Nấu nước hàng cho đường vào trước sẽ đắng vô cùng, đây mới là “bí quyết” đầu bếp giỏi thường áp dụng
Đầu bếp nhà hàng khi chưng nước hàng không bao giờ cho đường vào trước, vì sẽ tạo vị đắng và làm mất dinh dưỡng, thay vào đó là công thức bí mật sau.
Nước hàng là “vũ khí bí mật” cho những món kho đẹp mắt, lại thơm ngon vô cùng. Ngày nay, để thuận tiện, nhiều chị em thường dùng đến các hóa chất tạo màu, nước hàng bán sẵn, tuy bảo đảm về mùi vị nhưng lại không an toàn về chất lượng. Thế nên, nhiều đầu bếp nhà hàng vẫn luôn tự làm nước hàng. Họ không bao giờ cho đường vào trước, sẽ khiến nước hàng đắng và mất dinh dưỡng, thay vào đó là công thức bí mật sau.
Cách làm nước hàng đơn giản, thơm ngon:
- Chuẩn bị đường và nước để chưng nước hàng theo tỷ lệ 1:1, sẽ giúp khống chế được lượng nhiệt và hương bị của nước hàng.
- Cho 1/2 lượng nước đã chuẩn bị vào chảo, đun khoảng 5 phút thì cho toàn bộ đường vào.
- Đun đường ở mức lửa vừa và nhỏ, đường sẽ tan từ từ. Nếu đun lửa lớn sẽ rất dễ khiến đường bị cháy.
Video đang HOT
- Dùng đũa gỗ đảo đường sẽ khiến đường tan chảy nhanh hơn.
- Khuấy đều tay và liên tục, đường sẽ dần sủi bọt, dần chuyển thành màu cánh gián và hơi keo lại, giảm nhỏ lửa và cho nốt số nước còn lại vào. Lưu ý, số nước còn lại phải đun sôi, nếu để nước lạnh, nhiệt độ của nước không tương ứng với nhiệt độ của đường sẽ khiến đường bị bắn, có thể gây bỏng rất nguy hiểm.
- Đường sôi mạnh, tiếp tục đun cho đến khi tan bọt thì tắt bếp.
- Cho nước hàng ra bát để nguội, sau đó đổ vào hũ thủy tinh, bảo quản trong tủ lạnh.
Một số lưu ý khi chưng nước hàng, chị em cần chú ý:
- Chưng nước hàng bằng đường trắng hay đường thô đều ổn. Đường thô sẽ giúp nước hàng lên màu đẹp hơn. Đặc biệt nếu dùng đường phèn sẽ tạo nên vị thanh vô cùng đặc biệt.
- Bạn có thể thêm 1 thìa canh dầu lạc trong lúc chưng để tạo độ sánh và giúp nước hàng đẹp mắt hơn.
- Trong khi chưng hãy khuấy liên tục để tránh trường hợp đường đóng lại ở đáy quá lâu và bị cháy.
Lạ miệng với bún tôm kho đánh
Sống ở Huế cũng gần chục năm, được nếm không biết bao nhiêu món ngon của Huế, nhưng từ khi về làm dâu mẹ, tôi mới lần đầu biết và được thưởng thức món bún tôm kho đánh "made in mẹ chồng".
Thấy tôi khá hào hứng và tò mò, mẹ vừa nấu vừa tranh thủ truyền luôn cho con dâu "bí kíp" nấu món bún lạ miệng này.
Cùng đổi món cho cả nhà bằng bún tôm kho đánh ngọt, thanh mà đậm đà
Nói là "bí kíp" nhưng thật ra để nấu món bún tôm kho đánh khá đơn giản và nguyên liệu không cầu kỳ, khá dễ mua, như: rau sống, ớt xanh, thịt ba chỉ và tôm. Để có được món bún tôm kho đánh đúng chất: Ngọt, thanh và đúng vị của người Huế thì tôm phải được chọn thật kỹ. Đó là những con tôm tự nhiên, béo, nhiều thịt và quan trọng là còn sống, nhảy tanh tách.
Tôm sau khi được lột vỏ, bỏ phần chỉ đen trên lưng đem ướp gia vị: Nước mắm, tiêu, hành, ớt và hạt nêm để thịt tôm được thấm, đậm đà hơn. Bí quyết của mẹ để có nồi nước dùng chan bún vừa ngon, vừa thanh đó là tận dụng vỏ, đầu tôm để nấu lấy nước. Tôm sau khi ướp, cho vào chảo dầu đã đun nóng, khử hành, ớt đảo đều đến khi tôm chín thì tắt lửa. Sau đó cho vào nồi nước luộc tôm (đã lọc vỏ) sôi sẵn rồi nêm lại gia vị để có nồi nước dùng vừa miệng. Có khi mẹ thêm một vài trái cà chua, tí ruốc để tăng thêm vị đậm đà và tạo màu cho nồi nước dùng thêm hấp dẫn.
Nguyên liệu không thể thiếu để nồi bún tôm kho đánh thêm phần ngọt, thơm là thịt ba chỉ được thái nhỏ, ướp gia vị và đảo qua với dầu cho thịt chín và săn lại. Sau đó, để thịt riêng ở tô để ăn cùng, tùy theo sở thích của từng thành viên trong gia đình.
Cầu kỳ nhất với món bún tôm kho đánh có lẽ là là chế biến ớt để ăn cùng với bún. Ớt ăn cùng bún của mẹ có 3 vị: ớt tươi nguyên quả, nước mắm ớt, và ớt màu. Khi tao tôm mẹ lấy sẵn một ít dầu nóng ra trước để riêng ở một chén nhỏ, sau đó cho ớt bột vào làm ớt màu. Ớt màu chan vào tô bún vừa làm dậy mùi thơm, vừa tăng thêm độ bắt mắt. Đúng như lời mẹ nói: "Tôm đậm đà, nước dùng ngọt, thanh, rau sống tươi ngon cũng không thể thiếu được vị cay cay, nồng nồng đặc trưng của ớt, có như thế mới đúng chuẩn là món Huế!".
Một trong những bí quyết để nấu món bún tôm kho đánh đúng chuẩn Huế đó là nước dùng phải nấu thật sôi mới cho tôm vào, có như thế tôm mới không bị ê và giữ được vị tươi, ngọt vốn có của nó. Sau một hồi truyền công thức, cùng bắt tay chỉ việc cho tôi, mẹ cũng cho cả nhà thưởng thức món bún tôm kho đánh vừa ngon, vừa lạ miệng lại đậm đà khó cưỡng. Thoáng chốc, nồi bún tôm kho đánh được "giải quyết" nhanh gọn mà lũ con dù không "thiếu chất" vẫn còn thấy thòm thèm.
Không phải là món ăn phổ biến, được bán nhiều ở hàng quán như các món bún khác, nhưng bún tôm kho đánh lại vương vấn người ăn bởi sự đậm đà mà lạ miệng. Mặc dù chưa nấu đúng chuẩn như mẹ chồng, nhưng cuối tuần có dịp về quê là tôi lại "gạ" mẹ cùng vào bếp đổi món cho cả nhà bằng những tô bún tôm kho đánh thơm nức mũi.
Mùa hè, khi thời tiết nóng nực, các thành viên trong gia đình bắt đầu ngán với những món kho, món mặn thì món bún tôm kho đánh có lẽ là chọn hay mà bạn nên thử để đổi món cho cả nhà!
Không ngờ bí quyết làm các món kho ngon như nhà hàng lại đơn giản thế này! Hóa ra từ trước đến nay chúng ta đã bỏ qua những điều đơn giản này, khiến cho món kho không thể thơm ngon, đậm đà hương vị như ăn hàng. 1. Nguyên liệu phải tươi ngon Độ tươi ngon của nguyên liệu được xem là yếu tố then chốt quyết định một nửa sự thành công của món ăn. Hãy luôn chọn...