NATO thành lập văn phòng tại Tashkent, nước cộng hòa Uzbekistan
Một quan chức của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương NATO cho biết, khối này sẽ mở văn phòng đại diện của mình tại Tashkent, thủ đô CH Uzbekistan vào ngày thứ Sáu, 16-5.
Theo đại diện từ văn phòng, lễ khai mạc sẽ có sự tham dự của ông James Appathurai, Đặc sứ của Tổng thư ký NATO tại khu vực Caucasus và Trung Á. Văn phòng này sẽ hợp tác trong việc lập kế hoạch và phân tích quốc phòng, huấn luyện và đào tạo quân sự, các vấn đề khoa học và môi trường cũng như hỗ trợ hoạt động của NATO.
NATO sẽ thành lập văn phòng tại Tashkent, nước cộng hòa Uzbekistan vào ngày 16-5
Các quan chức NATO cho biết văn phòng này sẽ làm việc trực tiếp với chính quyền của các quốc gia Trung Á để tối đa hóa quan hệ đối tác với liên minh Đại Tây Dương trong việc hỗ trợ các mục tiêu được xác định thuộc chương trình hợp tác của họ.
Mối quan hệ giữa Uzbekistan và NATO từng phát triển tích cực đến năm 2005, khi tranh cãi về các sự kiện tại Andijan đã hạn chế mối quan hệ hợp tác giữa NATO và nước này. Các chuyên gia của liên minh đã tham gia vào việc đào tạo và huấn luyện lực lượng đặc biệt Uzbek.
Video đang HOT
Sự hợp tác đã được nối lại trong năm 2008 khi NATO ký một thỏa thuận với Uzbekistan về việc tiêu huỷ kho dự trữ nhiên liệu tên lửa có thành phần độc hại của nước này. Năm 2009, Uzbekistan gia nhập “tuyến đường phía Bắc” để phục vụ cho việc cung cấp các vật liệu không gây chết người cho các lực lượng quốc tế ở Afghanistan.
Với nhận thức về vai trò quan trọng của Uzbekistan trong khu vực, Mỹ và các đồng minh NATO của mình đã đề nghị Tashkent tham gia vào các dự án cơ sở hạ tầng đầy tham vọng ở Afghanistan, bao gồm việc xây dựng các tuyến đường sắt, cầu cống và đường dây tải điện.
Theo ANTD
Trung Quốc dần lấy mất ảnh hưởng của Nga tại Trung Á
"Báo Độc lập" (Nga) đánh giá chủ đề chính trong chuyến công du của ông Tập Cận Bình tới các nước Trung Á là mở rộng hợp tác về năng lượng với các nước trong khu vực và Nga, cũng như tiếp cận thế giới bên ngoài thông qua hành lang phía Bắc, mà dự kiến là công trình xây dựng tuyến đường sắt Trung Quốc-Kyrgyzstan-Uzbekistan.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từ ngày 3 - 13/9 tiến hành chuyến thăm nhà nước tới Turkmenistan, Kazakhstan, Uzbekistan và Kyrgyzstan.
Mở rộng hiện diện kinh tế?
Giới chuyên gia không loại trừ khả năng trong tương lai, các quốc gia Trung Á sẽ hoàn toàn chịu ảnh hưởng của Bắc Kinh.
Kyrgyzstan nằm trong tuyến đường sắt nối Trung Quốc với Trung Á.
Ajdar Kurtov, nhà nghiên cứu khoa học hàng đầu của Viện Nghiên cứu chiến lược Nga, bình luận: "Điều này không xảy ra trong ngắn hay trung hạn. Vấn đề không chỉ phụ thuộc vào sự tích cực của Trung Quốc, mà còn ở thực tế cuộc &'tấn công' của Trung Quốc có thể vấp phải sự phản đối của Nga. Điều này còn phụ thuộc vào hoàn cảnh liên quan tới những thay đổi an ninh tại Trung Á, và phụ thuộc vào các quan hệ xã hội tại chính Trung Quốc".
Tuy nhiên sớm hay muộn, khả năng các nước Trung Á hoàn toàn chịu ảnh hưởng của Trung Quốc là cao. Mới đây, Phó Chủ tịch Trung tâm nghiên cứu quốc tế Thượng Hải trực thuộc Viện Khoa học xã hội Thượng Hải, giáo sư Pan Guang, đã tuyên bố: "Trong tương lai gần, Trung Quốc sẽ mở rộng hiện diện kinh tế ở Trung Á, sử dụng sức mạnh kinh tế và tài chính của mình, cũng như đầu tư và ngoại thương".
Theo ông Kurtov, Trung Quốc trước khi bắt tay vào mở rộng kinh tế tại Trung Á, đã chuẩn bị nền tảng là xây dựng các mối quan hệ chính trị, đạt được sự thừa nhận về biên giới với các nước thuộc Liên Xô trước đây, đảm bảo việc không ủng hộ chủ nghĩa li khai của sắc tộc thiểu số sống ở Khu tự trị Tân cương Duy Ngô Nhĩ. Đồng thời Trung Quốc đề xuất với các quốc gia Trung Á các khoản hỗ trợ tài chính lớn dưới dạng tín dụng, cho vay, và đảm bảo các dự án kinh tế của Nga không cạnh tranh với các dự án kinh tế của Trung Quốc. Chuyên gia Kurtov bình luận: "Chính sách có tính toán kỹ càng và liên tục này đã dẫn tới thực tế Trung Quốc từng bước đẩy Nga ra khỏi khu vực, trên phương diện đối thủ cạnh tranh địa-kinh tế"
Các hướng chính
Các hướng chính, với sự quan tâm ngày càng lớn, của Trung Quốc tại Trung Á là năng lượng, vận tải, nông nghiệp và tài nguyên nước.
Turkmenistan tăng khối lượng khí đốt cung cấp cho Trung Quốc lên 65 tỷ m3 mỗi năm, trong đó 25 tỷ m3 được khai thác từ mỏ khí đốt Galkinish lớn nhất của Turkmenistan, mà Bắc Kinh đã đầu tư 8 tỷ USD để phát triển. Tổng thống Turkmenistan, Gurbanguly Berdimuhamedov, và Chủ tịch Tập Cận Bình đã khởi động hoạt động khai thác của mỏ khí đốt lớn thứ hai trên thế giới này.
Chuyến công du với chủ đề năng lượng của ông Tập Cận Bình tiếp tục tại Kazakhstan. Trung Quốc sẽ hợp tác với Kazakhstan trong việc khai thác dầu ở mỏ Kasahgan. Theo các chuyên gia về năng lượng, thương vụ này có lợi cho cả hai phía: Kazakhstan sẽ có thêm cơ hội đa dạng hóa khách hàng cung cấp năng lượng, còn Trung Quốc sẽ tăng mức độ độc lập về năng lượng.
Trong khuôn khổ chuyến thăm Kyrgyzstan, Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ thảo luận việc xây dựng tuyến đường sắt nối Trung Quốc với Trung Á. Ông Kurtov nhận định đây sẽ là con đường tiếp cận nữa của Trung Quốc với thế giới bên ngoài. Trung Quốc có các con đường tiếp cận thông qua các tỉnh duyên hải miền Đông. Tuy nhiên những tuyến đường này bị hạn chế bởi chính sách gọi là "chuỗi ngọc trai", mà theo giới chuyên gia, do Mỹ và các nước đồng minh của mình thực hiện, nhằm kiểm soát các điểm đầu mối trong tuyến đường vận tải biển ra vào Trung Quốc. Điểm đầu tiên phải kể tới là eo biển Malacca. Chính vì vậy mà Trung Quốc quan tâm tới việc tiếp cận thị trường bên ngoài thông qua Trung Á. Để làm điều này, Bắc Kinh sẽ xây dựng đường sắt, đường bộ nối với các quốc gia Trung Á. Đương nhiên Trung Á cũng có lợi trong việc thực hiện những dự án như vậy.
Theo Duy Trinh
Công cụ điều tiết lợi ích Ngoại giao phòng ngừa tiếp tục là nhân tố then chốt đảm bảo hòa bình tại Trung Á, khu vực nhiều tiềm năng nhưng cũng tiềm ẩn nhiều thách thức. Những đập thủy điện trên sông Vakhsh có thể dẫn tới khủng hoảng ở Trung Á Nhân sự kiện Trung tâm khu vực Trung Á về ngoại giao phòng ngừa (UNRCCA) công bố...