Nên chọn bản Windows 10 nào?
Thông thường, người dùng phổ thông sẽ chọn bản Home và Pro. Giá mua mới của 2 bản này lần lượt là 119 và 199 USD. Người dùng Windows 7 trở lên được nâng cấp miễn phí.
Microsoft gọi Windows 10 là “phiên bản Windows cuối cùng”. Nền tảng này vừa chính thức ra mắt trên toàn cầu. Câu hỏi muôn thủa đặt ra mỗi khi có bản Windows ra mắt là: “Tôi nên chọn bản Windows nào?”.
Windows 10 đã sẵn sàng cho tải về trên toàn thế giới. Ảnh: The Verge.
Việc lựa chọn Windows 10 dễ dàng hơn nhiều so với Windows Vista hay Windows 7 trước đây. Giống với Windows 8, Microsoft cung cấp 4 phiên bản Windows 10: Home, Pro, Enterprise và Education.
Người dùng Windows 7 trở lên sẽ được nâng cấp miễn phí lên Windows 10 (với Windows 8, bạn phải đảm bảo đang ở phiên bản 8.1). Phần lớn người dùng sẽ được nâng cấp lên Windows 10 Home hoặc Pro.
Nếu đang tìm mua một bản Windows 10 hoàn toàn mới, lựa chọn cũng khá đơn giản. Người dùng cá nhân sẽ được khuyến khích mua Windows 10 Home hoặc Pro bởi bản Enterprise và Education chỉ dành cho nhóm khách hàng nhất định.
Bản Windows 10 Home có giá 119 USD. Microsoft cung cấp cả bản 32-bit và 64-bit với các tính năng nổi bật từng được quảng cáo trước đây như Cortana (nhận diện giọng nói), Continuum (hỗ trợ multiple-input cho nhiều thiết bị), tính năng bảo mật Windows Hello và cả trình duyệt Edge.
Với Windows 10 Pro (giá 199 USD), người dùng có thêm tính năng mã hoá ổ đĩa Bitlocker, Hyper-V để chạy ảo nhiều hệ điều hành trên máy Windows 10 và cơ hội gia nhập nhóm Active Directories (tính năng cho người dùng doanh nhân). Dùng Windows 10 Pro, người dùng cũng có thể chọn máy của mình làm máy chủ của Remote Desktop.
Trong hầu hết trường hợp, Windows 10 Pro chỉ cần thiết với những người có nhu cầu sử dụng sâu, tận dụng nhiều tính năng. Windows 10 bản Home sẽ là lựa chọn phổ thông nhất.
Video đang HOT
Đức Nam
Theo Zing
Hướng dẫn tạo USB cài Windows 10
Sau đây là hướng dẫn giúp bạn đọc tạo bộ cài Windows 10 trên ổ USB có khả năng boot máy tính UEFI.
Windows 10 đã chính thức được Microsoft ra mắt. Người dùng Windows 7, 8 và 8.1 hiện tại có thể nâng cấp trực tiếp lên 10 thông qua Windows Update. Tuy vậy nếu không "thích" cách nâng cấp trực tiếp từ Windows cũ mà muốn cài mới hoàn toàn hay song song với Windows cũ, người dùng có thể cài đặt bằng file ISO.
Thời kỳ chép file ISO sang đĩa CD hay DVD để cài Windows đã không còn nữa. Thay vào đó, cài đặt bằng ổ USB đã trở nên thông dụng hơn nhiều. Song thay vì mua những chiếc USB có sẵn bộ cài Windows 10 được Microsoft bán với giá hơn 2 triệu, bạn hoàn toàn có thể tải về bộ cài ISO trên mạng và sử dụng những phần mềm chuyên dụng để chép trực tiếp nó sang ổ USB để cài đặt.
Nhưng trong một số trường hợp, việc máy tính của bạn không hỗ trợ chuẩn BIOS cũ mà dùng UEFI mới có thể sẽ gây ra một số trục trặc nếu cài qua ổ USB.
Sau đây là những hướng dẫn bạn đọc cách tạo bộ cài Windows 10 bằng ổ USB với khả năng boot UEFI dành cho những chiếc máy tính mới sau này chạy sẵn Windows 8 hoặc Windows 8.1 dùng firmware UEFI.
Trước tiên, bạn phải có một chiếc USB (tối thiểu 8 GB) đã được format, file ISO cài đặt Windows 10 (có thể tải về trên mạng) cũng như phần mềm Rufus để tạo bộ cài (link tải về tại đây).
Các bước thực hiện
Bước 1 - Cắm ổ USB vào máy, mở Rufus lên và kiểm tra xem phần mềm có nhận ra thiết bị hay không (lưu ý nếu ổ USB có dữ liệu thì bạn nên chuyển chúng sang ổ đĩa khác cũng như format trước khi thực hiện), chọn ổ USB đó (cần xem kỹ nếu đang có nhiều hơn 1 ổ USB đang cắm vào máy).
Bước 2 - Thiết lập thông số theo hình ảnh minh họa dưới đây.
* Lưu ý
- Phần Partition scheme and target system type
Nếu sử dụng laptop có BIOS là UEFI (thường cài sẵn Windows 8/8.1) và ổ cứng định dạng GPT thì lựa chọn như hình dưới. Còn nếu dùng laptop có BIOS dạng Legacy (thường cài sẵn Windows 7 trở về trước) và ổ cứng định dạng MBR thì chọn MBR partition scheme for BIOS. Nếu không chắc chắn laptop của mình dùng chuẩn gì, hãy xem hướng dẫn cuối bài viết để kiểm tra.
- Phần File system chọn FAT32.
- Phần New volume label có thể sửa đổi tùy ý thích.
Bước 3 - Nhấp chuột vào hình ổ đĩa kế bên chữ ISO Image và tìm đến nơi chứa bộ cài ISO của bạn, chọn Open (hình minh họa phía dưới lấy ví dụ với file ISO Windows 10 Insider Preview, tương tự cho các file ISO cài đặt khác).
Bước 4 - Nhấn nút Start, quá trình tạo bộ cài bắt đầu.
Sau khi hoàn tất, bạn đọc có thể sử dụng chiếc USB vừa tạo để cài đặt Windows 10 trên máy tính của mình (cài đè lên Windows hiện có hoặc cài song song nếu thích).
Hướng dẫn kiểm tra máy tính của bạn dùng BIOS hay UEFI và định dạng ổ cứng
Xem BIOS trên máy là UEFI hay Legacy
- Mở hộp thoại Run, gõ msinfo32, Enter. Phần BIOS Mode sẽ cho biết BIOS trên máy bạn là UEFI hay Legacy.
Xem ổ cứng trên máy là GPT hay MBR
- Mở hộp thoại Run, gõ diskpart, Enter.
- Cửa sổ CMD hiện ra, tiếp tục gõ list disk.
- Ổ cứng trên máy của bạn sẽ hiển thị. Ở cột GPT nếu có dấu * thì ổ cứng trên máy bạn thuộc dạng GPT, còn nếu ở cột GPT không có dấu * thì ổ cứng trên máy bạn thuộc dạng MBR.
Theo Phúc Thịnh/ Vnreview/Zing
Windows 10 đến tay người dùng Microsoft đã bắt đầu cung cấp bản chính thức của Windows 10 cho những người dùng đăng ký insider preview beta trước đó. Sự kiện ra mắt cũng sẽ diễn ra trong hôm nay. Với những người được cung cấp sớm bản nâng cấp lên Windows 10, dưới khay taskbar sẽ có biểu tượng của Microsoft với dòng chữ "get Windows 10" để...