NBC và The Guardian đã bình chọn bức ảnh nào ấn tượng của Việt Nam?
Cuộc khủng hoảng cháy rừng tại Australia hay cuộc biểu tình phản đối cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Mỹ tại Iran cùng bức ảnh những người phụ nữ đang phơi chân hương tại làng hương Quảng Phú Cầu ở ngoại ô Hà Nội trước thềm Tết Nguyên đán Canh Tý 2020…. là những ảnh ấn tượng trong tuần được NBC và The Guardian tổng hợp.
Simon Adamchot, nhân viên cứu hộ động vật đưa con gấu túi ra khỏi khu rừng đang cháy gần Mũi Borda trên đảo Kangaroo, phía Tây Nam thành phố Adelaide, Australia, ngày 7/1. Mức nhiệt cao kỷ lục, hạn hán kéo dài cộng với gió lớn khiến Australia chìm trong thảm họa cháy rừng tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ qua. (Nguồn: Reuters)
Bà Nancy Allen đứng bên ngoài một ngôi nhà bị khói và tro từ đám cháy Currowan theo gió tạt vào ở Nowra, New South Wales, Australia. Cuộc khủng hoảng cháy rừng tại Australia đã khiến ít nhất 26 người thiệt mạng và hơn 2.000 ngôi nhà bị thiêu rụi, gần 1 tỷ con động vật đã bị chết, làm gia tăng nguy cơ tuyệt chủng đối với một số loài. (Nguồn: Reuters)
Rất nhiều ô tô và thương lái vây quanh những con lạc đà được rao bán tại Lễ hội lạc đà King Abdulaziz được tổ chức hằng năm ở Rumah, Saudi Arabia, ngày 7/1. (Nguồn: Getty Images)
Người đàn ông đưa bức tượng Thánh St. Jude tại nhà thờ Inmaculada Concepcion, ở Guayanilla, Puerto Rico ra khỏi đống đổ nát sau khi xảy ra trận động đất mạnh 6,4 độ khiến ít nhất một người thiệt mạng, gây mất điện trên diện rộng và phá hủy nhiều công trình cầu đường. (Nguồn: Getty Images)
Người dân tại Tehran, Iran biểu tình phản đối cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Mỹ tại Iraq, sát hại Tư lệnh lực lượng đặc nhiệm Quds của Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC), Tướng Qassem Soleimani. (Nguồn: AP)
Rất đông người dân tham dự đám tang Tướng Qassem Soleimani ở Kerman, quê hương vị Tư lệnh Iran, ngày 6/1. Truyền hình nhà nước Iran cho biết, khi lễ đưa tang đang diễn ra, người dân chen lấn, giẫm đạp lên nhau khiến ít nhất 56 người thiệt mạng. Theo hãng thông tấn bán chính thức của Iran ISNAj, lễ chôn cất Tư lệnh Soleimani đã được hoãn song bản tin không nêu rõ việc chôn cất sẽ hoãn lại trong bao lâu. (Nguồn: AP)
Video đang HOT
Sĩ quan cảnh sát đứng bảo vệ hiện trường vụ máy bay Ukraine bị rơi ở Shahedshahr, phía Tây Nam thủ đô Tehran, Iran, ngày 8/1. Chiếc máy bay Boeing 737-800 của hãng hàng không quốc tế Ukraine bốc cháy và nổ tung trên bầu trời sau khi cất cánh từ sân bay Tehran, khiến toàn bộ 176 người trên máy bay thiệt mạng. Ngày 11/1, Quân đội Iran thừa nhận hệ thống phòng không của nước này đã “vô tình” bắn trúng chiếc máy bay chở khách của Ukraine. Cùng ngày, Tướng Amir Ali Hajizadeh, chỉ huy lực lượng không quân của Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) lên tiếng xin lỗi và nhận hoàn toàn trách nhiệm liên quan tới vụ bắn rơi chiếc máy bay. (Nguồn: AP)
Người dân Toronto, Canada cầu nguyện, tưởng nhớ các nạn nhân thiệt mạng trong vụ máy bay của hãng hàng không quốc tế Ukraine bị rơi tại Iran. Trong số 176 nạn nhân thiệt mạng có 63 người mang quốc tịch Canada. (Nguồn: Getty Images)
Người dân ăn mừng lễ Kalyady, một ngày lễ truyền thống được tổ chức vào ngày Đông chí hằng năm, tại làng Danilevichy, Belarus, ngày 7/1. Theo tục lệ, người dân đi bộ từ nhà này sang nhà khác, ca hát, nhảy múa và được mời thưởng thức đồ ăn. (Nguồn: Getty Images)
Công nhân dọn tuyết, sẵn sàng đón khách du lịch tới Lễ hội băng đăng quốc tế Cáp Nhĩ Tân ở Cáp Nhĩ Tân, phía Đông Bắc tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc, ngày 6/1. Cứ vào đầu tháng 1 hàng năm, Lễ hội băng tuyết lớn nhất trên thế giới lại được tổ chức tại đây, thu hút đông đảo du khách tới chiêm ngưỡng. Năm nay, màn trình diễn băng tuyết ở Cáp Nhĩ Tân được tổ chức tại khu vực rộng trên 600 ngàn mét vuông với hơn 100 tác phẩm điêu khắc, được làm từ hơn 220 ngàn mét khối băng và tuyết. (Nguồn: Getty Images)
Hai tay đua Orlando Terranova và Bernardo Grue (Đội các tay đua xe Mini Argentina) thi đấu tại Giai đoạn 3, vòng quanh Neom, Saudi Arabia, trong khuôn khổ giải đua xe Dakar 2020, ngày 7/1. (Nguồn: Getty Images)
Người biểu tình phản đối Chính phủ của Tổng thống Sebastian Pinera đụng độ với cảnh sát sau khi nhà thờ San Francisco de Borja tại Santiago, Chile bị đốt cháy trong cuộc biểu tình đầu tiên của năm mới 2020. (Nguồn: Getty Images)
Những đôi giày dính đầy bùn đất của các em bé Syria tại trại tị nạn Sarut ở tỉnh Idlib, Syria. (Nguồn: Getty Images)
Các công nhân đường sắt, giáo viên, bác sĩ, luật sư… đã tham gia biểu tình và đình công một ngày trên toàn quốc để phản đối kế hoạch cải cách lương hưu của Chính phủ. Trong ảnh là cuộc biểu tình tại Marseille. (Nguồn: AP)
Cháy nổ tại nhà máy lọc dầu Ukhta, Cộng hòa Komi thuộc Nga, ngày 10/1. Một nguồn tin ở Bộ Tình trạng Khẩn cấp Nga cho biết, lửa ở bộ phận tinh chế dầu diesel của nhà máy đã bùng lên sau “hai tiếng nổ kỹ thuật lớn”. Ngọn lửa đã lây lan nhanh chóng, lúc đỉnh điểm đã bao phủ diện tích khoảng 1.000 m. Khoảng 80 lính và 15 xe cứu hỏa tham gia dập lửa. Chính quyền địa phương cho biết đám cháy không gây nguy hiểm cho thành phố và không dẫn đến việc rò rỉ chất độc hại gì ra không khí. (Nguồn: Getty Images)
Lãnh đạo phe đối lập Venezuela Juan Guaido cố gắng trèo lên cổng để vào tòa nhà Quốc hội sau khi ông và các nhà lập pháp đối lập khác bị cảnh sát chặn không cho tham gia phiên họp để bầu Chủ tịch Quốc hội mới ở Caracas, Venezuela. (Nguồn: AP)
Những người phụ nữ đang phơi chân hương tại làng hương Quảng Phú Cầu ở ngoại ô Hà Nội trước thềm Tết Nguyên đán Canh Tý 2020. (Nguồn: Getty Images)
Thúy An (t/h)
Theo dulich.petrotimes.vn
Anh từng cố kéo Nga gia nhập NATO: Điều bất khả thi
Bộ Quốc phòng Anh năm 1995 đề xuất biến Nga trở thành thành viên liên kết của NATO, song kế hoạch này đã đổ bể.
Mới đây, tờ The Guardian (Anh) đã viết về sự kiện, năm 1995, Bộ Quốc phòng Anh đã đề xuất biến Nga trở thành thành viên liên kết của NATO. Tài liệu mật về sự kiện này mới được công bố.
Tờ báo cho biết, Malcolm Rifkind, người đứng đầu Bộ Quốc phòng Anh thời điểm đó đã đề xuất tạo ra một dạng liên kết mới trong NATO.
Những thành viên thuộc liên kết (trong đó có Nga) sẽ tham gia vào các hoạt động an ninh tập thể, song không được tham gia các cuộc họp ở trụ sở của NATO, không được phép phủ quyết các quyết định của tổ chức này.
Kế hoạch của ông Rifkind được soạn thảo rất chi tiết, cẩn trọng, song ý tưởng này không nhận được sự ủng hộ của các thành viên chủ chốt trong NATO (tiêu biểu là Mỹ).
Thực tế, Moscow ít nhất 3 lần đề nghị gia nhập NATO, song không lần nào lời đề nghị đó được triển khai trên thực tế.
Gần đây nhất, năm 2017, chia sẻ với đạo diễn người Mỹ Oliver Stone trong series chương trình truyền hình đình đám "The Putin Interviews", Tổng thống Putin nói rằng trong cuộc gặp cuối cùng với cựu Tổng thống Bill Clinton tại Moscow năm 2000, ông từng đề xuất ý tưởng Nga gia nhập NATO.
"Chúng ta nên xem xét ý tưởng để Nga gia nhập NATO", ông Putin nhắc lại lời đề nghị tới ông Clinton. Tổng thống Mỹ lập tức nói: "Tại sao không?", ông Putin nhớ lại. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Nga nói rằng, dù Clinton trả lời dứt khoát, song phái đoàn của Mỹ lại tỏ ra vô cùng lo lắng.
"Ông đã nộp đơn xin gia nhập (NATO) chứ?", đạo diễn Stone hỏi. Tổng thống Nga Putin không trả lời mà chỉ cười. "Ngày nay, NATO thực chất là một công cụ chính sách ngoại giao của Mỹ. Nó không có tính chất đồng minh, chỉ là chư hầu", ông Putin nói với đạo diễn Stone.
Thông qua đoạn hội thoại giữa ông Putin với đạo diễn Stone, có thể thấy rằng Tổng thống Nga hiểu rõ Nga sẽ không thể gia nhập NATO, chừng nào Mỹ còn là thành viên của tổ chức này.
Nói cách khác, việc Nga gia nhập NATO là bất khả thi. Mỹ đã mất rất nhiều công sức, tâm huyết để gây dựng lên con "ngáo ộp Nga" ở trong lòng nước Mỹ và cả NATO.
Từ đó, Washington kéo những nước thành viên vào một liên minh nhằm chống lại cái gọi là "mối đe dọa từ phía đông" và bản thân Mỹ là hạt nhân điều khiển, chi phối tất cả.
Một khi Nga gia nhập NATO thì con ngáo ộp ấy sẽ không còn tồn tại. Không còn đối đầu Đông - Tây thì Mỹ sẽ không còn lý do gì để trói buộc đồng minh của mình. Do đó, Washington sẽ không bao giờ chấp nhận Nga có mối liên hệ với NATO, bất kể dưới hình thức nào.
Thái Sơn
Teho baodatviet.vn
2019: Năm hỗn loạn của chính sách ngoại giao Mỹ Biên tập báo The Guardian Julian Borger nhận xét trong lĩnh vực đối ngoại, cách tiếp cận mà Tổng thống Mỹ Donald Trump áp dụng chỉ là lợi ích cá nhân, thái độ tự kiêu và hàng loạt dòng đăng Twitter. Thượng đỉnh Mỹ - Triều tại Hà Nội đầu năm 2019 - Ảnh: Global Research Thập kỷ mới sắp bắt đầu với...