Nấu mì tôm, đừng cho luôn vào nồi, thêm một bước nữa mì vừa ngon lại đỡ hại sức khỏe
Chỉ cần thêm một bước này, chất béo và phụ gia có trong mì tôm được loại bỏ bớt, mì vừa ngon lại ít ảnh hưởng tới sức khỏe hơn.
Mì tôm là một trong những loại đồ ăn khô rẻ giá rẻ nhưng vì có nhiều gia vị khác nhau vô cùng thơm ngon nên được nhiều người ưa thích. Mì tôm thường được mọi người mua nhiều một chút rồi cất trữ trong nhà để ăn sáng, ăn đêm hay phòng hôm nào chán cơm lại mang mì ra nấu. Hơn nữa mì ăn liền rất tiện, nấu chỉ khoảng vài phút là có thể thưởng thức được ngay.
Nhiều người cho rằng mì tôm rất dễ nấu, thậm chí xé gói mì ra cùng các loại gia vị bỏ vào bát tô, đổ nước sôi, úp đĩa lên vài phút là ăn được rồi. Còn lại hầu hết khi ăn tại nhà, đều cho mì tôm lên bếp cùng gia vị nấu luôn. Tuy nhiên, cách nấu trực tiếp như vậy vừa không ngon lại không loại bỏ bớt được chất béo có trong sợi mì.
Chuyên gia mách, để nấu mì ngon, cần thêm một bước trước khi nấu mì là chần qua mì. Trước tiên, đun sôi một nồi nước, sau đó thả mì vào chần qua để loại bỏ bớt chất béo dư thừa cũng như các phụ gia có trong mì. Bước này rất quan trọng và tốt cho sức khỏe hơn, vì thế bạn không nên tiết kiệm thời gian mà cắt bỏ khâu này.
Đợi một lát cho sợi mì mềm, vớt ra để riêng.
Tiếp theo, đun sôi một nồi nước rồi cho các gói gia vị của mì vào. Lưu ý, tỉ lệ nước và tỉ lệ gia vị phải phù hợp để khi ăn cảm thấy vừa miệng. Việc nấu gia vị riêng như thế này làm dầu được chứa trong mì và tinh bột của mì không bị kết tủa, khiến nước mì rất trong, thanh, không bị đặc, có mùi thơm hấp dẫn hơn.
Cuối cùng, thả mì đã chần qua vào. Lúc này bạn có thể thêm một số nguyên liệu như rau, thịt… vào mì nếu thích. Lưu ý, rau đã được chần chín. Nếu là thịt bò có thể đã được chần tái, còn các loại thịt khác đã phải được luộc chín. Để sôi khoảng 2 phút cho mì chín tới thì cho tất cả ra bát và thưởng thức.
Nói chung, trước khi nấu mì tôm, chần thực hiện bước chần mì để loại bỏ bớt chất béo và phụ gia có trong mình. Như vây, mì vừa ngon, vừa thanh đạm hơn cũng không gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe.
Video đang HOT
Chúc các bạn thành công!
Mì tôm phiên bản tốt hơn cho sức khỏe: Ưu điểm hay chỉ là quảng cáo?
Các phiên bản lành mạnh hơn của món ăn truyền thống được yêu thích này đã trở nên phổ biến đối với người tiêu dùng.
Những ưu điểm của mì ăn liền phiên bản tốt hơn cho sức khỏe liệu có thật? ( Ảnh minh họa).
Nhưng liệu những ưu điểm của phiên bản mì ăn liền tốt hơn này có thật hay chỉ là mánh lới quảng cáo tiếp thị?
Sự cường điệu?
Về cơ bản, mì gói có thể được phân thành 2 loại là "mì chiên" và "mì không chiên", dựa trên phương pháp làm khô (giảm độ ẩm) trong quy trình sản xuất.
Với mì không chiên thì ở công đoạn làm khô mì được sấy bằng nhiệt gió ở khoảng 80 độ C (trong khoảng 30 phút). Độ ẩm trong vắt mì không chiên đạt mức dưới 10%.
Còn mì chiên thì vắt mì được làm khô bằng cách chiên qua dầu ở nhiệt độ khoảng từ 160-165 độ C trong vòng 2,5 phút. Sau chiên, độ ẩm của vắt mì là khoảng dưới 3%.
Mì ăn liền tốt cho sức khỏe thường được quảng cáo là "không chiên".
Loại mì này được biết đến là có tác dụng giảm đột quỵ, nguy cơ cholesterol cao và nguy cơ mắc bệnh tim.
Tuy nhiên, "mì chiên hay mì không chiên nếu được sản xuất từ đơn vị có uy tín, theo quy trình hiện đại thì đều an toàn như nhau", báo Lao động trích dẫn lời TS.BS. Trần Thị Minh Hạnh, Tổng Thư ký Hội Dinh dưỡng Thực phẩm TP.HCM, ngày 30/11/2017.
Trong một cuộc thăm dò trực tuyến do Nielsen thực hiện vào tháng 7/2020, có tới 49% trong số 201 người được hỏi cho biết họ ăn mì gói vì vị "ngon tuyệt vời", trong khi 35% coi mì gói là "thức ăn thoải mái" của họ. Chỉ 24% ăn mì ăn liền để có các chế độ ăn lành mạnh hơn.
Nguyên liệu chế biến thay đổi nhưng bản chất vẫn phải có bột mì
Mì ăn liền thông thường được làm từ lúa mì tinh chế, thường đã được loại bỏ các chất dinh dưỡng như chất xơ và khoáng chất. Đó là lý do tại sao một số nhà sản xuất có thể chọn nguyên liệu thô khác ngoài lúa mì cho mì ăn liền.
Nhưng các loại mì làm từ những nguyên liệu thô thay thế đó không hoàn toàn vắng bóng lúa mì tinh chế.
"Mì gói cần phải có lúa mì tinh chế, bởi lẽ thứ làm cho sợi mì và mì ống 'thực sự dai' là bột mì", đầu bếp kiêm nhà văn chuyên về ẩm thực Sarah Benjamin Huang cho biết.
"Bạn cần gluten từ bột mì để giữ các sợi mì lại với nhau", bà nói thêm. "Bạn nhất thiết phải có nó làm thành phần chính nếu muốn có một bát mì hoàn hảo".
Mặc dầu các phiên bản thay thế này có thể tốt cho sức khỏe, nhưng bà Huang khẳng định với tư cách là một đầu bếp, rằng "hương vị vẫn là số một".
"Nếu những lựa chọn lành mạnh hơn này không ngon, không có kết cấu đẹp mắt, thì chúng sẽ rất khó gây 'nghiện' cho người tiêu dùng", bà nói.
"Ma quỷ" thực sự trong gói mì
Tuy nhiên, thứ khiến mọi người nghiện thực ra không phải là mì. "Món súp hay nước sốt mới là thủ phạm chính", nhà tư vấn đầu bếp Jason Lim của Ramen Lab nói. "Mì đơn giản chỉ là mì mà thôi".
"Mì sấy khô tốt cho sức khỏe hơn mì xào về mặt sợi mì, vì chúng có lượng chất béo thấp hơn nhiều. Nhưng điều đó không có nghĩa là gia vị của họ tốt cho sức khỏe hơn", giảng viên khoa học thực phẩm và dinh dưỡng của Đại học Temasek, Guo Ren nói.
Ông cho biết thêm, mẹo là hãy xem hàm lượng natri trên bao bì, trích dẫn ba mẫu gia vị mì ăn liền (tạm giấu tên).
Mẫu A, từ mì xào, chứa 873mg natri trên 100g. Các mẫu B và C, từ mì làm khô bằng không khí, lần lượt chứa 742mg và 1.300mg, chứng tỏ rằng phương pháp nấu mì không liên quan đến mức natri trong gia vị.
"Nó có nghĩa là gì? Nó có thể có nghĩa là nhà sản xuất đang cố gắng bù đắp cho việc thiếu dầu và chiên", ông nói.
Loại bỏ bột ngọt nói riêng không có nghĩa là tốt cho sức khỏe hơn, vì các nhà sản xuất có thể thêm các hương liệu khác.
"Những thứ như inosinate và guanylate, tuy là hương liệu nhân tạo, nhưng cũng có khả năng mang đến hương vị umami cũng như vị mặn giống nguyên liệu tự nhiên. Chỉ có điều chúng cũng rất giàu natri", chuyên gia dinh dưỡng Jaclyn Reutens nói với Talking Point trong một cuộc phỏng vấn riêng.
Để giảm lượng natri, người tiêu dùng có thể sử dụng nửa gói gia vị hoặc tự chế biến nước dùng riêng.
Hoặc có thể tìm loại mì ăn liền có ít hơn 400mg natri trên 100g, hay ít hơn 8g chất béo bão hòa trên 100g.
Mì ăn liền lành mạnh tốn chi phí hơn
Nhiều người buộc phải quay về với mì gói thường vì khả năng chi trả. Trong cuộc thăm dò của Nielsen, 45% người được hỏi cho biết họ ăn mì gói thường vì lý do này.
Mì ăn liền lành mạnh hơn có xu hướng đắt hơn. "Những món mì này là không cần thiết", bà Reutens nói với CNA Insider.
Mặc dù chúng có hàm lượng calo thấp và nhiều chất xơ, đó là lý do tại sao chúng được coi là lành mạnh hơn, nhưng người tiêu dùng vẫn có thể nhận được chất xơ từ trái cây và rau quả. Và chúng ta cũng có thể ăn ít hơn để có lượng calo thấp hơn.
"Mì ăn liền là phần carb trong bữa ăn. (Bạn) có thể nhận được các chất dinh dưỡng tương tự trong gạo trắng bình thường. Bạn có thể mua ruốc ong khô hoặc ruốc ong nguyên hạt, rẻ hơn rất nhiều. Điều đó sẽ cung cấp cho bạn tinh bột cũng như chất xơ", bà Reutens phân tích.
"Quan niệm sai lầm phổ biến là thực phẩm lành mạnh không có vị và đắt hơn. Nhưng bạn không cần phải chi nhiều nếu bạn biết cách làm điều đó ".
Bà Reutens cho biết thêm, ngô và rau đã khử nước thường có trong gia vị mì ăn liền là để "thu hút thị giác". "Giá trị dinh dưỡng của chúng hầu như không có vì mất nước".
Có một món ăn "thần thánh" của Việt Nam đã "chui vào vali và đi du lịch" khắp nơi trên thế giới theo cách mà chẳng ai ngờ tới Chẳng ai ngờ món mì tôm huyền thoại lại đi du lịch khắp nơi trên thế cả với những người nổi tiếng. Nói đến sự xuất hiện của ẩm thực Việt Nam trên thế giới, hầu hết chúng ta đều sẽ nghĩ ngay đến những món đã quá nổi tiếng như bánh mì, phở, bún chả, gỏi cuốn... Thế nhưng bạn biết không,...