nCoV có thể bám trên thực phẩm đông lạnh
Trung Quốc dừng hợp tác một tuần với công ty PT Putri Indah, Indonesia, sau khi phát hiện nCoV trên bao bì cá hố đông lạnh.
Hôm 18/9, Hải quan Trung Quốc phát hiện nCoV trên bao bì một gói cá hố đông lạnh nhập khẩu từ công ty chế biến và xuất khẩu hải sản PT Putri Indah. Tổng cục Hải Quan Trung Quốc tuyên bố nước này sẽ ngừng nhập khẩu hải sản từ PT Putri Indah trong một tuần.
Trước đó, Trung Quốc đình chỉ nhập khẩu 56 công ty sản xuất thực phẩm chuỗi cung ứng lạnh từ 19 nước có nhân viên nhiễm nCoV. Trong đó, 41 công ty tự nguyện dừng hoạt động xuất khẩu sang Trung Quốc, theo thông báo của Tổng cục Hải quan.
Các sản phẩm gồm thịt đông lạnh, tôm Ecuador và cánh gà Brazil cũng bị cấm nhập khẩu vào thị trường Trung Quốc vì lo ngại chứa nCoV.
Từ tháng 6, các nhà chức trách Trung Quốc liên tục kiểm tra sản phẩm thịt, hải sản nhập khẩu, bao bì và các container vận chuyển hàng hóa nhập khẩu sau khi liên tiếp tìm thấy dấu vết mầm bệnh. Song, chỉ 6 trong tổng hơn 500.000 mẫu thử nghiệm dương tính với nCoV, thống kê của Hải quan nước này đầu tháng 9 cho hay.
Video đang HOT
Cá hố đông lạnh nhập khẩu từ Indonesia sang Trung Quốc. Ảnh: Bloomberg
Nhằm thắt chặt giám sát và ngăn nCoV lây lan qua sản phẩm đông lạnh, nhiều thành phố Trung Quốc đã tăng cường khả năng truy xuất nguồn gốc với các sản phẩm đông lạnh nhập khẩu. Hôm 17/9, thành phố Bắc Kinh tuyên bố thành lập một hệ thống truy xuất nguồn gốc và thực hiện quản lý vòng kín đối với các nhóm thực phẩm này.
Trước đó, tỉnh Chiết Giang, miền Đông Trung Quốc thông báo tất cả các thực phẩm đông lạnh nhập khẩu vào Trung Quốc sau ngày 1/5 phải được đóng mã truy xuất nguồn gốc sản phẩm bên ngoài bao bì, đặc biệt sản phẩm từ quốc gia, khu vực ảnh hưởng nặng nề.
Hôm 15/9, Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc chính thức công bố hướng dẫn phòng ngừa và kiểm soát Covid-19, nhấn mạnh việc chế biến và kinh doanh thực phẩm đông lạnh nên được đảm bảo an toàn, không để một “làn sóng thứ hai” tương tự tại Bắc Kinh, Thiên Tân bùng phát.
Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cho biết không có bằng chứng chứng minh nCoV lây truyền qua thực phẩm hoặc bao bì thực phẩm. Song, các nhà nghiên cứu Trung Quốc phát hiện nCoV có thể tồn tại hơn một tuần trên bề mặt cá hồi tươi ướp lạnh. Trước đó, nghiên cứu của các nhà khoa học Singapore cũng chứng minh nCoV có khả năng tồn tại hơn ba tuần ở nhiệt độ bảo quản lạnh và đông lạnh.
Thịt chay bùng nổ ở Trung Quốc
Ngày càng nhiều công ty Trung Quốc khai thác thị trường thịt chay trong bối cảnh người tiêu dùng hướng tới thực phẩm lành mạnh và bổ dưỡng.
"Ngoài đậu nành và đậu xanh đang được sử dụng rộng rãi để sản xuất các loại thịt chay ở Trung Quốc, nấm cũng là một nguyên liệu chất lượng cao có thể cải thiện hương vị và dinh dưỡng của thực phẩm", Yang Yongping, chủ tịch Công ty công nghệ sinh học Shanghai Xuerong, cho biết hôm 13/9.
Xuerong là nhà cung cấp nấm ăn hàng đầu Trung Quốc hơn 20 năm nay. Gần đây, công ty đầu tư vào lĩnh vực sản xuất thịt gốc thực vật, sử dụng nguyên liệu từ nấm. Công ty cũng thông báo thành lập liên doanh với một đơn vị chế biến đồ ăn vặt khác với vốn điều lệ 1,46 triệu USD, tập trung vào nghiên cứu và phát triển, sản xuất, kinh doanh các loại thức ăn vặt có đạm thực vật.
Món tôm càng xanh có nguồn gốc từ thực vật của Zhenmeat, công ty khởi nghiệp đầu tiên về nghiên cứu và phát triển thịt có nguồn gốc thực vật tại Trung Quốc. Ảnh: Zhenmeat.
Ngoài Xuerong, còn nhiều công ty khác đang xâm nhập thị trường thịt làm từ thực vật đang mở rộng ở Trung Quốc. So với thịt động vật, thịt "chay" có hàm lượng đạm cao nhưng cholesterol và chất béo thấp, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường và phúc lợi động vật. Những yếu tố này đã kích hoạt xu hướng sản xuất và sử dụng thực phẩm mà nhiều công ty thực phẩm và thị trường vốn trên toàn thế giới đang theo đuổi.
Từ khi Beyong Meat, công ty sản xuất thịt chay của Mỹ là ra mắt năm ngoái, cạnh tranh trong ngành thịt thực vật đang nóng lên khắp toàn cầu. Ở trung Quốc, nhiều công ty khởi nghiệp đang tung ra các loại bánh trung thu, bánh gạo nếp và mỳ chứa thịt thực vật để thu hút người tiêu dùng.
Ramen Talk, một nhãn hiệu mỳ Trung Quốc, đã hợp tác với một nhà sản xuất thịt trong nước tung ra sản phẩm nước sốt thịt có nguồn gốc thực vật, mùi vị tương tự nước sốt mỳ Ý Bolognese. Lô hàng đầu tiên gồm 20.000 gói đã bán hết trong vòng một phút khi được tung ra trên nền tảng thương mại điện tử Tmall.
"Đây là xu hướng lớn trong sự phát triển của ngành công nghiệp thực phẩm Trung Quốc gần đây, nó cũng đại diện cho định hướng công nghệ thực phẩm tương lai", He Chuchu, giám đốc sản phẩm của Ramen Talk, nói.
Các sản phẩm thịt thay thế thịt động vật không mới với người tiêu dùng Trung Quốc, bởi quốc gia này có lịch sử ăn "thịt giả" làm từ đậu nành, thường gọi là "thịt chay" trong ẩm thực truyền thống.
Những năm gần đây, chế độ ăn chay đã phổ biến hơn do lo ngại về sức khỏe và chất lượng thực phẩm, cũng như tính an toàn, khiến các nhà sản xuất thịt chay hướng mục tiêu đến cả những người yêu thích thịt động vật. Covid-19 càng thúc đẩy người tiêu dùng Trung Quốc theo đuổi chế độ ăn uống lành mạnh hơn.
Theo báo cáo của công ty tư vấn quản lý toàn cầu McKinsey về "Cách Covid-19 thúc đẩy 5 xu hướng định hình kinh tế Trung Quốc", hơn 70% người trả lời khảo sát về tiêu dùng thời Covid-19 cho biết sẽ tiếp tục dành nhiều thời gian và tiền bạc hơn để mua các sản phẩm an toàn, thân thiện với môi trường, trong khi 3/4 muốn ăn uống lành mạnh hơn sau đại dịch.
Thị trường thịt thực vật của Trung Quốc cũng thu hút nhiều nhà sản xuất nước ngoài. Impossible Foods, công ty sản xuất thịt thực vật của Mỹ, đã đưa sản phẩm tới phục vụ 50.000 người tại Hội chợ Nhập khẩu Quốc tế Trung Quốc năm 2019.
Các công ty thực phẩm truyền thống như Xuerong coi thịt thực vật là cơ hội để mở rộng chuỗi ngành hiện có. Theo Yang Yongping, Xuerong sẽ khai thác ngành công nghiệp thịt thực vật từ hai mảng, là sử dụng nấm trực tiếp trong các sản phẩm có hương vị như thịt thật, và chiết xuất đạm từ nấm để sản xuất thịt thay thế.
"Ngành công nghiệp thịt chay sẽ là bước tiến xa hơn của chúng tôi trong việc chế biến nấm ăn. Các công ty khởi nghiệp từ thịt thực vật có lợi thế trong nghiên cứu và phát triển, còn chúng tôi có hơn 20 năm kinh nghiệm quản lý nhà máy. Hai bên hợp tác sẽ cùng đạt thắng lợi và đóng góp cho sự phát triển của thịt có nguồn gốc thực vật", Yang nói.
Siêu bão Haishen tấn công Nhật, lật tung nhiều mái nhà Bão Haishen hôm nay (6/9) đã đem theo mưa lớn và gió dữ dội vào các đảo miền nam của Nhật, thổi bay nhiều mái nhà và làm nhiều nơi mất điện. Theo NHK, Cục Khí tượng Nhật cho biết, bão Haishen đã suy yếu nhưng vẫn có thể là trận bão mạnh nhất trong nhiều thập niên tấn công nước này. Giới...