nCoV làm tổn thương trái tim thế nào
Biểu hiện lâm sàng ban đầu của bệnh nhân Covid-19 là viêm phổi, nếu tiến triển sang giai đoạn muộn sẽ tổn thương đa cơ quan, trong đó có hệ tim mạch.
Tổn thương này có thể là do sự tham gia trực tiếp của virus vào cơ tim hoặc gián tiếp qua hệ thống đáp ứng viêm hệ thống và do tổn thương phổi gây ra. Ngoài ra, các thuốc kháng virus được sử dụng để điều trị nCoV được báo cáo là có tác dụng gây loạn nhịp tim.
Diễn biến nhiễm nCoV bao gồm ba giai đoạn đan xen sau: Giai đoạn nhiễm trùng sớm, giai đoạn liên quan đến phổi và giai đoạn siêu viêm.
Giai đoạn đầu tiên bao gồm sự di chuyển và sao chép của virus vào mô phổi. Bạch cầu đơn nhân và đại thực bào là những yếu tố miễn dịch bẩm sinh chịu trách nhiệm chống lại virus trong giai đoạn này, và bệnh nhân có thể có các triệu chứng thể nhẹ.
Tổn thương mô phổi phát triển ở bước tiếp theo, và hiện tượng giãn mạch, tăng tính thấm nội mô và hoạt hóa bạch cầu xảy ra trong giai đoạn thứ hai . Cơ chế bệnh sinh này dẫn đến tổn thương phổi, giảm oxy máu và tăng tổn thương lên hệ tim mạch.
10% bệnh nhân ở giai đoạn thứ hai chuyển sang giai đoạn siêu viêm . Giai đoạn siêu viêm được đặc trưng bởi sự phát triển của hội chứng suy hô hấp cấp tính tiến triển (ARDS), tổn thương tim cấp tính, suy đa cơ quan, nhiễm trùng thứ phát do vi khuẩn, nhiễm trùng huyết và tăng nhu cầu chăm sóc đặc biệt.
Cơ chế chính xác của tổn thương hệ tim mạch chưa rõ ràng, song các bác sĩ ghi nhận một số dấu hiệu. Ví dụ, tổn thương tim cấp, với biểu hiện tăng cao troponin tim, đã được báo cáo trong 8-12% bệnh nhân nCoV. Tổn thương này là một yếu tố tiên lượng xấu ở bệnh nhân Covid-19.
Bệnh nhân nhiễm nCoV có các vấn đề tim mạch tiềm ẩn có tiên lượng xấu hơn. Người bệnh có biến chứng tim mạch làm gia tăng nhu cầu thở máy và các loạn nhịp tim phức tạp liên quan đến mô cơ tim bị căng; hoặc tác dụng phụ loạn nhịp của các thuốc kháng virus và chống viêm.
Những tổn thương hệ tim mạch liên quan đến nCoV. Ảnh: Bác sĩ cung cấp
Lưu ý với bệnh nhân tim mạch
Tất cả bệnh nhân tim mạch đều có nguy cơ cao, nên tuân thủ theo các hướng dẫn phòng dịch của Bộ Y tế, thực hiện đúng 5K. Họ nên được tiêm vaccine ngừa Covid-19.
Nếu bệnh nhân đang trong vùng có dịch và tình trạng tim mạch ổn định, tránh đến khám trực tiếp ở các cơ sở y tế, người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ từ xa.
Video đang HOT
Để cải thiện hệ thống miễn dịch, người bệnh luôn ăn uống đầy đủ, tránh rượu bia, đảm bảo giấc ngủ, tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng và tránh mọi căng thẳng không đáng có.
Bác sĩ Phạm Quang Trình
Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
Có một phần trong trái dừa tốt cho tim mạch, giúp "thăng hạng" nhan sắc nhưng phụ nữ hay vứt đi
Tuy đây là phần ngon, bổ bậc nhất của trái dừa nhưng nhiều người lại hay vứt đi khi uống nước dừa. Nếu biết tận dụng còn giúp giảm cân nhanh.
Dừa là một trong những loại quả đa dụng bậc nhất, bởi mọi thứ trong quả dừa đều có thể tận dụng triệt để. Tuy nhiên, chúng ta thường chỉ tập trung vào nước dừa mà bỏ qua phần cơm dừa vốn cũng bổ dưỡng không kém. Nó không chỉ là món ăn vặt khi buồn miệng mà còn mang đến nhiều lợi ích sức khỏe tuyệt vời.
Cơm dừa, hay còn gọi là cùi dừa, thịt dừa... tùy theo mỗi địa phương, là phần ruột màu trắng nằm bên trong cùng và tiếp xúc trực tiếp với nước dừa. Đa phần ai cũng nạo phần này ra ăn khi uống nước dừa hoặc dùng để nấu chè, làm dầu dừa, làm kẹo mứt... Thế nhưng, nhiều người lại bỏ phần này vì không có dụng cụ chặt dừa hoặc do uống nguyên quả ngoài quán vỉa hè, rất đáng tiếc.
Uống nước dừa phải kèm theo cơm dừa thì mới ngon và đúng chuẩn hương vị.
Trong lịch sử, người ta đã sử dụng cơm dừa như một phần của y học cổ truyền nhờ tác dụng chống lại một số chất độc, bảo vệ chống lại bệnh tật, giảm viêm, diệt vi khuẩn... Nếu sử dụng điều độ và thường xuyên, bạn còn giúp cơ thể hấp thu được những lợi ích như:
- Hỗ trợ hệ tiêu hóa
- Tốt cho hệ tim mạch
- Giúp giảm cân
- Cải thiện hệ miễn dịch, chống ung thư
- Cung cấp năng lượng, bảo vệ não bộ
Cụ thể như sau:
1. Hỗ trợ hệ tiêu hóa
Cơm dừa không những vừa giòn, ngọt, bùi mà còn chứa nhiều chất xơ giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn. Loại thực phẩm này cũng giàu hàm lượng chất béo tốt, làm cơ thể dễ hấp thu các chất dinh dưỡng hòa tan trong chất béo như vitamin D, E, K, A... tốt hơn bình thường.
Cơm dừa càng non lại càng mềm và ngon, chưa kể còn tốt cho hệ tiêu hóa tổng thể.
Thêm vào đó, trong cơm dừa có chứa một chất béo đặc biệt tên là triglycerine chuỗi trung bình giúp tăng cường lợi khuẩn đường ruột. Nếu bổ sung thường xuyên sẽ phòng chống viêm nhiễm và hội chứng chuyển hóa - một loại bệnh gây nên cao huyết áp, cholesterol cao... và tăng khả năng mắc đột quỵ hoặc tiểu đường loại 2.
2. Tốt cho hệ tim mạch
Trong cơm dừa sở hữu lượng dầu tốt giúp tăng cholesterol có lợi HDL và giảm cholesterol có hại LDL, duy trì ăn đều đặn sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Trong một nghiên cứu, các nhà khoa học đã cho tình nguyện viên dùng 3 loại dầu dừa, dầu ôliu và bơ nhạt để kiểm tra lượng cholesterol. Kết quả cho thấy, nhóm tình nguyện dùng dầu dừa đã tăng đáng kể HDL so với 2 nhóm còn lại.
Bên cạnh đó, nhờ lượng chất xơ dồi dào của cơm dừa nên khi đi vào cơ thể, chúng sẽ hấp thụ và loại bỏ nhiều cholesterol xấu gây bệnh tim mạch. Vậy nên đừng bỏ qua phần cơm dừa quý giá này, hãy chăm ăn nhiều hơn khi uống nước dừa vào mùa hè.
3. Giúp giảm cân
Một vài người nói rằng trong cơm dừa chứa nhiều chất béo nên không phù hợp cho việc ăn kiêng. Tuy nhiên, chất béo triglycerine chuỗi trung bình của cơm dừa sẽ giúp bạn cảm thấy no lâu hơn, từ đó tránh được tình trạng ăn quá nhiều. Chưa kể loại chất béo này còn giúp đốt cháy calo và chất béo nên hỗ trợ giảm cân nhanh hơn.
Ăn cơm dừa một cách khoa học, điều độ có thể giúp bạn giảm cân mà không hay biết.
Một nghiên cứu kéo dài 90 ngày trên 8 người trưởng thành đã cho thấy, ăn 100g cơm dừa hàng ngày giúp giảm cân nhiều hơn so với việc ăn cùng một lượng đậu phộng. Ngoài ra, lượng protein trong cơm dừa cũng hỗ trợ tăng cường cơ bắp và ngăn mỡ thừa tích tụ, phụ nữ nên tranh thủ ăn khi dừa còn tươi ngon.
4. Cải thiện hệ miễn dịch, chống ung thư
Cơm dừa chứa nhiều mangan cùng các chất chống oxy hóa có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm viêm nhiễm và làm da dẻ mịn màng hơn. Bên cạnh đó, chất béo triglycerine cũng chứa các đặc tính chống virus, kháng nấm lẫn ức chế khối u nên hỗ trợ cơ thể kháng các loại bệnh tốt hơn.
Đặc biệt hơn, trong cơm dừa non cũng chứa các hợp chất có khả năng chống lại các tế bào gây bệnh ung thư đại tràng và ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới. Chưa kể nó cũng bổ sung nhiều chất sắt, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu.
5. Cung cấp năng lượng, bảo vệ não bộ
Cơm dừa chứa nhiều khoáng chất quan trọng như mangan, đồng, triglycerine... giúp thúc đẩy quá trình hoạt động của các enzyme và chuyển hóa chất béo thành năng lượng, hỗ trợ hình thành xương lẫn bảo vệ sức khỏe tổng thể. Trong cơm dừa có tới 7% chất xơ - nhiều hơn 20% so với lượng dinh dưỡng khuyến nghị hàng ngày.
Thêm vào đó, các chất béo triglycerine chuỗi trung bình trong dầu dừa còn giúp nâng cao trí nhớ, ngăn ngừa các bệnh suy giảm trí nhớ hoặc giảm chức năng não. Những tác dụng này rất tốt cho người bị bệnh Alzheimer và hay quên.
Ăn cơm dừa thế nào cho hợp lý?
Đúng là cơm dừa sở hữu nhiều dưỡng chất, lợi ích nhưng không phải vì thế mà muốn ăn bao nhiêu cũng được. Đối với người bình thường thì mỗi tuần chỉ nên ăn khoảng 1-2 lần cơm dừa non là đủ, mỗi lần khoảng 1 lạng. Còn những trường hợp tiểu đường, phụ nữ cho con bú, mỡ trong máu... thì nên hạn chế kẻo sinh bệnh thêm.
Ăn cơm dừa vừa phải có thể giúp giảm cân, nhưng ăn quá nhiều sẽ phản tác dụng và làm tăng cân hơn trước. Vậy nên, hãy tăng cường vận động và kết hợp ăn cơm dừa điều độ để tiêu hao năng lượng, giúp cơ thể khỏe khoắn và chống lại bệnh tật.
Chế độ ăn hợp lý dành cho người bị bệnh huyết áp thấp Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì, ổn định sức khỏe. Đặc biệt, những bệnh nhân bị huyết áp thấp cần lưu ý xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, điều độ. Người bị huyết áp thấp nên có chế độ ăn uống hợp lý, ăn đủ bữa với những thực phẩm tốt cho...