NĐT trong nước mở mới chưa đến 5.000 tài khoản chứng khoán trong tháng 10, thấp nhất trong nhiều năm
Việc NĐT cá nhân trong nước mở mới chưa đạt con số 5.000 tài khoản/tháng là điều khá bất ngờ khi mà trong 2 năm trở lại đây, số lượng tài khoản cá nhân trong nước mở mới bình quân vào khoảng 18.000 mỗi tháng.
Theo số liệu từ Trung tâm lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD), trong tháng 10/2019, số lượng nhà đầu tư cá nhân trong nước mở mới tài khoản chứng khoán chỉ là 4.945, giảm 11.296 tài khoản so với tháng trước và là con số thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây.
Việc NĐT cá nhân trong nước mở mới chưa đạt con số 5.000 tài khoản/tháng là điều khá bất ngờ khi mà trong 2 năm trở lại đây, số lượng tài khoản cá nhân trong nước mở mới bình quân vào khoảng 18.000 mỗi tháng.
Ngay cả giai đoạn thị trường ảm đạm nhất vào tháng 12/2018 đến tháng 1/2019, khi mà VN-Index thủng mốc 900 điểm vẫn có khoảng 15.000 tài khoản cá nhân trong nước được mở mới mỗi tháng.
Trong tháng 10 vừa qua, TTCK Việt Nam dao động trong biên độ hẹp, chủ yếu từ 990 – 1.000 điểm. Ngay khi bước sang tháng 11, chỉ số VN-Index đã bứt phá mạnh và dễ dàng vượt qua mốc tâm lý 1.000 điểm và có thời điểm áp sát mốc 1.030 điểm.
Số lượng tài khoản NĐT cá nhân trong nước mở mới thấp đột ngột trong tháng 10
Video đang HOT
Tính tới hết tháng 10/2019, nhà đầu tư trong nước có tổng cộng 2.311.348 tài khoản chứng khoán, bao gồm 2.301.388 tài khoản cá nhân và 9.960 tài khoản tổ chức. So với dân số Việt Nam gần 100 triệu người, số lượng tài khoản chứng khoán kể trên vẫn còn khá khiêm tốn bởi trên thực tế mỗi nhà đầu tư có thể mở nhiều tài khoản tại các CTCK khác nhau.
Thống kê cho thấy số lượng mở mới tài khoản có mối liên hệ mật thiết với diễn biến thị trường. Tiêu biểu như trong giai đoạn cuối quý 1/2018 khi VN-Index tạo đỉnh 1.200 điểm, số lượng NĐT mở mới tài khoản tăng lên kỷ lục. Trong khi đó, có rất ít nhà đầu tư mở mới tài khoản chứng khoán khi thị trường tạo đáy vào giai đoạn cuối năm 2018, đầu năm 2019. Tuy vậy, trường hợp tháng 10 vừa qua có hơi trái với quy luật thông thường khi số tài khoản NĐT cá nhân trong nước giảm quá mạnh, dù thị trường chung vẫn tương đối tích cực.
Với nhà đầu tư nước ngoài, họ đã mở mới 343 tài khoản trong tháng 10 vừa qua, tăng 68 tài khoản so với tháng trước đó. Trong tháng 10, khối ngoại đã bán ròng hơn 1.600 tỷ đồng trên HoSE, nhưng sang tháng 11 giao dịch đang trở nên tích cực hơn khi họ quay đầu mua ròng gần 400 tỷ đồng.
Minh Anh
Theo Trí thức trẻ
Thị trường chứng khoán phái sinh: 'Ngân hàng sẽ được cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán'
Trả lời Tạp chí Nhà Đầu tư, TS. Nguyễn Sơn - Chủ tịch Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam đã có những chia sẻ về sự tham gia của nhà đầu tư tổ chức trên thị trường chứng khoán phái sinh (TTCKPS).
TS. Nguyễn Sơn, Chủ tịch Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam.
- Thưa ông, vì sao các nhà đầu tư cá nhân vốn có kinh nghiệm, kiến thức không bằng các nhà đầu tư tổ chức chuyên nghiệp lại đang chiếm ưu thế trên TTCKPS, còn các nhà đầu tư nước ngoài vẫn chưa "mặn mà" với thị trường này?
Ông Nguyễn Sơn: Ngày 10/08/2017, TTCKPS Việt Nam đã chính thức đi vào hoạt động với sản phẩm đầu tiên là Hợp đồng tương lai (HĐTL) chỉ số cổ phiếu VN30. Sau gần 2 năm đi vào hoạt động, cùng với sự phát triển nhanh chóng của TTCKPS thì hoạt động bù trừ, thanh toán chứng khoán phái sinh (CKPS) do Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) thực hiện cũng đã có được nhiều kết quả đáng ghi nhận so với ngày khai trương thị trường như tính đến ngày 11/7/2019, số lượng tài khoản giao dịch và bù trừ, thanh toán CKPS được đăng ký trên hệ thống của VSD đã lên tới hơn 75.000 tài khoản, tăng khoảng 23 lần; số lượng hợp đồng mở (OI) là 26.699 HĐ, tăng 132 lần; giá trị tài sản ký quỹ là 2.210.807.476.890 đồng, tăng 76 lần; tổng giá trị lỗ/lãi vị thế và thanh toán đáo hạn lũy kế thực hiện qua VSD là 3.942 tỷ đồng.
Những con số nêu trên cho thấy thị trường CKPS đã được nhà đầu tư quan tâm đón nhận một cách tích cực, tuy nhiên xét về cơ cấu nhà đầu tư tham gia vào thị trường thì vai trò của nhà đầu tư tổ chức nói chung và nhà đầu tư tổ chức nước ngoài nói riêng còn khá khiêm tốn. Theo thống kê, đến ngày 11/7/2019, trong tổng số 75.659 tài khoản đang có hiệu lực trên hệ thống của VSD thì có đến 99,7% là nhà đầu tư cá nhân, 0,3% nhà đầu tư tổ chức, trong đó nhà đầu tư tổ chức nước ngoài chỉ chiếm 0,06%.
Theo tôi, sự thiếu vắng của nhà đầu tư tổ chức nói chung và nhà đầu tư tổ chức nước ngoài nói riêng trên TTCKPS Việt nam cũng là xu thế chung của các TT CKPS khi mới hình thành do các yếu tố sau: (i) quy mô thị trường còn nhỏ, sản phẩm còn đơn nhất (hiện mới chỉ có 02 loại sản phẩm mang tính phòng vệ là HĐTL chỉ số và HĐTL TPCP, trong đó sản phẩm HĐTL TPCP - sản phẩm thu hút nhiều nhà đầu tư tổ chức- thì mới chỉ đi vào hoạt động chưa đầy tháng); (ii) thiếu vắng sự tham gia của các ngân hàng thương mại lớn với vai trò là ngân hàng lưu ký trong hoạt động bù trừ thanh toán. Đây chính là nguyên nhân dẫn tới tính hấp dẫn của thị trường đối với các nhà đầu tư có tổ chức là chưa cao đặc biệt là với các nhà đầu tư tổ chức nước ngoài.
Tuy nhiên, theo quan điểm cá nhân tôi, vấn đề này sẽ dần được giải quyết trong giai đoạn tới khi quy mô thị trường tăng lên, các sản phẩm được đa dạng hơn, đặc biệt là những sản phẩm hướng tới đối tượng là nhà đầu tư tổ chức như sản phẩm HĐTL TPCP các kỳ hạn, hợp đồng quyền chọn... được đưa vào thị trường cũng như khi khối ngân hàng thương mại được phép tham gia vào hoạt động bù trừ thanh toán cho thị trường mới mẻ này. Khi đó, độ hấp dẫn của thị trường đối với nhà đầu tư tổ chức sẽ tăng lên và sẽ ngày càng có nhiều nhà đầu tư tổ chức nước ngoài tham gia thị trường.
- Về phía VSD sẽ có giải pháp nào để thúc đẩy sự tham gia của nhà đầu tư tổ chức, nhất là nhà đầu tư tổ chức nước ngoài vào TTCKPS?
Như đã phân tích trên đây, để thu hút nhiều hơn nữa nhà đầu tư tổ chức nói chung và nhà đầu tư tổ chức nước ngoài nói riêng tham gia vào TTCKPS Việt Nam thì về phía VSD với tư cách là đơn vị tổ chức thực hiện hoạt động bù trừ, thanh toán CKPS theo mô hình đối tác bù trừ, chúng tôi sẽ phối hợp chặt chẽ với các đơn vị vận hành thị trường khác như Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội và Ngân hàng thanh toán Vietinbank để tiếp tục nghiên cứu triển khai các sản phẩm mới như HĐTL trên chỉ số cổ phiếu mới, HĐTL cổ phiếu riêng lẻ, Hợp đồng quyền chọn phù hợp với lộ trình phát triển sản phẩm đã được cơ quan quản lý phê duyệt, khung pháp lý cũng như tiến độ triển khai các dự án công nghệ thông tin liên quan.
Việc đa dạng hóa sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm hướng tới đối tượng là các nhà đầu tư tổ chức, trong đó có các nhà đầu tư tổ chức nước ngoài sẽ tạo thêm sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư này. Bên cạnh đó, VSD cũng sẽ phối hợp với các bên liên quan để đề xuất với các cấp có thẩm quyền xem xét cho phép các ngân hàng thương mại được phép cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch CKPS, từ đó góp phần khơi thông nguồn vốn ngoại đang được quản lý tại các ngân hàng lưu ký.
- Hiện có một số ý kiến cho rằng quy định hiện hành không cho phép nhà đầu tư ngoại mở tài khoản ký quỹ đứng tên nhà đầu tư. Đây là một thách thức trong việc tham gia vào TTCKPS, nhất là đối với HĐTL TPCP kỳ hạn 5 năm vừa được triển khai. Ông có quan điểm như thế nào về vấn đề này?
Theo quy định hiện hành tại Thông tư 11/2016/TT-BTC và Thông tư số 23/2017/TT-BTC cũng như tại Quy chế ký quỹ, bù trừ và thanh toán chứng khoán phái sinh của VSD hiện nay thì nhà đầu tư (bao gồm cả nhà đầu tư trong nước và ngoài nước) khi tham gia giao dịch CKPS nói chung và sản phẩm HĐTL TPCP nói riêng phải mở tài khoản giao dịch tại thành viên giao dịch chứng khoán phái sinh và mở tài khoản tiền, chứng khoán ký quỹ tại thành viên bù trừ.
Trường hợp nhà đầu tư mở tài khoản giao dịch tại thành viên giao dịch chứng khoán phái sinh không phải là thành viên bù trừ, nhà đầu tư phải mở tài khoản ký quỹ tại thành viên bù trừ do thành viên giao dịch chỉ định. Các tài khoản giao dịch và tài khoản ký quỹ CKPS đều đứng tên nhà đầu tư, thành viên giao dịch, TVBT có trách nhiệm thông báo kịp thời cho nhà đầu tư mọi biến động liên quan đến tài khoản của mình.
Như vậy, theo tôi, quy định hiện hành không phải là nút thắt đối với nhà đầu tư ngoại khi tham gia vào phân khúc thị trường mới mẻ này. Vấn đề là cần có sự phối hợp về hoạt động giữa các ngân hàng lưu ký, công ty chứng khoán và nhà đầu tư để thống nhất quy trình quản lý luồng tiền vào ra khỏi tài khoản của nhà đầu tư tại ngân hàng lưu ký sang các công ty chứng khoán làm TVBT khi tham gia giao dịch phái sinh.
Trong công tác này, VSD sẵn sàng đồng hành các thành viên thị trường trong các hoạt động này để tháo gỡ những rào cản về kĩ thuật nếu có. Bên cạnh đó, như đã nêu trên đây, việc các ngân hàng thương mại, nhất là ngân hàng lưu ký chưa được phép làm TVBT của VSD ở mức độ nào đó cũng đã ảnh hưởng đến quyết định tham gia thị trường của các nhà đầu tư tổ chức nước nước ngoài do tiềm lực tài chính của các TVBT là công ty chứng khoán thường nhỏ hơn các ngân hàng thương mại.
Ngoài ra, theo quan đểm cá nhân tôi, sản phẩm HĐTL TPCP là sản phẩm mới, có tính chuyên biệt cao với cơ chế bù trừ thanh toán phức tạp và chỉ dành riêng cho nhà đầu tư có tổ chức cũng là một trong những nguyên nhân hạn chế các đối tượng nhà đầu tư, trong đó có các nhà đầu nước ngoài là cá nhân khi tham gia vào phân khúc thị trường này.
Theo Huy Ngọc
VietnamFinance.vn
Tháng 8, thêm 324 nhà đầu tư nước ngoài được cấp mã số giao dịch Theo thông tin từ Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD), tháng 8, VSD đã cấp mã số giao dịch chứng khoán cho 324 nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có 23 tổ chức và 301 cá nhân. So với tháng 7, số lượng mã số được cấp cho nhà đầu tư nước ngoài trong tháng 8 ít hơn 140...