sách, nhưng việc giải cứu các tập đoàn lớn cũng là việc cần làm.
Bên cạnh đó, cần tăng đầu tư công vào các dự án phát triển cơ sở hạ tầng, trong đó đặc biệt chú trọng những cơ sở hạ tầng của tương lai như công nghệ thông tin, viễn thông và chuyển đổi số... là hướng đi quan trọng vừa để kích cầu vừa tạo lập nền tảng cho giai đoạn phát triển tiếp theo.
Mặt khác, trong thời kỳ dịch bệnh, sẽ có một bộ phận lớn doanh nghiệp sẽ phải đóng cửa, giải thể, rút lui khỏi thị trường như một phần sàng lọc tự nhiên và khắc nghiệt.
Do đó, ông nhận định định hướng chính sách cũng cần lưu ý tập trung hỗ trợ cho các doanh nghiệp có tiềm năng, đang gặp khó khăn tạm thời do dịch bệnh.
"Hỗ trợ là hỗ trợ phát triển, chứ không phải hoạt động cứu tế cho những doanh nghiệp không đủ sức cạnh tranh", ông nói và lưu ý: "Hỗ trợ các doanh nghiệp có tiềm năng sẽ không chỉ giúp nền kinh tế không đổ vỡ khi dịch bệnh mà còn định hình tương lai của nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn phục hồi".
Ngoài ra ông Vũ Tiến Lộc cũng nhấn mạnh đến việc tận dụng thị trường nội địa cũng như thành lập ngay Ban chỉ đạo và Tổ công tác hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua đại dịch với sự tham gia của các hiệp hội để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn hiện tại.
Đức Minh
ĐBQH nói về căng thẳng Mỹ-Trung: "Trâu bò đánh nhau ruồi muỗi chết" Sáng nay, Quốc hội bắt đầu 2 ngày thảo luận ở hội trường về tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước năm 2019 cũng như kế hoạch 2020. Đại biểu Vũ Tiến Lộc (Thái Bình) đã bày tỏ nhiều vấn đề lo ngại về tăng trưởng kinh tế, tình hình căng thẳng Mỹ - Trung được ông ví...