Neil Armstrong trả lời ra sao trước những nghi ngờ rằng các cảnh quay trên Mặt trăng là giả?
Neil Armstrong thừa nhận 800.000 nhân viên của NASA sẽ “không thể giữ bí mật” nếu thực sự có việc giả mạo cuộc đổ bộ Mặt trăng lịch sử của con tàu Apollo 11.
Phi hành gia huyền thoại, Neil Armstrong, qua đời vào năm 2012, đã trở thành người đàn ông đầu tiên đi bộ trên bề mặt Mặt trăng sau khi chỉ huy thành công sứ mệnh của NASA vào ngày 21 tháng 7 năm 1969. Cùng với Buzz Aldrin, cặp đôi đã đưa tàu đổ bộ lên Mặt trăng. Trong quá trình đó họ đã gặp phải một số vấn đề nguy hiểm về hết nguyên liệu, tuy nhiên bằng một số thao tác ghì đè trên máy tính của Armstrong, họ đã trở về căn cứ Tranquility một cách an toàn. Kết quả này đã mang lại một tiếng thở phào nhẹ nhõm cho hàng triệu người đang theo dõi từ Trái đất. Armstrong xuất hiện trước máy quay và bắt đầu bài phát biểu của mình về “một bước nhỏ trên Mặt trăng” trước khi chôn lá cờ Mỹ nhằm đánh một dấu mốc lịch sử cũng như lời tuyên bố cho sự kết thúc của “ Cuộc đua không gian.”
Tuy vậy, sau nhiều năm trôi qua, thành tựu hoành tráng và thiêng liêng này đã dần bị lu mờ bởi những tuyên bố nghi ngờ từ các nhà lý luận âm mưu rằng toàn bộ sự việc đi vào lịch sử đó đều được dàn dựng từ một phim trường, nó chỉ là một bộ phim không hơn không kém. Vì vậy, vào năm 2011 Armstrong – lúc đó đã 81 tuổi- đã tới Úc nơi ông được Giám đốc điều hành Tổ chức kế toán thực hành mời tới, và trong đó có Alex Malley đóng vai trò là người phỏng vấn.
Ông Malley nói: Tất nhiên, một dấu mốc lịch sử quan trọng như vậy mọi người không thể ngừng nhắc tới nó. Kể từ thời điểm đó, đã có những người tuyên bố rằng cuộc đổ bộ Mặt trăng đó không bao giờ xảy ra. Hãy tưởng tượng rằng, sau tất cả nỗ lực và đam mê, bất chấp cả nguy hiểm nữa vẫn có những người nói điều đó. Câu trả lời ban đầu của ông là gì? Tôi còn nhớ ông đã từng trả lời trong cuộc phỏng vấn trước đây về việc ông có biểu hiện lo lắng sau khi trở về, đó là do sự kinh ngạc về số lượng khán giả tham gia lúc đó.”
Video đang HOT
Armstrong đã đưa ra câu trả lời mà ông nghĩ sẽ là bằng chứng chắc chắn cho bất kỳ ai đến thăm Mặt trăng trong tương lai. Ông nói: “Tôi không nhớ rõ những gì tôi nói vào ngày đó nữa rồi, mọi người thích thuyết âm mưu, tôi biết là chúng rất hấp dẫn. Nhưng tôi không bao giờ lo lắng về những nghi ngờ mà người ta thường nói vì tôi biết rằng một ngày nào đó sẽ có người bay trở lại Mặt trăng và lấy chiếc máy ảnh mà tôi để lại. Vì vậy, họ chắc chắn sẽ là bằng chứng sống cho những gì chúng tôi đã làm.”
Đồng thời, ông Malley cũng nhớ lại một điều khác mà Armstrong đã nói trước đây trong cuộc phỏng vấn đầu tiên từ lúc trở về từ Mặt trăng: “Tôi thấy ông đã có một câu trả lời thật tuyệt vời, tôi vẫn nhớ như in câu trả lời đó và có thể tóm tắt ý của nó ngay bây giờ. Điều quan trọng là việc 800.000 nhân viên của NASA đã không thể giữ bí mật về những điều mà họ làm, họ không được phép giấu công chúng và đó là một điều thú vị. Trong bài phỏng vấn ngày đó ông có nhắc tới Google Moon, thứ đã giúp ích rất nhiều cho cuộc đổ bộ của các ông và điều đó làm tôi tò mò tìm hiểu.”
Malley đã phát một đoạn phim đáng kinh ngạc cho Armstrong và đoạn phim cho thấy điểm đỗ của ông khi ở trên Mặt trăng ngày nay có thể thấy trên Google Moon. Nhận xét về cảnh quay xung quanh, Armstrong cho biết: “Hình ảnh này làm tôi nhớ đến bề mặt tại nơi tôi đã từng có cơ hội đặt chân lên. Trên thực tế để có thể đáp xuống Mặt trăng một cách hoàn chỉnh phải cần 12 phút 32 giây tuy nhiên những gì mọi người được xem chỉ là 3 phút cuối cùng. Ở màn hình bên trái, bạn sẽ thấy kí hiệu của bộ phim gốc sản xuất năm 1969. Chúng tôi khi đó đang quay khung cảnh xung quanh từ cửa sổ của mô-dun, bạn có thể xem nó và so sánh với các miệng hố trong những hình ảnh của Google Moon.”
Nga công bố kế hoạch mới về chinh phục không gian, cuộc đua nóng lại
Nga hôm 31/5 tuyên bố về kế hoạch thử 2 tên lửa mới trong năm nay và tiếp tục chương trình Mặt Trăng vào năm 2021.
Tuyên bố trên được đưa ra sau khi nước này mất thế độc tôn về du hành vũ trụ, với việc các phi hành gia Mỹ bay lên vũ trụ lần đầu tiên với sự hỗ trợ của tên lửa đẩy Falcon 9 chế tạo trong nước và được phóng đi từ lãnh thổ Mỹ kể từ năm 2011. Điều này báo hiệu sự cạnh tranh gay gắt không chỉ của Nga và Mỹ, mà còn nhiều quốc gia khác trong cuộc đua chinh phục không gian thời gian tới.
Các tàu Soyuz của Nga đã trở thành phương tiện duy nhất vận chuyển các phi hành gia đến và rời khỏi Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS), sau khi hệ thống tàu vận tải con thoi của Mỹ đã ngừng hoạt động vào năm 2011. Từ đó, NASA phải phụ thuộc vào Nga để đưa phi hành gia Mỹ lên ISS với chi phí khá tốn kém.
Việc phóng tàu vũ trụ Crew Dragon của Mỹ thành công đánh dấu nhiều dấu mốc quan trọng: Những nhà du hành đầu tiên bay lên trạm ISS từ lãnh thổ Mỹ kể từ năm 2011; sứ mệnh có người lái đầu tiên của SpaceX trong lịch sử 18 năm; các nhà du hành NASA bay ra ngoài không gian trên một tàu vũ trụ thiết kế hoàn toàn mới kể từ năm 1981.
Phát biểu tại Trung tâm vũ trụ Kennedy sau vụ phóng SpaceX hoàn hảo, Tổng thống Mỹ Donald Trump bày tỏ tham vọng của Mỹ trong cuộc chiến chinh phục không gian với khẳng định "người phụ nữ đầu tiên trên Mặt trăng sẽ là một phụ nữ Mỹ và các phi hành Mỹ sẽ sớm đáp xuống sao Hỏa.
Ông Trump nói: "Thế giới sẽ phải ghen tị với nước Mỹ. Chúng tôi sẽ nhanh chóng đáp xuống Sao Hỏa và sớm có những vũ khí hiện đại nhất trong lịch sử. Tôi đã nhìn vào thiết kế và thậm chí còn không thể tin được. Mỹ đang lấy lại vị trì của mình như những người tiên phong. Chúng ta thường nói, bạn không thể là số 1 trên trái đất nếu bạn đứng thứ 2 trong vũ trụ".
Trước những bước tiến của Mỹ, Người phát ngôn Tập đoàn vũ trụ Nga Roscosmos, ông Vladimir Ustimenko khẳng định: " Nga sẽ không ngồi yên. Ngay trong năm nay Nga sẽ tiến thử 2 tên lửa mới và nối lại chương Mặt Trăng vào năm tới".
Cuộc đua không gian giữa các cường quốc thời gian qua đã tạo ra những tiến bộ ngoạn mục xét dưới góc độ khoa học, mang lại lợi ích lớn cho con người. Cạnh tranh có, nhưng các nước cũng đều thể hiện thiện chí hợp tác, đặc biệt là giữa Nga với Mỹ, với biểu tượng hợp tác quốc tế trong không gian là Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS).
Bất chấp căng thẳng chính trị giữa Nga và Mỹ thời gian qua ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của mối quan hệ song phương, hợp tác liên quan đến ISS vẫn không bị ảnh hưởng.Trong một cuộc trò chuyện với phi hành đoàn ISS mới đây, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ca ngợi "mối quan hệ đối tác hiệu quả" giữa Nga và Mỹ.
Ông Putin nói: "Chúng tôi vui mừng khi Nga và Mỹ đã có sự hợp tác thành công với Mỹ- một trong những cường quốc không gian hàng đầu của thế giới. Đây là một ví dụ sinh động về mối quan hệ đối tác hiệu quả giữa các nước vì lợi ích của toàn nhân loại".
Tuy nhiên sau các bước tìm hiểu và khám phá không gian, cuộc cạnh tranh ngôi vị và những mục đích thương mại, sử dụng không gian đang khiến sự hợp tác quốc tế này đi dần đến hồi kết. Nga nhiều lần bày tỏ lo ngại khả năng Mỹ đưa vũ khí vào không gian. Mỹ cũng dự định đưa con người trở lại Mặt Trăng vào năm 2024, trong khi Nga cũng có kế hoạch xây dựng trạm vũ trụ của riêng mình để thay thế ISS. Cuộc đua này trở nên quyết liệt hơn với sự tham gia của nhiều quốc gia như Ấn Độ, Trung Quốc...
Giới chuyên gia nhận định, cuộc đua chinh phục không gian với mục tiêu mang lại lợi ích cho nhân loại sẽ có tác động ngược lại nếu cạnh tranh khốc liệt xảy ra giữa các cường quốc. Sự hợp tác vô giá- thành tựu lớn nhất của chương trình hợp tác quốc tế ISS có thể bị mất đi do sự cạnh tranh này. Với việc các quốc gia đều lên kế hoạch cho riêng mình đi vào không gian sẽ là một bước lùi trong nghiên cứu, đưa thế giới quay trở lại cuộc đua vũ trụ của những năm 1960./.
Trung Quốc triển khai sứ mệnh Sao Hỏa vào tháng 7 Vào tháng 7, Trung Quốc sẽ triển khai sứ mệnh Sao Hảo đầy tham vọng của mình bằng việc cho hạ cánh một robot điều khiển từ xa trên bề mặt 'hành tinh đỏ', công ty phụ trách dự án cho biết. Phía Bắc Kinh đã đầu tư hàng tỷ đô la vào chương trình không gian của mình trong nỗ lực bắt...