nCoV đột biến hơn 6.000 lần
Nhà khoa học Singapore hôm 9/5 cho biết nCoV đã trải qua hơn 6.600 lần đột biến riêng biệt tại protein gai để tăng khả năng sinh tồn.
Tiến sĩ Maurer-Stroh, giám đốc Viện Tin – Sinh học tại Cơ quan Khoa học, Công nghệ và Nghiên cứu (A*Star) Singapore, tham gia thu thập và phân tích những thay đổi trong bộ gene của nCoV trên kho dữ liệu GISAID, nơi chia sẻ 1,5 triệu chuỗi trình tự gene virus. Hôm 9/5, ông cho biết đã xảy ra hơn 6.600 đột biến protein gai của nCoV kể từ khi nó được phát hiện lần đầu vào tháng 12/2019.
Virus đột biến bất cứ khi nào có “sai sót” trong quá trình sao chép. Điều này có thể do việc thêm, xóa hoặc thay đổi mã di truyền của virus. Nếu sự thay đổi đó làm tăng khả năng sinh tồn của virus, những phiên bản virus lỗi sẽ tồn tại lâu hơn, đôi khi áp đảo chủng gốc.
Ví dụ, đột biến D614G bắt đầu tăng mạnh trên thế giới vào tháng 2 năm ngoái, hiện được tìm thấy trong đa số các mẫu virus, bất kể chúng là biến thể nào. Biến thể có đột biến này phổ biến tới nỗi nó được đặt tên riêng theo nhóm riêng, gọi là nhóm G.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mặc dù nhóm G có khả năng lây truyền mạnh hơn, nó không gây bệnh nặng hơn, không ảnh hưởng đến chẩn đoán, điều trị hoặc vaccine. Nhóm G và các nhóm phụ, bao gồm GRY – một nhánh được đặt tên cho biến thể B.1.1.7 từ Anh, chiếm ưu thế từ giữa năm 2020, thay thế hoàn toàn chủng nguyên bản xuất hiện ở Vũ Hán.
Nếu có nhiều đột biến của virus như vậy, tại sao WHO mới chỉ liệt kê ba biến thể đáng lo ngại (VOC), cùng với một số ít biến thể đáng quan tâm (VOI) và bỏ qua các chủng còn lại? Virus đột biến được xếp vào nhóm VOC khi đáp ứng ít nhất một trong các tiêu chí sau: lây truyền dễ dàng hơn, gây bệnh nặng hơn, làm giảm đáng kể khả năng trung hòa của các kháng thể, giảm hiệu quả điều trị, vaccine hoặc làm ảnh hưởng tới việc chẩn đoán.
Tiến sĩ Maurer-Stroh giải thích rằng không phải đột biến nào cũng khiến virus biến đổi theo những cách trên. Do đó, những đột biến này không gây ra các làn sóng lây nhiễm lớn.
Video đang HOT
Hôm 10/5, WHO xếp B.1.167 ở Ấn Độ vào nhóm “biến thể đáng lo ngại”. “Các thông tin sẵn có cho thấy khả năng lây nhiễm cao hơn bản gốc. Vì vậy chúng tôi xếp biến chủng B.1.617 được phát hiện ở Ấn Độ vào nhóm biến chủng đáng lo ngại (VOC) trên quy mô toàn cầu”, Maria Van Kerkove, người đứng đầu nhóm ứng phó Covid-19 của WHO, cho biết. WHO trước đó đưa B.1.617 vào nhóm “biến chủng đáng chú ý” (VOI), có mức độ nguy hiểm thấp hơn so với VOC.
Các loại vaccine hiện nay có thể chống lại các biến thể hay không? Giáo sư Ooi Eng Eong của Đại học Y Duke-NUS (Singapore), người đang tham gia phát triển vaccine mRNA cho biết: “Các nghiên cứu về người được tiêm phòng cho thấy vaccine mRNA có khả năng ngăn ngừa các biến thể nCoV đáng lo ngại”.
“Ít nhất có bốn báo cáo chỉ ra rằng tỷ lệ nhiễm biến thể nCoV là dưới 1% ở người bệnh có triệu chứng, đã được tiêm vaccine”, ông nói.
Các kháng thể do vaccine tạo ra sẽ nhận diện một đoạn gai trên vỏ ngoài virus. Như vậy, nếu gai virus thay đổi, vaccine có thể bảo vệ những người đã được tiêm vaccine hay không? Giáo sư Ooi giải thích rằng vaccine không chỉ giúp cơ thể tạo ra kháng thể mà còn kích hoạt phản ứng miễn dịch, bao gồm sự sản sinh các tế bào lympho T, nhằm tiêu diệt virus và tế bào bị nhiễm bệnh. Các quá trình này không bị ảnh hưởng bởi thay đổi của protein gai.
Mặt khác, giáo sư Hsu Liyang, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Trường Y tế Công cộng Saw Swee Hock, Đại học Quốc gia Singapore, cảnh báo những biện pháp hiện nay không phải lúc nào cũng hiệu quả.
“Chúng tôi cho rằng virus sẽ không chịu ngồi yên. Còn nhiều biến thể mới hơn sẽ xuất hiện”, giáo sư Liyang nói.
Người đàn ông được tiêm vaccine ngừa Covid-19 tại điểm tiêm chủng ở Miami, Mỹ, hôm 8/5. Ảnh: WSJ.
Singapore sớm triển khai máy thở phát hiện COVID-19 chỉ trong... 2 phút
Singapore được cho là sẽ sớm triển khai trên diện rộng các máy đo hơi thở của người sử dụng và cho kết quả chẩn đoán COVID-19 ngay lập tức.
Người dùng chỉ mất 10 giây để thở vào máy và chưa đầy 2 phút sau có kết quả COVID-19. Ảnh: Straits Times
Theo nhật báo Singapore Straits Times, thiết bị này sẽ đảm bảo an toàn cho việc di chuyển và kiểm tra tại các sự kiện quy mô lớn.
Trước đó, công ty công nghệ y tế địa phương Silver Factory đã phối hợp với Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Truyền nhiễm Quốc gia (NCID), sân bay Changi và công ty an ninh Certis để phát triển thiết bị.
Máy thở của Silver Factory có tên gọi TracieX được chứng minh cho kết quả gần chính xác như so với xét nghiệm PCR mà chỉ mất khoảng 2 phút.
So sánh với xét nghiệm PCR, tỷ lệ độ nhạy của máy thở TracieX đạt trên 95% và độ đặc hiệu của nó là trên 99%. Độ nhạy của thiết bị là khả năng xác nhận những mẫu kiểm tra nào là dương tính, trong khi độ đặc hiệu thì dùng để xác nhận âm tính. Giá cho một lần xét nghiệm bằng thiết bị này chỉ là 20 USD (khoảng 460.000 đồng).
Thiết bị đã được thử nghiệm tại NCID, nhà ga sân bay Changi và và Certis với trên 400 ca nhân tham gia. Trong một đợt thử nghiệm tại sân bay Changi vào tháng trước, các hành khách đã được chọn ngẫu nhiên và yêu cầu tự nguyện cung cấp mẫu thở.
"Xét nghiệm bằng máy thở sẽ ít xâm lấn, hiệu quả và nhanh chóng cho kết quả. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho hành khách bay", ông Abert Lim - Phó Chủ tịch phụ trách trải nghiệm hành khách của tập đoàn sân bay Changi - cho hay.
Máy thở TracieX của công ty Silver Factory Technology sử dụng một chip cảm biến để xác định dấu vết phân tử có trong hơi thở của bệnh nhân mắc COVID-19.
Nhân viên y tế lấy mẫu thở đưa vào thiết bị xử lý đọc kết quả. Ảnh: Straits Times
Ống thở dùng một lần với các tính năng kiểm soát giữ kín vật chất lây nhiễm, do đó ngăn ngừa sự tiếp xúc trực tiếp của những vật chất này với người khác, ví dụ như nhân viên y tế.
Người sử dụng sẽ thở vào thiết bị trong 10 giây. Sau đó, thiết bị được lắp vào một đầu đọc di động để phân tích và cho ra kết quả. Quá trình hoàn thành chưa đầy 2 phút.
Silver Factory hiện làm việc với Enterprise Singapore thuộc Bộ Thương mại và Công nghiệp Singapore với tham vọng đưa công nghệ này ra nước ngoài.
Anh công bố 'danh sách xanh' về du lịch - Romania triển khai chiến dịch 'marathon tiêm chủng' Chính phủ Anh ngày 7/5 đã công bố một "danh sách xanh" gồm các quốc gia và khu vực người dân nước này có thể đến du lịch mà không cần phải thực hiện cách ly khi trở về nước. Cảnh vắng vẻ trên đường phố London, Anh khi lệnh phong tỏa có hiệu lực nhằm ngăn dịch COVID-19 lan rộng. Ảnh: AFP/TTXVN...