NATO rầm rộ tập trận lớn nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh
Hôm nay (25/10) NATO bắt đầu triển khai cuộc tập trận Trident Juncture có quy mô lớn nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh với sự tham gia của 65.000 binh sỹ, 65 tàu chiến, 10.000 xe quân sự và 250 máy bay.
“Cuộc tập trận theo kịch bản kiểm tra khả năng sẵn sàng khôi phục chủ quyền của một đồng minh của chúng tôi, trong trường hợp này là Na Uy sau một hành động xâm lược vũ trang”, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nói hôm 24/10, 1 ngày trước cuộc tập trận.
Trident Juncture, với sự tha gia của 29 nước đồng minh NATO cùng các đối tác Phần Lan và Thụy Điển sẽ diễn ra từ ngày 25/10-23/11 tại Na Uy và các vùng lân cận của Bắc Đại Tây Dương và Biển Baltic, bao gồm Iceland và không phận Phần Lan cũng như Thụy Điển. Mỹ là nước gửi nhiều lực lượng nhất khi điều động 14.000 binh sỹ từ các lực lượng bộ binh, không quân, hải quân và thủy quân lục chiến.
NATO bắt đầu cuộc tập trận quy mô lớn nhất từ sau Chiến tranh Lạnh. (Ảnh: RT)
Theo ông Stoltenberg, cuộc tập trận sẽ chuẩn bị cho một kịch bản tồi tệ nhất xảy đến với NATO chống lại một kẻ thù hư cấu nhưng là một đối thủ “ngang hàng”.
“Trident Juncture gửi một thông điệp rõ ràng đến các quốc gia thành viên và bất kỳ đối thủ tiềm tàng nào rằng NATO không tìm kiếm sự đối đầu nhưng sẵn sàng bảo vệ tất cả các đồng minh của mình nếu bị tấn công”, ông này cho biết.
Video đang HOT
Nhóm tàu tấn công USS Harry S. Truman của Mỹ sẽ di chuyển tới vùng biển Bắc Cực và tham gia vào Trident Juncture. Đây là lần đầu tiên sau gần 30 năm một tàu sân bay hoạt động ở khu vực này.
Theo Stripes, các lực lượng tham gia cuộc tập trận sẽ chia thành các lực lượng “nam” và “bắc”, thay phiên nhau trong vài trò gây hấn chống lại các lực lượng bảo vệ của NATO.
Trident Juncture được triển khai hơn 1 tháng sau cuộc tập trận lớn nhất trong lịch sử hiện đại của Nga, Vostok-18.
Matxcơva từng không ít lần chỉ trích Trident Juncture, gọi cuộc tập trận của NATO là một sự khiêu khích. Mặc dù cuộc tập trận không diễn ra gần biên giới Nga, nhưng cựu Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nga, trung tướng Valery Zaparenko cho rằng đó là một thông điệp gửi tới Matxcơva trong bối cảnh Nga tuyên bố mở rộng ảnh hưởng ở Bắc Cực.
Trident Juncture sẽ được đặt dưới sự chỉ huy của tướng James Foggo, người đứng đầu Bộ Tư lệnh Lực lượng Đồng minh của NATO ở Naples.
Kể từ năm 2014, NATO và các lực lượng của Mỹ ở châu Âu đã tăng dần quy mô và độ phức tạp cho các cuộc tập trận quân sự khi liên minh thích nghi với những gì mà họ cho là “môi trường an ninh mới”.
(Nguồn: Stripes.)
SONG HY
Theo VTC
NATO triển khai 45.000 binh sĩ "sát sườn" biên giới Nga
Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) dự kiến triển khai 45.000 binh sĩ ở Bắc Âu, sát biên giới Nga, để tham gia cuộc tập trận phòng vệ lớn nhất của liên minh này kể từ Chiến tranh lạnh.
Theo hãng tin RT, cuộc tập trận quy mô lần này mang tên Trident Juncture 18 bắt đầu từ ngày 25/10 với các bài tập bắn đạn thật và tiếp tục cho đến ngày 7/11. Khoảng 1/3 quốc gia thành viên NATO dự kiến sẽ tham gia cuộc tập trận nói trên. Cuộc tập trận cũng có sự tham gia của 50 máy bay chiến đấu, 70 tàu chiến và khoảng 10.000 xe quân sự.
Mặc dù, đây không phải lần đầu tiên NATO tiến hành cuộc tập trận Trident Juncture, song quy mô cuộc tập trận năm nay lớn nhất kể từ năm 1991 khi Liên Xô tan rã. Theo người phát ngôn của cuộc tập trận Trident Juncture, ông Frank Slvsberg, quy mô của cuộc cuộc tập trận lần này lớn gấp ba lần so với những cuộc tập trận trước đó.
Cuộc tập trận sẽ mô phỏng các thao tác phòng vệ của một quốc gia thành viên NATO trong trường hợp bị tấn công. Ngoài ra, cuộc tập trận cũng nhằm đánh giá năng lực hoạt động của NATO trong điều kiện tác chiến lạnh giá.
Binh sĩ NATO tham gia cuộc tập trận Saber Strike 18 hồi tháng 4/2018
Cuộc tập trận Trident Juncture 18 của NATO dường như là động thái đáp trả cuộc tập trận Vostok-2018 giữa Nga và Trung Quốc mới diễn ra hồi tháng 9 vừa qua tại vùng Siberia và Viễn Đông Nga.
Nga đã nhiều lần chỉ trích việc NATO triển khai lực lượng và tập trận gần biên giới nước này, đồng thời lên án rằng đây là những hành động mang tính khiêu khích và có thể dẫn đến bất ổn trong khu vực cũng như trên toàn thế giới.
Tuy nhiên, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết, cuộc tập trận là "minh bạch và nhằm mục đích phòng vệ", đồng thời khẳng định thêm, tất cả thành viên của Tổ chức Hợp tác và An ninh châu Âu (OSCE), trong đó có Nga, đều được mời tham gia giám sát.
Căng thẳng giữa Nga và phương Tây bùng phát sau sự kiện Nga sáp nhập bán đảo Crimea năm 2014. NATO liên tục đẩy mạnh sự hiện diện quân sự của mình tại các quốc gia nằm sát biên giới với Nga như Ba Lan, một số quốc gia vùng Baltic thuộc Liên xô cũ như Latvia, Lithuania và Estonia.
Thậm chí, NATO đang triển khai các lực lượng hàng nghìn quân đến đóng tại các khu vực sát với biên giới Nga. Việc NATO tiến sát đến biên giới Nga đi ngược lại những cam kết mà liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương đưa ra trong Dự luật Nga - NATO.
Dự luật này quy định liên minh quân sự phương Tây không được phép triển khai một số lượng binh lính đáng kể đến lãnh thổ của các nước thành viên NATO mới nằm sát Nga.
Hà Kim (Theo RT)
Theo congly
Tàu chiến, máy bay Nga xuất hiện dày đặc khi NATO tập trận Tư lệnh thủy quân lục chiến Hà Lan, tướng Jeff Mac Mootry cáo buộc quân đội Nga không ngừng gây hấn binh sĩ NATO làm nhiệm vụ ở Bắc Cực. Binh sĩ NATO trong một cuộc tập trận quân sự. "Cái mà chúng ta nhìn thấy là sự hiện diện với tần suất dày đặc của các tàu chiến, máy bay Nga khi...