NDN báo lãi quý III tăng hơn 11 lần, đưa hơn 100 tỷ đồng vào sàn chứng khoán
Kết quả kinh doanh quý III/2020 của CTCP Nhà Đà Nắng (NDN) tăng đột biến nhờ chuyển nhượng dự án. Ngoài ra, NDN cũng trở lại đầu tư hơn 100 tỷ vào cổ phiếu.
Ảnh minh họa.
Theo BCTC quý III công ty mẹ, NDN ghi nhận Doanh thu thuần tăng tới 117 lần lên 479,76 tỷ đồng. Lợi nhuận gộp theo đó tăng 422,5 lần lên 193,51 tỷ đồng.
Công ty có đẩy mạnh Chi phí bán hàng lên 16,81 tỷ đồng trong khi cùng kỳ âm 94,8 triệu đồng.
Thu từ Hoạt động tài chính trong quý III/2020 cũng tăng hơn 2 lần lên 38,67 tỷ đồng phần lớn nhờ vào hưởng lãi từ khoản gửi tiết kiệm.
Video đang HOT
Kết quả, Lợi nhuận sau thuế quý này tăng 11 lần lên 173,67 tỷ đồng.
Theo giải trình, Lợi nhuận quý III/2020 tăng do NDN tiếp tục ghi nhận doanh thu chuyển nhượng căn hộ Dự án Monarchy block B.
Tính chung lại, trong 9 tháng, Doanh thu thuần của NDN đạt 686,3 tăng 42 lần so với cùng kỳ. Lợi nhuận tăng 4,5 lần lên 253,67 tỷ đồng.
Nhờ có khoản Người mua trả trước, NDN vẫn đang có sự dư dả về thanh khoản. Công ty có khoản Tiền mặt 61,24 tỷ đông, tăng gấp 10 lần so với đầu năm. Cùng với đó là khoản Đầu tư tài chính ngắn hạn lên tới 1.354 tỷ đồng trong đó có 1.252,8 tỷ đồng gửi Tiền gửi có kỳ hạn và hơn 100 tỷ Đầu tư chứng khoán.
Nguồn BCTC công ty mẹ quý III/2020.
Riêng khoản Đầu tư chứng khoán, khá đáng chú ý, do trong quý II/2020, NDN đã thanh lý gần hết toàn bộ danh mục. Dường như thị trường tích cực trở lại nên NDN đã có động lực để đầu tư cổ phiếu. Một số cổ phiếu được NDN giải ngân mạnh trong quý III/2020 là FPT, DBC, DCM, TAR.
Sắp lộ diện 1.000 doanh nghiệp đóng thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
Theo thông tin từ Tổng cục Thuế, 1.000 doanh nghiệp đóng thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam (V.1000) năm 2019 sẽ được công bố chính thức trong thời gian tới.
Tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp của các doanh nghiệp trong danh sách V. 1000 năm 2019 chiếm 61,5% tổng thu ngân sách nhà nước. Ảnh Hà Phương.
Theo Vụ Kê khai và kế toán thuế, Tổng cục Thuế, để được lọt vào Bảng xếp hạng V.1000, các doanh nghiệp phải là doanh nghiệp thành lập theo pháp luật Việt Nam, doanh nghiệp nước ngoài, các tổ chức khác hoạt động sản xuất kinh doanh có thu nhập. Trường hợp doanh nghiệp có các chi nhánh, đơn vị trực thuộc thì số nộp tính cho doanh nghiệp bao gồm số nộp của trụ sở chính và số nộp của các chi nhánh, đơn vị trực thuộc.
Đối với các tập đoàn, tổng công ty thì công ty mẹ, mỗi công ty con, mỗi công ty thành viên trong tập đoàn, tổng công ty đều là một "doanh nghiệp" độc lập trong danh sách xếp hạng. Trường hợp doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp lớn trong năm 2019 nhưng đến thời điểm xác định để công khai đã hoặc đang làm thủ tục đóng mã số thuế với các lý do sáp nhập vào doanh nghiệp khác (theo quy định hiện hành doanh nghiệp bị sáp nhập phải đóng mã số thuế), giải thể, ngừng hoạt động thì bị loại ra khỏi danh sách.
Tổng cục Thuế sẽ xác định danh sách xếp hạng V.1000 trên cơ sở mức nộp thuế thu nhập doanh nghiệp vào ngân sách nhà nước của các doanh nghiệp hàng năm, không xem xét đến tính tuân thủ pháp luật thuế. Danh sách xếp hạng V 1.000 nhằm mục đính tôn vinh doanh nghiệp thực hiện tốt pháp luật thuế. Trong quá trình hoạt động, nếu doanh nghiệp bị cơ quan Thuế, cơ quan có thẩm quyền phát hiện sai phạm thì tùy theo mức độ sẽ bị xử lý vi phạm theo đúng quy định.
Theo kết quả thống kê của Tổng cục Thuế, tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp của các doanh nghiệp trong danh sách V. 1000 năm 2019 chiếm 61,5% tổng thu ngân sách nhà nước, bằng 118,1% so với số đã nộp của các doanh nghiệp trong danh sách V1000 năm 2018.
Trong danh sách V. 1000 năm 2019 có 738 doanh nghiệp có hai năm liên tiếp thuộc danh sách V. 1000 (năm 2019 và 2018); có 485 doanh nghiệp có 4 năm liên tiếp thuộc danh sách V.1000 (năm 2019, 2018, 2017 và 2016). Bên cạnh đó, có 262 doanh nghiệp trong danh sách V.1000 năm 2018 bị loại ra khỏi danh sách V. 1000 năm 2019, đồng thời có 262 doanh nghiệp được bổ sung vào.
Qua rà soát, 262 doanh nghiệp bị loại ra khỏi V1000 năm 2019 là do trong năm 2018 số thuế của các đơn vị này phát sinh từ các hoạt động không thường xuyên như: chuyến nhượng bất động sản, chuyển nhượng vốn, hoạt động khác; doanh nghiệp bị truy thu thuế; doanh nghiệp bị sáp nhập, chấm dứt hoạt động hoặc chuyển đổi mô hình tổ chức (từ hạch toán độc lập sang phụ thuộc), kết thúc hoặc chuẩn bị kết thúc hợp đồng trong năm 2019.
Số còn lại là do nguyên nhân như: số nộp năm 2019 nhỏ hơn số nộp năm 2018 và không đạt ngưỡng V1000 năm 2019; số thuế thu nhập doanh nghiệp theo quyết toán năm 2019 lớn nhưng doanh nghiệp thực hiện nộp trong năm 2020; số thuế nộp thừa từ năm 2018 chuyển sang bù trừ với số phát sinh năm 2019 nên số thuế nộp trong năm 2019 ít; số thuế năm 2018 lớn do nộp cho cả thuế thu nhập doanh nghiệp của năm 2017 chưa nộp...
Đối với 262 doanh nghiệp bổ sung vào V.1000 năm 2019 do các nguyên nhân như: doanh nghiệp nộp cho hoạt động phát sinh không thường xuyên (chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng vốn, hoạt động khác); không bị truy thu thuế trong năm 2019; doanh nghiệp tính đến 2019 đã hết thời gian hưởng ưu đãi, miễn giảm; hết thời kỳ chuyển lỗ bắt đầu phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp từ năm 2019; một số doanh nghiệp tăng vốn, mở rộng hoạt động kinh doanh tăng hiệu quả hoạt động dẫn đến tăng doanh thu, thu nhập 2019, doanh nghiệp hoàn thành dự án, nghiệm thu công trình đi vào hoạt động chính thức
Quý 3, Công ty mẹ Nhà Đà Nẵng lãi sau thuế 174 tỷ đồng cao gấp 11 lần cùng kỳ Nhờ tiếp tục ghi nhận doanh thu chuyển nhượng căn hộ dự án Monarchy B mà Nhà Đà Nẵng (NDN) có doanh thu riêng quý 3 cao gấp 120 lần cùng kỳ. Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Nhà Đà Nẵng (mã CK: NDN) đã công bố BCTC quý 3/2020 và lũy kế 9 tháng đầu năm 2020 của riêng công...