Né đông đúc ở sân bay, khách chi thêm tiền check-in nhanh
Lo ngại xếp hàng lâu chờ đến lượt làm thủ tục, nhiều khách hàng đã chọn mua dịch vụ check-in nhanh với giá 100.000 đồng/lượt.
Dù vậy, theo các hãng, dịch vụ này cộng thêm khi khách có yêu cầu, hãng không gợi ý mua dịch vụ.
Lo đông đúc ở sân bay chậm làm thủ tục dẫn đến lỡ chuyến, nhiều khách chi thêm tiền mua dịch vụ check-in nhanh – Ảnh: CÔNG TRUNG
Dịch vụ check-in nhanh tại sân bay đang được Vietjet, Bamboo Airways triển khai có giá 100.000 – 140.000 đồng/lượt cho hành trình quốc nội và quốc tế. Đây là dịch vụ cộng thêm được mở bán ngay thời điểm mua vé, khách hoàn toàn có thể chọn lựa trên website hoặc mua dịch vụ trực tiếp tại quầy đại diện ở sân bay.
Hiện nay hình thức làm thủ tục chuyến bay gồm check-in tại quầy và check-in kiost, check-in online.
Theo một đại diện hãng bay, khách sử dụng dịch vụ ưu tiên này ký gửi hành lý hoặc có con nhỏ nên chọn lựa loại dịch vụ để nhanh chóng hoàn tất thủ tục, tránh phải xếp hàng chờ đợi lâu. Tuy nhiên, thông tin mua check-in ưu tiên được đưa qua cửa VIP an ninh soi chiếu là không chính xác.
Video đang HOT
Tùy vào trường hợp khách hàng sát giờ bay, phụ nữ mang thai, người lớn tuổi… sẽ được nhân viên hãng hỗ trợ qua lối an ninh để nhanh chóng hoàn tất khâu an ninh soi chiếu.
“Đây là loại dịch vụ cộng thêm, khách có nhu cầu mua, hãng cung cấp chứ không có chuyện hãng gợi ý khách chi thêm tiền mua dịch vụ check-in ưu tiên này” – một đại diện hãng bay nói.
Theo tìm hiểu, các hãng bay đều triển khai thêm nhiều loại dịch vụ mới như bán thẻ phòng chờ sân bay, mua thêm ký hành lý, phục vụ suất ăn…
Nhu cầu đi hàng không dịp hè đang bùng nổ, sân bay Tân Sơn Nhất, Phú Quốc, Nội Bài đón lượng khách “khủng” và tần suất bay dày đặc. Tại sân bay Tân Sơn Nhất, nườm nượp khách đi lại với sản lượng đạt kỷ lục 123.000 lượt khách/ngày.
Lãnh đạo Cảng vụ Hàng không miền Nam cho biết nhu cầu đi lại bùng nổ vào giữa tháng 7, sân bay đông đúc khách là điều khó tránh khỏi. Căn cứ vào lịch khai thác và nhu cầu của khách, cơ quan này dự kiến cuối tháng 7 tần suất chuyến bay và sản lượng khách bắt đầu “giảm nhiệt”.
Giá xăng dầu tăng, Bộ Giao thông vận tải kiến nghị điều chỉnh phí, lệ phí
Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính kiến nghị xem xét, điều chỉnh mức thu một số phí, lệ phí trong các lĩnh vực giao thông để có thể tháo gỡ một phần việc tăng chi phí vận tải do giá xăng, dầu tăng cao hiện nay.
Doanh nghiệp vận tải gặp nhiều khó khăn
Theo thống kê mới nhất của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA), giá nhiên liệu Jet A1 khu vực châu Á từ ngày 1/7 đã lên tới 153,59 USD/thùng, dự báo bình quân năm 2022 là 143,4 USD/thùng. Đây đang là vấn đề khiến các doanh nghiệp hàng không "đau đầu" nhất hiện nay.
Đại diện Vietnam Airlines cho biết, hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2022 của hãng chịu tác động bởi nhiều yếu tố, nhưng quan ngại nhất là giá xăng dầu đầu vào. Theo tính toán của Cục Hàng không Việt Nam, với giả định tỷ trọng chi phí nhiên liệu chiếm 39,5% tổng chi phí và các yếu tố chi phí khác không có biến động, chi phí nhiên liệu tháng 7/2022 của các hãng hàng không tăng 92,91% so với tháng 12/2014 và tăng 114,93% so với tháng 9/2015, tác động làm tổng chi phí tăng 39,61% so với tháng 12/2014 và tăng 46,51% so với tháng 9/2015.
Giá xăng dầu tăng cao, doanh nghiệp hàng không gặp không ít khó khăn.
Năm 2021 khi giá nhiên liệu bình quân là 72 USD/thùng, nhưng hiện nay giá nhiên liệu đã tăng gấp đôi, khiến nhiều hãng hàng không trên thế giới phải ngừng bay chỉ vì giá nhiên liệu. Đối với Vietnam Airlines, đối mặt với giá nhiên liệu khoảng 160 USD/thùng hiện nay, nếu tiếp tục kéo dài đến cuối năm, chi phí của hàng sẽ tăng thêm tới 4.300 tỷ đồng.
Còn với Vietjet, năm 2022, hãng xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh trên cơ sở giá xăng dầu ở mức 80 USD/thùng. Với giá xăng dầu hiện nay, Vietjet sẽ gánh thêm chi phí 6.500 -7.500 tỷ đồng.
Theo các chuyên gia giao thông, mức chi phí nhiên liệu tăng cao hiện nay nếu không sớm được tháo gỡ, sẽ ảnh hưởng tới sản lượng khai thác không chi với hàng không, mà đối với tất cả các lĩnh vực giao thông, vì xăng dầu chiếm khoảng 40% chi phí đầu vào.
Trước thực tế trên, Cục Hàng không Việt Nam đề xuất các giải pháp liên quan đến việc miễn, giảm thuế bảo vệ môi trường; giá một số dịch vụ chuyên ngành hàng không và cho phép phụ thu nhiên liệu hoặc điều chỉnh tăng trần khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa. Cụ thể, Cục Hàng không Việt Nam đề nghị áp dụng mức thu phí thẩm định cấp chứng chỉ, giấy phép, giấy chứng nhận trong hoạt động hàng không... bằng 80% mức quy định; tiếp tục miễn, giảm thuế bảo vệ môi trường, thuế nhập khẩu đối với nhiên liệu bay đến hết năm 2023...
Kiến nghị điều chỉnh giảm nhiều loại phí, lệ phí
Trước thực tế trên, Bộ GTVT vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính kiến nghị xem xét, điều chỉnh mức thu một số phí, lệ phí để tháo gỡ khó khăn cho vận tải do tăng giá xăng, dầu.
Theo đó, ở lĩnh vực đường bộ, Bộ GTVT kiến nghị giảm mức thu phí sử dụng đường bộ ban hành tại Thông tư số 70/2021/TTBTC ngày 12/8/2021 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ theo hướng: Giảm 30% mức thu phí sử dụng đường bộ đối với xe kinh doanh vận tải hành khách; giảm 10% mức thu phí sử dụng đường bộ đối với xe kinh doanh vận tải hàng hóa. Thời gian đề nghị giảm các phí trên đến hết năm 2022.
Đối với lĩnh vực hàng hải, Bộ GTVT kiến nghị giảm mức thu một số phí, lệ phí ban hành tại Thông tư số 261/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về phí, lệ phí hàng hải và biểu mức thu phí, lệ phí hàng hải. Các phí, lệ phí đề xuất giảm như sau: Giảm 20% phí trọng tải tàu, thuyền hoạt động hàng hải nội địa; giảm 20% phí bảo đảm hàng hải hoạt động hàng hải nội địa; Giảm 20% lệ phí vào, rời cảng biển hoạt động hàng hải nội địa. Thời gian đề nghị giảm từ tháng 8 đến hết tháng 12/2022.
Đối với lĩnh vực đường sắt, nhằm hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 120/2021/TT-BTC điều chỉnh giảm 50% phí sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt kể từ ngày 8/2/2021 đến hết ngày 30/6/2022. Tuy nhiên, để tiếp tục hỗ trợ ngành Đường sắt và các doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt trong giai đoạn giá nhiên liệu tăng cao, Bộ GTVT đề nghị Bộ Tài chính cho kéo dài thời hạn áp dụng Thông tư 120/2021/TT-BTC đến hết ngày 31/12/2022.
Ngoài ra, đối với lĩnh vực đường thủy nội địa, Bộ GTVT kiến nghị miễn giảm mức thu một số phí ban hành tại Thông tư số 248/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí ra, vào cảng, bến thủy nội địa, gồm: Miễn giảm 100% lệ phí ra, vào cảng bến thủy nội địa; giảm 50% phí trình báo đường thủy nội địa. Thời gian đề nghị giảm đến hết năm 2022.
Riêng lĩnh vực hàng không, Bộ GTVT kiến nghị giảm mức thu một số phí ban hành tại Thông tư số 193/2016/TT-BTC ngày 8/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực hàng không. Cụ thể, giảm 20% mức thu phí thẩm định cấp chứng chỉ, giấy phép, giấy chứng nhận trong hoạt động hàng không dân dụng; cấp giấy phép ra vào khu vực hạn chế tại cảng hàng không, sân bay và giảm 20% mức thu phí đăng ký giao dịch bảo đảm đối với tàu bay. Thời gian giảm đến hết năm 2022.
Hàng không với nỗ lực 'làm sạch bầu trời' Lượng khí thải từ hàng trăm nghìn chuyến bay trên bầu trời mỗi ngày đang ảnh hưởng xấu đến môi trường, đặt ra bài toán ngành Hàng không phải có những phương thức vận tải thay đổi để hạn chế tác động của biến đổi khí hậu. Mục tiêu chống biến đổi khí hậu Theo số liệu của Cục Hàng không Việt Nam,...