nCoV tấn công nội mạc mạch máu
Covid-19 không chỉ là mầm bệnh về hô hấp, còn được xem như bệnh về mạch máu, gây tổn hại và tấn công hệ thống mạch máu ở cấp độ tế bào.
Kể từ khi Covid-19 khởi phát, các nhà khoa học đau đầu nghiên cứu về di chứng và các tác hại của căn bệnh lên cơ thể người. Bên cạnh tổn thương về phổi, họ phát hiện căn bệnh gây tác hại lên tim mạch, làm thuyên tắc phổi và tấn công cả hệ thống mạch máu.
Nghiên cứu xuất bản trên Circulation Research cho thấy cách Covid-19 gây tổn hại và tấn công hệ thống mạch máu ở cấp độ tế bào. Phát hiện này giúp giải thích nhiều loại biến chứng dường như không liên quan trực tiếp đến Covid-19, mở ra cơ hội nghiên cứu về các liệu pháp điều trị hiệu quả hơn.
Theo các chuyên gia, chính tình trạng viêm mô mạch máu đã làm ảnh hưởng đến hệ hô hấp. Giáo sư trợ lý Uri Manor, đồng tác giả của nghiên cứu cho biết: “Nhiều người nghĩ Covid-19 là bệnh hô hấp, nhưng nó còn là bệnh về mạch máu. Điều này giải thích tại sao một số người bị đột quỵ, một số gặp vấn đề ở các cơ quan khác trong cơ thể. Điểm chung giữa chúng là đều có nền tảng từ mạch máu”.
Đây không phải kết quả quá bất ngờ, song nghiên cứu đã xác nhận và giải thích chi tiết về cơ chế làm tổn thương tế bào nội mạc máu của nCoV.
Trong nghiên cứu mới, giáo sư Manor và các đồng nghiệp đã tạo ra một virus “giả dạng” nCoV, cũng có lớp protein gai (protein S) bao quanh, song không có độc lực như virus gốc. Các mẫu mô của chuyên gia cho thấy tình trạng viêm ở các tế bào nội mạc lót động mạch phổi.
Sau đó, nhóm nghiên cứu tái tạo quá trình này trong phòng thí nghiệm, để các tế bào nội mạc khỏe mạnh tiếp xúc với protein S. Họ nhận thấy protein S phá hủy tế bào bằng cách liên kết với thụ thể (vỏ protein) ACE2.
Video đang HOT
Kể từ năm ngoái, các nhà khoa học đã xác nhận Covid-19 gây hiện tượng rối loạn đông máu. Đông máu ở người mắc Covid-19 biểu hiện khá đa dạng, từ tổn thương da lành tính ở bàn chân, đến tắc nghẽn mạch máu, đôi khi là đột quỵ, nguy hiểm đến tính mạng. Cục máu đông có thể xuất hiện vài ngày hoặc vài tháng sau khi các triệu chứng hô hấp của bệnh nhân đã chấm dứt.
Nhân viên y tế chăm sóc một bệnh nhân Covid-19 ở Volzhsky, Nga, ngày 25/10. Ảnh: Reuters
Thực tế, nhiễm trùng do virus gây ra đông máu không phải điều bất thường. Trong đại dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918, y bác sĩ cũng ghi nhận cục máu đông có thể gây tử vong trong cơ thể bệnh nhân. Virus gây bệnh HIV, Ebola đều khiến các tế bào máu dễ vón cục. Song biểu hiện ở người mắc Covid-19 rõ rệt hơn cả.
Giáo sư Levy nhận định một số đặc tính của nCoV đã khiến cho chứng đông máu phát triển đến mức nghiêm trọng, “chưa từng thấy trước đây”.
Các cục máu đông hình thành trong ống thông động mạch hoặc bộ lọc máu của bệnh nhân chạy thận. Nguy hiểm hơn nữa là cản trở lưu lượng máu trong phổi, gây khó thở.
Margaret Pisani, phó giáo sư y khoa tại Đại học Y Yale, nhận định đây có thể là nguyên nhân khiến người bệnh có sức khỏe bình thường đột ngột chuyển nặng, thiếu oxy máu nghiêm trọng khi mắc Covid-19.
Edwin Van Beek, chủ nhiệm khoa X-quang lâm sàng tại Viện Nghiên cứu Y khoa, Đại học Edinburgh, cho biết nghiên cứu độc lập từ Pháp và Hà Lan phát hiện 30% bệnh nhân Covid-19 nặng bị thuyên tắc phổi. Đây là tình trạng tắc động mạch phổi do cục máu đông từ hệ tĩnh mạch chi dưới. Nếu không được điều trị, biến chứng có thể gây ra ngừng tim. Ngay cả những cục máu nhỏ trong mao mạch cũng có thể làm gián đoạn lưu lượng máu, ảnh hưởng đến quá trình trợ thở.
Cục máu đông cũng hình thành tại các bộ phận khác nhau, gây tổn hại tới nhiều cơ quan bao gồm tim, thận, gan, ruột và mô, dẫn đến đột quỵ. Trong hai tuần đầu của tháng 4, hệ thống Y tế Mount Sinai của Manhattan, Mỹ, đã ghi nhận 5 trường hợp đột quỵ. Tất cả đều là các bệnh nhân Covid-19 trẻ hơn 50 tuổi.
Chuyên gia Chung Nam Sơn: Trung Quốc không có lựa chọn khác ngoài Zero COVID
Chuyên gia hô hấp hàng đầu Trung Quốc Chung Nam Sơn gây tranh cãi khi cho rằng Zero COVID (quét sạch virus trong cộng đồng) là chiến lược ít tốn kém hơn so với việc sống chung với dịch.
Chuyên gia hô hấp hàng đầu Trung Quốc Chung Nam Sơn - Ảnh: WEIBO
Trong cuộc phỏng vấn với Đài CGTN phát khuya ngày 1-11, ông Chung Nam Sơn nói Trung Quốc không có lựa chọn nào khác ngoài theo đuổi Zero COVID vì dịch đang lây lan nhanh chóng và tỉ lệ tử vong toàn cầu khoảng 2% là không thể chấp nhận được.
"Một số quốc gia quyết định mở cửa hoàn toàn mặc dù vẫn còn ca bệnh. Điều đó dẫn đến một lượng lớn ca bệnh mới trong 2 tháng qua và họ quyết định tái áp đặt các hạn chế. Cách tiếp cận này thực sự tốn kém. Tác động tâm lý lên công dân và xã hội cũng lớn", ông Chung nói.
Trung Quốc là một trong những quốc gia có cách tiếp cận cứng rắn nhất với COVID-19. Các nước khác như Anh, Singapore hay Hàn Quốc đã nới lỏng các hạn chế đi lại và giãn cách xã hội, đồng thời khuyến khích tiêm chủng để hướng tới bình thường mới.
Mặc dù ca mắc mới COVID-19 và ca tử vong đã gia tăng ở các nước này, nhưng việc tiêm chủng hàng loạt đã hạn chế mức độ nghiêm trọng của bệnh và giảm áp lực cho hệ thống y tế.
Chuyên gia Chung Nam Sơn nói rằng cách tiếp cận Zero COVID của Trung Quốc sẽ tồn tại "trong thời gian đáng kể", nhưng thời gian chính xác thì phụ thuộc vào mức độ kiểm soát dịch của các nước khác tốt đến đâu.
"Cho dù Trung Quốc có làm tốt đến cỡ nào, một khi mở cửa thì các ca nhập khẩu sẽ xuất hiện và dịch sẽ lây lan trong nước - ông Chung nói - Vì vậy, tôi tin rằng chiến lược Zero COVID trên thực tế là phương pháp ít tốn kém hơn".
Tháng trước, ông Chung Nam Sơn cho biết các biện pháp nghiêm ngặt mà Trung Quốc áp dụng là cần thiết vì nước này chưa tiêm chủng 80% dân số.
Tính đến ngày 29-10, Trung Quốc đã tiêm chủng đầy đủ cho 1,07 tỉ người, tương đương 76% dân số.
Theo báo SCMP, bất chấp các biện pháp nghiêm ngặt như xét nghiệm đại trà, đóng cửa biên giới và hạn chế đi lại, ít nhất 7 ổ dịch đã bùng phát ở Trung Quốc kể từ tháng 3. Một số đợt bùng phát liên quan đến ca bệnh nhập khẩu.
Kể từ khi dịch xuất hiện ở Vũ Hán, Trung Quốc đã ghi nhận 97.314 ca bệnh và 4.636 ca tử vong do COVID-19.
Trẻ bị dị ứng, từng sốc phản vệ có nên tiêm vaccine Covid-19? Con tôi bị dị ứng hải sản, từng sốc phản vệ thì có tiêm được vaccine ngừa Covid-19? (Thùy Linh, 42 tuổi, Đà Nẵng) Trả lời: Trong tình hình dịch Covid-19 đang bùng phát và diễn biến phức tạp, vấn đề bao phủ vaccine là điều cần thiết. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh có con từng có tiền căn dị ứng thức ăn,...