Nên ăn gì sau khi nhổ răng khôn?
Sau khi nhổ răng khôn, bạn thường có xu hướng dùng thực phẩm mềm để vừa đỡ “dụng công” khi ăn cũng như giúp bạn hồi phục nhanh hơn.
ShutterStock
Sau đây là một số thực phẩm mà bạn có thể ăn sau khi “tiễn” răng khôn, theo trang The Health Site.
Đối với những bệnh nhân nhổ răng khôn, súp làm từ nước hầm thịt là một nguồn giảm đau tuyệt vời. Nếu bạn ăn súp, bạn có thể hấp thu nhiều protein.
Vì thế, thay vì dùng súp nóng, hãy chọn súp ấm vì nó vừa giúp bạn hấp thu dưỡng chất vừa và xoa dịu cơn đau ở bạn.
Tuy nhiên, nhớ đừng ăn những loại súp có những khúc rau do nó có thể khiến bạn bị đau.
Món ăn này chứa đầy chất xơ và có thể được hấp thu sau khi nhổ răng khôn. Nếu muốn, bạn có thể thêm chút bơ hay kem để cho món khoai tây nghiền thơm ngon hơn.
Video đang HOT
Tuy nhiên, nên chú ý xem còn cục khoai lớn nào chưa được tán nhuyễn vốn có thể khiến bạn khó nhai hoặc bị đau thốn.
Kem
Bạn có thể ăn loại kem ưa thích sau khi tiến hành nhổ răng khôn. Bạn nên ăn kem ly và tránh ăn kem ốc vốn cứng và giòn.
Ăn kem mềm có thể thúc đẩy quá trình làm lành vết thương và cho bạn cảm giác tốt hơn.
Nếu bạn “nhất quyết” ăn kem ốc, những miếng bánh giòn có thể “làm tội” quai hàm và những mẩu nhỏ có thể lọt vào khu vực vừa bị nhổ răng. Điều này có thể gây nhiễm trùng và sưng tấy.
Theo thanhnien
Những biến chứng khôn lường khi tự ý nhổ răng sữa của trẻ
Đa phần các gia đình có con nhỏ ở độ tuổi thay răng sữa thường có thói quen khuyến khích trẻ tự nhổ răng hoặc buộc chỉ nhổ cho trẻ. Theo các chuyên gia, nếu không cẩn thận việc này dẫn đến biến chứng khôn lường.
Khi trẻ thay răng nên đến nha sĩ để xử lý. Ảnh TG
Con ám ảnh sau lần nhổ chiếc răng sữa đầu tiên
Cách đây không lâu, thấy con gái 5 tuổi của mình bị lung lay răng cửa, vợ chồng anh Nguyễn Văn Dũng (ở Hà Nội) đã rất lo vì con thay răng sớm hơn các bạn cùng lứa. Anh khuyên con cố đẩy cho chiếc răng rơi ra. Con liên tục kêu đau, anh sờ vào thấy răng đã lung lay nhiều nên liền lót bông gòn, bọc vào chiếc răng sữa và giật ra. Do hành động không dứt khoát nên chiếc răng gãy, bé bị chảy nhiều máu phải đưa tới bệnh viện xử lý.
Cũng chỉ vì tự nhổ răng ở nhà mà đến giờ cậu con trai của chị Vũ Thị Nguyệt (ở Hưng Yên) mỗi lần thay răng sữa phải nhổ là sợ hãi. Nguyên nhân do ám ảnh từ lần đầu tiên thay răng sữa. Lần đó, chị Nguyệt thấy răng của con đã lung lay liền buộc chỉ vào chiếc răng để nhổ. Vì răng còn cứng, chị giật nhiều lần không ra nên sau dùng kìm nhổ cho con. Động tác giật mạnh bất thình lình khiến bé đau.
Theo ThS.BS Lương Minh Hằng - Bộ môn Răng trẻ em (Viện đào tạo Răng hàm mặt, ĐH Y Hà Nội), trên thực tế đã có không ít trường hợp cấp cứu do nhổ răng tại nhà. Khi trẻ tới tuổi thay răng sữa, cha mẹ thường có tâm lý sốt ruột. Răng mới lung lay đã khuyên trẻ cố lắc mạnh để bẻ răng sữa hoặc tìm mọi cách nhổ khiến trẻ bị đau, sợ hãi, từ đó tạo tâm lý và ám ảnh về sau nên trẻ không muốn nhổ răng.
Mọi người nên cân nhắc việc tự ý nhổ răng cho con. Nếu có điều kiện nên đưa đến nha sỹ. Việc tự nhổ răng sữa tại nhà tiềm ẩn nhiều nguy cơ không an toàn như không nhổ hết toàn bộ răng, chảy máu tại vùng nhổ răng kéo dài, nuốt phải răng vừa nhổ do thao tác không phù hợp, nhiễm trùng do không sát khuẩn dụng cụ hay không vệ sinh tay sạch trước khi thao tác. Việc tự ý nhổ răng tại nhà còn có thể bỏ qua thời điểm vàng để can thiệp nắn chỉnh, sửa chữa những lệch lạc răng vĩnh viễn ở giai đoạn sớm. Đây là điều cần thiết để giúp trẻ có một hàm răng vĩnh viễn đẹp, không mắc các bệnh lý về răng.
BS Nguyễn Huy Hoàng - Khoa Phẫu thuật hàm mặt (Bệnh viện Việt Nam - Cu Ba), cho biết, việc tự nhổ răng tại nhà cho trẻ chỉ có ưu điểm là chủ động cho việc lung lay và răng rơi ra, song tiềm ẩn nhiều biến chứng khôn lường. Thứ nhất, trẻ sẽ bị đau nhiều trong quá trình chờ răng lung lay làm ảnh hưởng đến ăn nhai. Trẻ có thể biếng ăn.
Thứ hai, thời điểm trẻ thay răng sữa cũng là lúc các răng vĩnh viễn bắt đầu mọc lên. Có trẻ răng đến tuổi thay phải nhổ để cho răng vĩnh viễn mọc vào đúng vị trí răng sữa thay nhưng vì chưa được nhổ dẫn tới muộn, răng vĩnh viễn mọc sẽ bị lệch. Hay một số trường hợp bị "nhổ trước thời hạn" khi mầm răng vĩnh viễn chưa có sẽ làm mất định hướng của răng vĩnh viễn dẫn đến mọc lệch khỏi vị trí ban đầu. Làm hẹp cung hàm khiến răng vĩnh viễn bị thiếu chỗ mọc chen chúc, phá vỡ cấu trúc răng của trẻ.
Ở mỗi trẻ, thời điểm thay răng cũng khác. Nếu được bác sĩ thăm khám sẽ biết chính xác thời điểm thay răng của từng trẻ. Trước khi quyết định nhổ, bác sĩ sẽ xem xét độ tuổi của trẻ và đánh giá tình trạng xem có biểu hiện của răng phía dưới, nhú hình ảnh của răng trên lợi không và có thể chụp phim tại chỗ để xem mầm răng vĩnh viễn ở đâu... Bác sĩ cũng xem răng mọc có đúng trình tự không, có đủ chỗ trên xương hàm cho răng phát triển không hay có bất thường gì ở răng mới mọc... để xử lý kịp thời.
Không phải trường hợp nào cũng nên tự nhổ ở nhà
BS Nguyễn Huy Hoàng cho biết, cha mẹ vì không có chuyên môn thường nghĩ răng nào cũng nhổ như nhau. Tuy nhiên, mỗi răng lại có đặc tính khác nhau. Nếu không biết cách nhổ răng sữa đúng cách không chỉ khiến trẻ sợ hãi mà còn ảnh hưởng đến vấn đề phát âm, ăn uống, thẩm mỹ của trẻ và đến các răng vĩnh viễn sau này.
Không phải trường hợp nào cũng nhổ răng luôn được. Với trẻ đang sốt cao, đang có viêm lợi cấp thì không nhổ răng cho đến khi hết các triệu chứng toàn thân và tại chỗ. Sức đề kháng, khả năng đông máu của cơ thể lúc này kém. Trước khi tiến hành nhổ răng, các nha sĩ phải khai thác kỹ lưỡng tiền sử của trẻ, bệnh sử nha khoa và bệnh lý toàn thân mới đưa ra phương pháp nhổ phù hợp với từng trường hợp.
Răng sữa có vai trò quan trọng đối với trẻ em. Cha mẹ cần tạo thói quen giữ gìn sức khỏe răng miệng từ nhỏ cho bé. Việc khám răng định kỳ chính là cách để theo dõi quá trình mọc răng, thay răng, sự phát triển của xương hàm ở trẻ. Đồng thời, hạn chế những rối loạn thay mọc răng giúp trẻ có hàm răng đẹp khi thay răng vĩnh viễn. Trong trường hợp sau khi nhổ răng nếu có hiện tượng chảy máu kéo dài không cầm, sưng đau tại vùng nhổ răng, sốt và các dấu hiệu toàn thân khác cần đến cơ sở y tế ngay.
Các chuyên gia khuyến cáo, với những trường hợp sau cần có sự thăm khám của bác sĩ chuyên khoa, tránh tự nhổ ở nhà. Chẳng hạn, trẻ có bệnh toàn thân như tiểu đường tuýp 1sẽ không kiểm soát được khả năng cầm máu sau khi nhổ răng, có nguy cơ nhiễm trùng cao. Trẻ mắc bệnh truyền nhiễm, bệnh tim mạch, các bệnh về máu như thalassemia, hemophilia... trước và sau khi nhổ răng cần tuân thủ phác đồ khánh sinh, biện pháp cầm máu nghiêm ngặt.
Sau khi nhổ răng sữa, cho trẻ cắn bông trong vòng 15 - 20 phút. Bố mẹ nên nhắc trẻ cắn chặt gạc, không dùng bất cứ vật dụng gì chọc ngoáy vào ổ nhổ răng, không dùng lưỡi đá vào chỗ răng mới nhổ để tránh chảy máu kéo dài, ăn đồ mềm và nguội, vệ sinh răng miệng như thường ngày.
Độ tuổi thay răng sữa
Thứ tự thay răng thường sẽ giống như lúc bé mọc răng, chiếc răng sữa nào mọc trước thì sẽ rụng trước.
Độ tuổi thay răng sữa thường theo quy luật: Răng cửa giữa 5 - 7 tuổi; Răng cửa bên 7 - 8 tuổi; Răng hàm sữa thứ nhất 9 - 10 tuổi; Răng nanh sữa 10 - 11 tuổi; Răng hàm sữa thứ hai 11 - 12 tuổi.
Cũng có những trẻ mọc hoặc thay sớm hoặc chậm hơn từ 6 - 12 tháng so với thời gian trên nhưng chúng không có ảnh hưởng gì đến sự phát triển của bé.
TBS Nguyễn Huy Hoàng
Theo giadinh.net.vn
Công dụng tuyệt vời của cà tím Không chỉ giàu dưỡng chất như kẽm, phốt pho, chất sắt, can xi, vitamin B, cà tím được coi là thuốc lợi tiểu và thuốc nhuận tràng tự nhiên. Shutterstock Theo trang tin Medical News Today, khoảng 100 gr cà tím nấu chín chứa 35 calo, 0,82 gr protein, 8,64 gr carbohydrate, 0,23 gr chất béo, 2,5 gr chất xơ, 6 mg can...