Nem Nam Định thuộc 1 trong 6 món nem ngon nhất 3 miền Việt Nam
Cùng là “nem” nhưng hương vị và cách thưởng thức hoàn toàn khác nhau đã khiến cho những món nem này nổi tiếng khắp 3 miền của Việt Nam.
1. Nem nắm Giao Thủy – Nam Định
Nói đến nem Giao Thuỷ thì ở Nam Định thì chẳng tín đồ ẩm thực nào lại không biết. Nem nắm Giao Thủy có thành phần làm từ bì lợn (da heo) và thịt nạc mông, thính, đặc biệt
Bì lợn làm nem được lựa chọn kỹ càng từ da của những con lợn khỏe mạnh. Sau khi loại bỏ lông và phần mỡ dính dưới da, bì lợn được đem luộc chín tới (nước sôi khoảng 3- 5 phút) để bì vừa dai lại vừa mềm; nếu luộc kỹ bì sẽ bị keo dính ăn không ngon. Bì phải thái mỏng bằng tay, tuyệt đối không dùng bằng máy thái. Thịt lợn để làm nem phải là thịt tươi mới, luộc qua nước sôi đến chín tới sau đó được thái mỏng, dần bằng sống dao. Hỗn hợp này sau đó được trộn với thính gạo ngon đặc trưng của vùng chiêm trũng.
2. Nem Phùng
Nem Phùng là một món ăn đặc sản rất ngon của thị trấn Phùng huyện Đan Phượng thành phố Hà Nội. Tuy món ăn đơn giản nhưng hấp dẫn vô cùng. Nguyên liệu làm nem Phùng khá đơn giản gồm thịt nạc, bì lợn, gạo tẻ, gạo nếp nhưng phải qua quá trình tuyển lựa, chế biến cầu kì thì mới có món nem Phùng ngon được.
Nguyên liệu của nem Phùng chỉ đơn giản là thịt nạc, bì lợn, gạo tẻ, gạo nếp ăn kèm với lá sung.
Thịt làm nem thường là thịt mông sấn hoặc thịt thăn có cả nạc và mỡ. Thịt mua về được thái theo thớ, cắt thành từng miếng nhỏ, nhúng qua nước sôi cho chín tái, lọc thịt nạc riêng, thịt mỡ riêng rồi xắt nhỏ, trộn với gia vị muối mắm, bột ngọt cho vừa đủ đậm đà. Công đoạn quyết định tới chất lượng nem là việc làm thính vì thính có ngon thì nem mới ngon. Nem trộn xong rồi bọc bằng lá sung, rồi mới gói lá chuối tươi ở bên ngoài và lấy dây cột lại, tùy theo nhu cầu to nhỏ, gọi là “quả nem”.
Lá sung ăn không được non quá mà cũng không già quá thì miếng nem mới bùi.
Nem Phùng thường được chấm với tương ớt. Vị ngọt của thịt, thơm của thính, vị bùi của lá sung ngon đến mức người dân Phùng có câu:
“Nem Phùng ăn với lá sung
Cho người tứ xứ nhớ nhung suốt đời”
Nem chua Thanh Hóa từ lâu đã trờ thành một món ăn nổi tiếng trên mọi miền đất nước tử Bắc vào Nam. Điểm đặc biệt để phân biệt nem chua Thanh Hóa với nem chua các vùng khác chính là lá đinh lăng, một loại lá gói lót trong nem. Đinh lăng là một thứ cây cảnh, lá của nó vừa làm đẹp vừa tạo mùi vị hấp dẫn cho nem chua. Chiếc lá đinh lăng màu xanh ngắt, bám chặt lấy miếng nem màu hồng ngon mắt mang một sự tương phản nổi bật nhưng lại hết sức hài hòa giữa nem và lá.
Người biết thưởng thức sẽ đưa lên mũi hít thử một hơi trước khi ăn. Nem ngon sẽ có mùi vị thơm chua phảng phất, có thoáng qua cái cay cay của hạt tiêu và hăng hăng của lá đinh lăng. Vị hăng hắc, bùi bùi của lá đinh lăng giúp giảm bớt độ béo của thịt, đồng thời làm bạn thấy ngon miệng hơn, cũng như khi người ta ăn nem tai lợn với lá sung lá ổi.
Video đang HOT
Lá đinh lăng Thanh Hóa có vị riêng rất đặc biệt.
Nem chua là món ngon không thể thiếu với người Thanh Hóa dùng đãi khách đến chơi nhà, dự tiệc. Và khi đi xa, họ đều không quên mang theo vài chục nem làm quà cho bạn bè nơi mình đến. Người phương xa đến Thanh Hoá cũng thường chọn nem mang về quê làm quà cho người thân. Ở Thanh Hoá muốn mua nem đúng hàng hiệu thì đến các nhà hàng đầu phố Trường Thi, hay phố Lê Hoàn. Nếu mua nem bán dạo ở các nhà ga, bến xe thường thì không đảm bảo chất lượng.
4. Nem lụi Huế
Nem lụi Huế được xem là một trong đặc sản của Thừa Thiên Huế mà bất kỳ ai đến thăm miền đất cố đô này cũng đều nên thử. Món ăn mang hương vị Trung Bộ độc đáo này để lại ấn tượng sâu sắc cho mọi du khách trong và ngoài nước từng được thưởng thức.
Nem lụi được chế biến khá đơn giản với thịt heo giã nhuyễn trộn với bì thái mỏng như miến, mỡ heo thái hạt lựu ướp cùng muối, tiêu đường, thính. Sau đó, người ta lụi hỗn hợp này vào từng chiếc đũa tre nhỏ và nướng trên bếp than. Mới thưởng hương thịt thơm nức tỏa ra trên từng chiếc đũa tre đã khiến lòng người không khỏi xao xuyến. Ấy chính là nét hấp dẫn đầu tiên mà món nem lụi đem lại.
Những chiếc nem lụi thường được được nướng vàng ươm, thơm phức trên bếp than hồng, ăn kèm với các loại rau sống thơm mát, chấm với nước lèo đặc biệt làm ngẩn ngơ lòng bao thực khách.
Khi ăn, người ta thường ăn kèm với bánh tráng (hay còn gọi là bánh đa nem), rau thơm, khế chua, chuối xanh, sung… tùy theo khẩu vị mỗi người
. 5. Nem nướng Ninh Hòa
Nem Ninh Hòa mang một hương vị đặc trưng rất riêng do được chết biến bằng loại thịt heo đất đỏ nổi tiếng. Một món nướng ngọt thơm kết hợp với nước chấm và các loại rau kèm theo làm cho món ăn có trở nên hấp dẫn không chỉ những người dân địa phương mà còn hấp dẫn những du khách gần xa.
Một phần nem nướng khá là cầu kỳ gồm khoảng 6-8 miếng thịt dăm lụi và vài miếng bánh tráng chiên giòn. Ăn kèm với các loại rau đủ mụi vị: cay, chua, chát…có nơi còn có thêm dưa chua và hành chua.
Nước chấm luôn đảm bảo được chế biến bao gồm: hỗn hợp thịt heo băm, tương, đường, muối, tỏi, ớt và một số gia vị khác.
Khi ăn, dùng bánh tráng nem (sản xuất tại làng Diên Thủy, Diên Khánh, Khánh Hòa). Loại bánh tráng này không cần nhúng nươc mà chỉ cần bỏ rau, thịt lụi, bánh tráng chiên giòn vào cuốn lại, chấm nươc lèo mà ăn. Thưởng thức món nem Ninh Hòa là một điều không thể bỏ qua khi đi du lịch Nha Trang.
6. Nem Lai Vung – Đồng Tháp
Nem Lai Vung là thứ nem chua làm tại huyện Lai Vung, Đồng Tháp. Nhìn từ ngoài vào trong ta sẽ thấy nem có màu đỏ hồng tươi, được gói trong lá chuối và dùng làm món ăn trong những buổi tiệc hoặc trong bữa cơm gia đình giản dị. Ngoài ra món này cũng rất hợp để ăn chơi, lai rai vì vị chua ngọt cay ngon miệng.
Cách chế biến nem Lai Vung khá công phu, tùy bí quyết của từng gia đình. Thịt nạc lọc hết gân, mỡ, xắt mỏng cho vào cối, thêm đường, muối vừa đủ và xay nhuyễn. Xay xong cho da heo (bì), thính vào trộn, không quên rắc vài hạt tiêu và miếng tỏi xắt mỏng. Cuối cùng nem được gói vào lá chùm ruột hay lá vông non, bên ngoài bọc một lớp lá chuối.
Nem Lai Vung có màu đỏ hồng, chưa ăn, nhìn đã thấy thèm. Khi nếm, hương vị chua, cay, mặn, ngọt, thêm độ giòn của mấy cọng bì càng tăng vị độc đáo khi thưởng thức.
Món ngon Thành Nam nhắc đến là thèm
Về với Nam Định, bạn đừng bỏ lỡ cơ hội được thưởng thức những món ăn làm nên thương hiệu phố cổ Thành Nam như xôi xíu, bánh xíu báo, bánh cuốn làng Kênh...
BÁNH XÍU BÁO
Bánh xíu báo hay còn được gọi là xíu páo, một trong những thức quà ngon, dân dã của người Hoa trước đây sống trên phố Khách (nay là phố Hoàng Văn Thụ, Lê Hồng Phong).
Xíu báo có vỏ như bánh nướng nhưng mềm và thơm hơn, có thể bóc ra như được từng lớp mỏng, có chút hơi giống vỏ bánh pía.
Nhân bánh là thịt xá xíu màu đỏ nâu sậm, xắt hạt lựu trộn với mộc nhĩ, mỡ lợn và nửa quả trứng gà luộc ăn bùi bùi béo ngậy, cảm giác đặc biệt khó tả. Chiếc bánh xíu báo nhỏ xinh luôn là món quà sáng quen thuộc của bao thế hệ học sinh Thành Nam.
BÁNH NHÃN HẢI HẬU
Nhiều người nhầm tưởng rằng bánh nhãn được làm từ quả nhãn nhưng kỳ thực không phải vậy. Do hình dạng tròn tròn, vàng ngon như long nhãn nên người dân địa phương mới sáng tạo đặt tên như thế.
Là món ăn chơi, ăn vặt phổ biến, bánh nhãn được làm từ bột nếp, trứng gà, đường, mỡ lợn. Bột nếp sau khi trộn với trứng gà được vo thành từng viên nhỏ, chiên trong chảo ngập mỡ.
Đường trắng nấu chảy, cho bột vừa chiên vào để đường bọc ở ngoài thật khéo. Bánh ngon và độ ngọt thế nào phụ thuộc nhiều vào lớp đường này.
XÔI XÍU NAM ĐỊNH
Xôi xíu gồm xôi trắng được đồ từ loại gạo nếp dẻo thơm nên hạt rất mềm, óng ả. Xôi được ăn cùng với thịt xá xíu, lạp xưởng và không thể thiếu thứ nước sốt thơm, đậm đà có vị cay nồng của hạt tiêu.
Một bát xôi được dọn ra vẫn còn nghi ngút khói, lẫn trong màu trắng tinh của những hạt nếp dẻo là miếng lạp xưởng hồng hồng, vài lát thịt xá xíu nạc và mềm.
Chỉ cần trộn đều bát xôi, cảm nhận vị thơm thơm của nếp, vị ngọt của thịt lợn được hầm mềm như tan chảy trong miệng. Một bát xôi vào buổi sáng hay buổi tối lang thang thành Nam là đủ làm ấm bụng trong những ngày đông lạnh.
BÁNH CUỐN LÀNG KÊNH
Người làng Kênh vẫn truyền cho con cháu kinh nghiệm tráng bánh ngon: Gạo làm bánh là loại dẻo, bột không được ngâm quá lâu vì bánh sẽ chua, nhão, khi tráng thoa một lớp bột mỏng nhưng đều.
Muốn bánh có độ dai, mỏng và giòn, để lâu bánh không bị cứng thì khi pha bột bánh thêm một lượng nhỏ bột dong. Trước đây khi tráng bánh người ta thường xếp bánh trên lá sen hoặc là chuối trông rất ngon mắt và chỉ chấm không với nước mắm.
Ngày nay, khi ăn người ta thường cho thêm vài lát chả quế thơm vào cho đậm vị. Món ăn qua bao đời vẫn được người làng Kênh gìn giữ để hương vị không đổi theo thời gian, chiều lòng được cả những vị khách khó tính nhất.
Trộn đều bát xôi, nếm thử một miếng, bạn sẽ cảm nhận được hương vị tuyệt vời của gạo nếp dẻo thơm quyện với thịt xíu mềm ngọt, lạp xưởng bùi béo, nước sốt thịt đậm đà có vị cay của tiêu.
Chỉ ăn một lần chắc chắn sẽ nhớ mãi. Mang hơi hướng phong cách người Hoa nên hiện giờ trên những phố cổ: Hàng Sắt, Hoàng Văn Thụ, Bắc Ninh... xôi xíu vẫn được bán nhiều.
BÚN ĐŨA THÀNH NAM
Có biết bao món ăn từ bún: nào là bún cá, bún riêu, bún đậu, bún bò... Nhưng có một món bún làm mê mẩn những người dân Thành Nam, mà lại ít ai nhắc đến là món "bún đũa".
Sợi bún to cỡ đầu đũa, mềm nhưng săn chắc chứ không nhũn. Bún đũa Nam Định dễ ăn không chỉ bởi vị thanh thanh nhẹ nhàng mà còn bởi vị thơm của cua và các gia vị món ăn này.
Thưởng thức một bát bún đang bốc khói với những sợi bún trắng to, nổi bật trên những mảng gạch cua hồng hồng, một ít màu trắng của cọng giá và màu xanh của rau, húp một ít nước béo đậm đà kèm theo chút gia vị ớt khô chưng mỡ sẽ ngon dần đến rân rân cảm giác vô cùng thú vị.
BÁNH GỐI
Bánh gối được coi là món quà "tâm hồn"của tuổi học trò. Có lẽ do ảnh hưởng từ phong cách ẩm thực Trung Hoa từ khu phố Tàu xưa nên bánh gối Nam Định hoàn toàn khác bánh gối Hà Nội từ cách chế biến, hình dáng cho đến cách thưởng thức.
Nếu bánh gối Hà Nội dùng vỏ bột trứng giòn, tỉ mẩn ngồi gấp vỏ đúng hình "gối", chấm mắm chua ngọt dùng kèm rau sống thì ở Nam Định, bánh gối được làm từ vỏ bánh đa nem quết lớp bột mì (miến, thịt, trứng vẫn được sử dụng để làm nhân) khi ăn bánh mềm, không bị ngấy.
Món ăn này hấp dẫn nhất là vào lúc tiết trời giá lạnh, cùng bạn bè bên bếp lửa hồng, người gói bánh, người nhặt rau, người nhanh tay lật giở những chiếc bánh vàng ruộm...để rồi cùng nhau thưởng thức mới thấy hết sức quyến rũ của món ăn do chính tay mình làm ra.
Nếu không có điều kiện chế biến, những cô cậu học trò khi tan trường vào các buổi chiều mùa đông thường tìm đến hàng bánh gối ở các góc phố Bắc Ninh, Hoàng Văn Thụ, Minh Khai, Nguyễn Du... của thành phố Nam Định để thưởng thức.
NEM NẮM GIAO THỦY
Để có món nem ngon đúng điệu, người làm phải chọn thịt lợn ngon, không dính gân, mỡ, sau khi mua về được nhúng nước sôi cho chín tái để giữ vị ngọt.
Thính đạt chuẩn không quá cháy, màu vàng đẹp. Bì lợn cạo sạch lông, luộc chín rồi sắt sợi nhỏ như sợi mỳ. Sau khi có các nguyên liệu cần thiết, người ta trộn thịt, bì, thính cùng nước mắm ngon, tỏi, tiêu, ớt, bóp sao cho quyện đều vào nhau, vo thành nắm tròn và gói lại, chẳng cần cho vào tủ lạnh cũng có thể để được mấy ngày.
Nem khi ăn, chỉ cần lấy lượng vừa đủ, gói thành miếng nhỏ vừa miệng kẹp chung với lá sung, đinh lăng.
LỤC TÀU XÁ
Lục tàu xá là món ăn bắt nguồn từ Trung Hoa. Bên cạnh bánh trôi tàu, lục tàu xá là món chè ngon, bổ dưỡng được dân ta học theo, lưu truyền đến ngày nay.
Theo tiếng Quảng Đông (Trung Quốc), lục tàu xá (lục đậu sa) có nghĩa là đậu xanh nát nhuyễn. Tàu xá không chỉ là món ăn ngon mà còn có tác dụng như một bài thuốc bổ, bởi bản thân các nhiên liệu dùng để nấu Tàu xá đều có vị thuốc.
Đậu xanh có tính mát, giải độc, giải nhiệt, cảm sốt và có tác dụng trừ ô cấu (thải chất bẩn trong cơ thể); trần bì có vị đắng the, giúp tiêu thực, thanh đờm, thanh phế quản.
Chính vì lục tàu xá là một món ăn vừa ngon, vừa bổ, vừa có hương vị độc đáo riêng mà nó đã thành món ăn quen thuộc, ưa thích của đông đảo người dân Thành Nam.
Chè kho Nam Định Hương vị quê nhà Cùng với cá kho, bánh gai, cá gỏi, chè kho Nam Định là đặc sản dân dã mà đặc sắc của một vùng đất cổ giầu chất văn hóa. Ai cũng biết chè kho nấu đúng cách rất khó về mặt kỹ thuật. Đó là thứ chè ăn ngọt, dạng khô dẻo, nấu bằng đậu xanh, được bày trên đĩa nhỏ chứ không...