NCB hoàn thành tính tỷ lệ an toàn vốn theo tiêu chuẩn Basel II
Ngân hàng TMCP Quốc Dân ( NCB) cho biết, ngân hàng đã hoàn thành phát triển chương trình và hệ thống dữ liệu để tính tỷ lệ an toàn vốn theo tiêu chuẩn Basel II được quy định tại Thông tư 41/2016/TT-NHNN.
Ảnh minh họa.
Đây là thành công bước đầu trong việc chuẩn hóa công cụ quản lý vốn để làm nền tảng cho NCB trong kiện toàn hóa hệ thống quản trị – điều hành – quản lý rủi ro tiệm cận tiêu chuẩn theo yêu cầu của Basel II.
Trước đó, ngày 21/6/2019, Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) đã ký kết hợp đồng với Liên danh Blackice và Raffles Việt Nam là đơn vị cung cấp giải pháp ERA và tư vấn triển khai để triển khai Dự án Thông tư 41 và Basel II của NCB.
Sau gần 8 tháng triển khai, NCB đã hoàn thành việc xây dựng hệ thống công nghệ thông tin phục vụ việc quản lý dữ liệu, tính toán vốn tự có, tài sản tính theo rủi ro tín dụng, vốn yêu cầu cho rủi ro hoạt động, vốn yêu cầu cho rủi ro thị trường và tỷ lệ an toàn vốn theo yêu cầu của Thông tư 41.
Video đang HOT
NCB đã và đang tiếp tục điều chỉnh mô hình tổ chức, xây dựng, điều chỉnh các quy định, chính sách, quy trình quản lý rủi ro theo yêu cầu của Thông tư 41, Thông tư 13 để hoàn thiện khung quản lý rủi ro của ngân hàng. Đây cũng là mục tiêu và lộ trình trong phương án cơ cấu lại của NCB.
Đại diện lãnh đạo NCB cho biết: “NCB đang hoàn thiện hồ sơ để xin NHNN phê duyệt áp dụng, triển khai Basel II theo đúng quy định. Ngân hàng đã tổ chức thu thập những thông tin cần thiết để thực hiện tính tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định của Thông tư 41 và theo tiêu chuẩn Basel II”.
Như vậy, việc nghiêm túc triển khai áp dụng Thông tư 41 và Thông tư 13 là nền tảng cơ sở giúp NCB đưa ra các chiến lược kinh doanh, hoạch định tốt chính sách khách hàng, quản trị rủi ro và chính sách giá để tối ưu hóa vốn, tài sản có rủi ro trong thời gian tới.
LINH LINH
Bao bì nhựa Sài Gòn mở thủ tục phá sản, BIDV và NCB 'lo sốt vó'
Hai chủ nợ lớn nhất của SPP là BIDV với dư nợ hơn 399.5 tỷ đồng và NCB với dư nợ gần 130 tỷ đồng.
CTCP Bao bì nhựa Sài Gòn (HNX: SPP) vừa công bố quyết định mở thủ tục phá sản của Tòa án Nhân dân TP.HCM được phê chuẩn ngày 26/11/2019. Công ty có địa chỉ tại lô II-2B, cụm V, nhóm Công nghiệp II, Khu công nghiệp Tân Bình, đường số 10, phường Tây Thạnh, quận Tân Phú, TP HCM.
Quyết định này được ban hành sau khi xem xét Đơn sửa đổi đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp của CTCP Sản xuất Thương mại Tân Việt Sinh đối với SPP và xem xét thấy SPP mất khả năng thanh toán. Đơn vị được chỉ định làm quản tài viên là Công ty Hợp danh quản lý và Thanh lý tài sản Sen Việt.
SPP được thành lập năm 2001 với tên gọi Công ty TNHH Bao Bì Nhựa Sài Gòn. Giữa năm 2007, SPP đã chuyển đổi hình thức thành công ty cổ phần.
Công ty hoạt động chính trong lĩnh vực sản xuất bao bì màng ghép phức hợp, bao bì nhựa, bao bì giấy cao cấp và bao bì kim loại và kinh doanh nguyên liệu bao bì nhựa, bao bì giấy, kim loại và thiết bị máy móc, thiết bị phục vụ cho ngành in, ngành sản xuất bao bì...
Kể từ khi niêm yết lên sàn (tháng 9/2008) SPP vẫn duy trì tăng trưởng doanh thu liên tục và thu về lãi ròng. Tính đến năm 2018, Công ty đặt doanh thu thuần hơn 1.100 tỷ đồng, lãi ròng hơn 12 tỷ đồng, giảm 42% so với năm trước.
SPP bắt đầu cho thấy sự suy sụp khi 9 tháng 2019 báo lỗ hơn 2,6 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ vẫn có lãi.
Tại thời điểm cuối tháng 9/2019, SPP có tổng tài sản 1.171 tỷ đồng. Vốn điều lệ 251 tỷ đồng, tổng vay nợ tài chính hơn 738 tỷ đồng.
Trong đó, các khoản vay nợ thuê tài chính ngắn hạn chiếm hơn 715.4 tỷ đồng. Hai chủ nợ lớn nhất của SPP là Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) với dư nợ hơn 399.5 tỷ đồng và Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) với dư nợ gần 130 tỷ đồng.
Tài sản đảm bảo của khoản vay tại BIDV là máy móc thiết bị, nguyên liệu, quyền sử dụng đất của Công ty và quyền sử dụng đất của bên thứ 3.
Cụ thể là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất của ông Dương Quốc Thái và bà Lưu Thị Minh Hằng; quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất tại số 105 Hồ Tùng Mậu, phường Bến Nghé, quận 1, TP.HCM của ông Dương Văn Xuyên và bà Phan Thị Ngào; quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại Khu công nghiệp Tân Bình của SPP.
Còn tài sản đảm bảo đối với khoản vay của NCB là khoản tiền thu khách hàng vào tài khoản tương ứng với dư nợ vay và giá trị quyền sử dụng đất tại Khu công nghiệp Tân Đô.
Tước đó, trong báo cáo soát xét 6 tháng năm 2019, SPP từng đề cập đang làm việc với đối tác là Tập đoàn PHI Group, Inc của Mỹ để thu hút vốn đầu tư, với phương án dự kiến bán 51% vốn và thu về khoảng 50 triệu USD. Dự kiến với số tiền thu được, công ty sử dụng để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh và trả nợ ngân hàng. Tuy nhiên, từ đó đến nay SPP vẫn chưa có thông báo mới nào về việc hợp tác này.
Cổ phiếu SPP hiện chỉ còn 1.200 đồng/cổ phiếu, tương đương với mức định giá chỉ 30 tỷ đồng.
Minh An
Ông Nguyễn Hoàng Linh chính thức đảm nhiệm vị trí Tổng Giám đốc của MSB Được sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ông Nguyễn Hoàng Linh chính thức được Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) bổ nhiệm vị trí Tổng giám đốc kể từ ngày 23/03/2020. Ông Nguyễn Hoàng Linh, Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP MSB Trước đó, ông Linh chính là nhân sự được HĐQT lựa...