Nấu cơm như thế nào là chuẩn và ngon nhất?
Dùng nước sôi nấu thay cho nước lạnh sẽ giúp hạt cơm dẻo, các chất dinh dưỡng ít bị mất hơn vì lớp ngoài của hạt gạo co lại, tạo lớp màng bảo vệ hạt gạo không bị nứt, vỡ.
Cách vo gạo chà xát, gạn bỏ nước nấu thứ nhất của nhiều người vô tình đã làm mất đi rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể có sẵn trong hạt gạo.
Đó là kết quả công trình nghiên cứu của Phó giáo sư, tiến sĩ (PGS.TS) Nguyễn Xuân Ninh (viện Dinh dưỡng quốc gia) và TS Trần Thị Cúc Hoà (viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long) thực hiện trên một số gia đình thuộc sáu dân tộc khác nhau (Sán Chí, Sán Dìu, Nùng, Tày, Hoa và Kinh) với năm loại xoong nồi dùng nấu cơm bằng chất liệu: gang đúc, nồi đồng, nồi đất, nhôm Hải Phòng, nồi cơm điện.
Nên rửa gạo thay vì vo xát
Theo kết quả nghiên cứu, ngoài việc hạt gạo bị mất nhiều dưỡng chất trong quá trình xay xát, cách vo gạo bằng chà hai, ba lần hạt gạo vào rá hoặc giữa hai tay cho hạt gạo trắng, tạo nhiều nước vo gạo đặc có màu trắng, đã vô tình lấy đi một lượng lớn các chất dinh dưỡng là các vitamin và chất khoáng bám bên ngoài hạt gạo. Làm hạt gạo chỉ còn lại phần lõi là tinh bột. Lượng sắt, kẽm bị mất đi đo đạc được trong hạt gạo trước và sau khi cơm chín là từ 79,9 – 96,5%. Các vitamin nhóm B cũng bị mất đến 70 – 95% trong quá trình xay xát, vo gạo.
Kết quả điều tra xã hội học với những người nội trợ cũng cho thấy nhận thức của họ về chà xát gạo trước khi nấu là chuyện… bình thường. Hầu như không ai nhận diện được cách làm đó không khoa học. Có đến 90% số người được hỏi đã “tỉnh bơ” kể luôn chà xát gạo ít nhất hai lần trước khi nấu để sạch các chất bẩn bám trên gạo. 10% còn lại cho biết cũng có để ý đến chất dinh dưỡng trong hạt gạo nhưng nghĩ sẽ dùng nước vo nấu cám heo nên không quan tâm nhiều. Thói quen chà xát gạo nhiều lần xảy ra hầu hết tại các vùng nông thôn. Ở các thành phố, những người nấu cơm thao tác đúng kỹ thuật hơn: đổ gạo và nước vào xoong, chậu, rồi khoắng lên (còn gọi là rửa gạo). Việc này giúp loại bỏ được hết những tạp chất bẩn như trấu, sạn, cám mốc… dính trong gạo mà không cần chà xát. Nhờ đó, các khoáng chất, vitamin ít bị mất đi.
Video đang HOT
Nấu cơm phải đúng cách
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy thói quen nấu cơm theo kiểu dân gian: cho nhiều nước vào đun sôi khoảng 10 phút, gạn bỏ nước thứ nhất rồi tiếp tục cho nước lạnh vào sau đó mới nấu chín đã làm các chất dinh dưỡng tiếp tục mất đi nhiều (đến gần 50%). Chưa kể, cách nấu này còn làm hạt gạo trương to, vị cơm nhạt và các hạt không dính vào nhau. Cũng theo kết quả, cơm nấu bằng nồi cơm điện ít mất chất kẽm nhất và cơm nấu bằng nồi đất mất nhiều chất kẽm nhất.
Để giữ lại được tối đa các chất dinh dưỡng trong hạt gạo (glucid, protein, lipid, chất khoáng, vitamin B1, B2, B6…), nhóm nghiên cứu khuyến cáo không nên xay gạo quá trắng. Khi vo gạo không xát mạnh tay. Thực hiện đúng như thao tác rửa gạo: cho gạo vào xoong, nồi… khuấy nhẹ tay, gạn nước nhằm loại trừ trấu, sạn.
Dùng nước sôi nấu thay cho nước lạnh sẽ giúp hạt cơm dẻo, các chất dinh dưỡng ít bị mất hơn (kể cả nấu bằng nồi cơm điện). Lý do là vì khi nấu bằng nước sôi, lớp ngoài của hạt gạo co lại, tạo lớp màng bảo vệ hạt gạo không bị nứt, vỡ. Còn nấu bằng nước lạnh, hạt gạo trương nở, các chất dinh dưỡng cũng theo đó mà tan ra trong nước.
Trong quá trình cơm sôi, hạn chế gạn bỏ nước cơm vì sẽ làm mất thêm lượng lớn các chất dinh dưỡng. Khi cơm sôi hẳn, nên vặn nhỏ lửa, đậy vung để giữ nhiệt, tránh cho cơm tiếp xúc với không khí, là yếu tố phá huỷ các vitamin. Nếu thao tác đúng, lượng vitamin B1 được giữ lại sẽ nhiều hơn 30% so với cách nấu bằng nước lạnh.
Theo VNE
Bí quyết cho món bánh xèo giòn ngon đây!
Đổ bánh xèo không khó, nhưng để những chiếc bánh xèo luôn giòn, ngon, bạn có thể tham khảo một số mẹo dưới đây.
Bột bánh
Bánh xèo của người miền Bắc chỉ có bột gạo, không pha thêm trứng hay bất kỳ loại bột nào khác, nên bánh luôn giữ được độ giòn, ngay cả khi đã nguội. Người miền Nam đổ bánh xèo thường cho thêm nước cốt dừa.
Cách đơn giản nhất vẫn là chỉ có bột gạo và nước cốt dừa. Thông thường với 200g bột gạo (bột gạo chứ không phải bột gạo lọc) thì nên thêm 400ml nước cốt dừa, muỗng muối, 300g thịt ba rọi xắt mỏng, 300g tôm, 100g nấm rơm, hành lá cắt nhỏ, rau thơm các loại, xà lách, cải xanh.
Cách pha và đổ bánh
Bánh xèo đổ đúng điệu phải có tiếng kêu "xèo" khi vừa cho bột vào. Muốn vậy bạn phải đợi chảo thật nóng, cho dầu ăn vào, chờ dầu sôi mới đổ bánh.
Pha bột gạo nước cốt dừa muối, để trong tủ lạnh khoảng 1 giờ (cho bột ngấm đủ nước). Xào thịt tôm nấm để sẵn. Đổ 1 vá bột vào giữa chảo rồi xoay cho bột tráng (dính) đều vào mặt chảo 1 lớp mỏng, rắc giá lên (có thể rưới thêm mỡ nước hay dầu ăn quanh chiếc bánh). Xoay chảo đều cho bánh chín vàng. Bánh vàng đều và tróc thì lấy ra.
Để bánh xèo không dính, bạn nên dùng chảo chuyên đổ bánh, hoặc có thể dùng chảo chống dính, bánh vẫn ngon.
Để bánh thêm màu sắc và hương vị
Muốn bánh xèo thêm hương vị ngọt, thơm ngon, bùi béo, bạn có thể thêm bột nghệ (bánh sẽ vàng), đậu xanh hấp chín, nấm rơm, các loại hải sản... tùy theo ý thích của mỗi người.
Pha nước chấm
Để bánh xèo đủ vị ngon thì nước chấm cũng đóng vai trò rất quan trọng. Bạn có thể pha nước chấm theo công thức: 1 chén nước mắm ngon 1 chén nước sôi 1 chén dấm 2 chén đường.
Hòa tan đường với nước sôi, sau đó cho dấm nước mắm. Khi ăn cho thêm tỏi, ớt và đồ chua vào nước chấm.
Theo VNE
Mẹo hay khi chế biến các món từ thịt bò Ngoài lượng chất đạm cao, thịt bò còn cung cấp chất sắt, kẽm và các vitamin B2, B6, B12, tốt cho hệ miễn dịch, thúc đẩy quá trình tái tạo hồng cầu. Chất sắt có trong thịt bò giúp phục hồi nhanh các tế bào máu và cần thiết cho việc cung cấp ôxy cho các tế bào trong cơ thể. Bên cạnh...