Nem chua – đặc sản xứ Thanh tăng giá chóng mặt ngày Tết
Thành thông lệ, từ 23 tháng Chạp, nem chua, món đặc sản xứ Thanh, lại tăng giá chóng mặt, gấp đôi so với ngày thường nhưng nhiều cơ sở vẫn cháy hàng.
Nem chua là đặc sản “top đầu” trong các món ngon trứ danh của đất Thanh Hóa, vì thế “dù ai đi ngược về xuôi” cũng cố mang cho mình vài chục cái nem để làm quà cho người thân hoặc bạn bè thưởng thức.
Các cơ sở sản xuất nem chua tăng công suất gấp 2-3 lần ngày thường vẫn cháy hàng ngày Tết
Đặc biệt, những năm gần đây, nem chua Thanh Hóa luôn đắt hàng mỗi dịp Tết và không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết, bởi món này ngoài thơm ngon còn rất giản đơn, tiện dụng.
Ngày thường nem chua sẽ giữ giá ổn định, tuy nhiên bắt đầu từ 23 tháng Chạp (tức tháng 12 Âm lịch) giá nem chua tại Thanh Hóa bắt đầu tăng gấp rưỡi, thậm chí gấp đôi.
Nem chua là món đặc sản nổi tiếng ở xứ Thanh…
Video đang HOT
… được rất nhiều người mua biếu người thân, bạn bè những ngày Tết
Theo ghi nhận, tại Thanh Hóa hiện có cả ngàn cơ sở sản xuất nem chua, nem thính và nem nướng các loại, tập trung chủ yếu ở khu vực TP Thanh Hóa, huyện Thọ Xuân, Cẩm Thủy, Quảng Xương, Hoằng Hóa… Trong đó, TP Thanh Hóa là địa bàn hút khách nhất, các cửa hàng tại đây đều tăng giá chóng mặt.
Ngày thường, một chiếc nem chua loại dài (loại ưa chuộng nhất) có giá 500.000 đồng/100 cái, nhưng ngày Tết sẽ tăng lên gấp rưỡi. Tuy nhiên, nhiều cửa hàng tăng lên gấp đôi 1 triệu đồng/100 cái. Dù giá cao ngất ngưởng, thế nhưng nhiều cửa hàng đến 28 – 29 Tết đã cháy hàng.
Mặc dù giá cả tăng gấp rưỡi, gấp đôi ngày thường nhưng nhiều cơ sở vẫn cháy hàng những ngày cận Tết
Các sơ sở nổi tiếng ở TP Thanh Hóa như nem Cây Đa, nem Thắng Tuyến… thường tới 25 – 26 Tết đã không nhận hàng, bởi công nhân làm không kịp, dù đã tăng công suất lên gấp 2-3 lần ngày thường. Mặc dù giá cả tăng chóng mặt, tuy nhiên nhu cầu của khách vẫn tăng cao, khiến hầu hết các cơ sở sản xuất nem chua luôn trong tình trạng “cháy hàng”.
Ngày Tết, bảo quản hạt thế nào để luôn giòn, không hôi dầu?
Ngày Tết nhiều gia đình thường trữ các loại hạt để ăn, nhưng bảo quản thế nào để dùng được lâu thì không phải ai cũng biết.
Gần đây, bên cạnh bánh mứt thì các loại hạt khô cũng được sử dụng phổ biến để nhâm nhi trong những ngày lễ Tết vì chúng vừa ngon lại tốt cho sức khỏe. Nhưng bạn đã biết cách bảo quản các loại hạt chưa?
Đựng hạt vào các hũ thủy tinh
Cách đầu tiên rất đơn giản, bạn chỉ cần chuẩn bị hũ thủy tinh hay hộp nhựa để bảo quản các loại hạt trong ngày Tết, không những giữ được chất lượng thơm ngon mà còn rất sạch sẽ, khô ráo, tránh hạt bị mốc.
Ngoài ra, bạn có thể đặt thêm túi hút ẩm (chuyên dành cho thực phẩm) vào trong hộp, lọ sẽ giúp hạt tránh bị ỉu trong thời gian sử dụng.
Sử dụng túi nilon, túi ép chân không
Túi nilon cũng là một vật dụng để bảo quản các loại hạt để không bị ỉu trong các ngày Tết rất tiện lợi.
Ngoài ra, cách tốt nhất để bảo quản các loại hạt là sử dụng túi hút ép chân không, như vậy sẽ giúp hạt được bảo quản kín hơn.
Rang lại hạt
Khi thấy các hạt có dấu hiệu bị ỉu, đừng quá lo lắng. Bạn chỉ cần bỏ chúng vào trong chảo chống dính trên ngọn lửa vừa để rang nóng lại.
Khi thấy hạt chuyển sang màu vàng và khô lại, bạn tắt bếp, để nguội ở nhiệt độ phòng, rồi bảo quản trong hộp, lọ hoặc túi nilong như 2 bước trên. Chú ý không nên rang quá lâu vì sẽ làm cháy hạt đấy!
Phơi dưới nắng
Để hạn chế mối mọt, nên phơi đậu, đỗ, lạc dưới nắng với điều kiện sân phơi phải khô, sạch sẽ và khi sân đạt nhiệt độ trên 20 - 25 độ C mới bắt đầu tiến hành phơi hạt. Tuy vậy, khi nắng to, nhiệt độ sân phơi quá cao thì phải gom hạt vào bóng mát để tránh chảy dầu, sẫm màu và tróc vỏ.
Làng gói bánh chưng xuất khẩu nức tiếng đất Cảng Cứ mỗi dịp Tết đến, làng bánh chưng Thủy Đường (Thủy Nguyên, Hải Phòng) trở nên nhộn nhịp, mỗi ngày làm hàng nghìn chiếc cung cấp ra thị trường. Bà Nguyễn Thị Chiều (thôn Bấc 2, xã Thủy Đường) cho biết: "Nhà tôi có 40 năm trong nghề. Ở đây gói bánh chưng quanh năm, hàng ngày chỉ gói vài chục chiếc. Ngày...