NATO: Máy bay Nga tăng cường xâm nhập châu Âu
Tổ chức quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) ngày 29/10 đã phát đi cảnh báo tới các quốc gia thành viên, về việc ngày càng nhiều máy bay quân sự Nga có những đợt áp sát không phận châu Âu 2 ngày qua.
Máy bay ném bom Tu-95 Bear của Nga (trên) bị máy bay NATO áp sát
Thông báo cho biết đã có tổng cộng 4 tốp máy bay của Nga, bao gồm máy bay ném bom Tu-95 Bear cùng các chiến đấu cơ MiG-31 được phát hiện trên các vùng biển và qua Đại Tây Dương.
Chiến đấu cơ của các nước Na-uy, Anh, Bồ Đào Nha, Đức và Thổ Nhĩ Kỳ đã được phái lên để ngăn chặn.
Căng thẳng giữa Nga và NATO tăng cao sau khi khủng hoảng nổ ra tại Ukraine. Mỹ và EU đang áp đặt nhiều lệnh trừng phạt với Mátxcơva sau khi bán đảo Crimea bị sáp nhập vào Nga.
Thông báo của NATO ngày thứ Tư không đề cập tới Ukraine, và cho biết “một lượng lớn” các chuyến bay của Nga được phát hiện là dấu hiệu bất thường, dù chưa có sự việc nào xảy ra.
Máy bay của Nga bay qua các khu vực Biển Đen, Biển Baltic, Bắc Hải và Đại Tây Dương, khiến nhiều quốc gia thành viên phải điều máy bay lên nhận dạng và theo dõi.
Video đang HOT
Tổng cộng từ đầu năm tới nay, NATO đã chặn hơn 100 lượt máy bay Nga, cao gấp 3 lần năm ngoái.
Thanh Tùng
Theo BBC
Tàu ngầm Liên Xô xâm nhập Thụy Điển trong Chiến tranh Lạnh
Vụ tìm kiếm vật thể bí ẩn của Thụy Điển trong vài ngày gần đây khiến nhiều người liên tưởng đến sự kiện xảy ra vào năm 1981, khi một tàu ngầm của Liên Xô xâm nhập trái phép vào vùng biển Thụy Điển.
Theo The Bulletin, tháng 10/1981, tàu ngầm lớp Whiskey S-363 thuộc hạm đội Baltic của Liên Xô, hay còn được gọi với ký hiệu U 137, đâm vào một tảng đá ngầm cách căn cứ hải quân Thụy Điển tại Karlskrona khoảng 2 km. Tàu này bị mắc cạn và nổi lên bờ mặt biển Thụy Điển. Một ngư dân sau đó phát hiện con tàu và báo cáo cho nhà chức trách.
U 137 trước mũi súng của lính dù Thụy Điển. Vào thời điểm đó, hải quân Thụy Điển đang tiến hành một cuộc tập trận thử nghiệm thiết bị mới. Lực lượng này gửi một sĩ quan hải quân không vũ trang lên tàu để yêu cầu lời giải thích từ thuyền trưởng tàu Liên Xô.
Thuyền trưởng Anatoilij Michajlovitj Gustjin (trái) và Chính trị viên của tàu U 137, Vasilij Besedin (phải). Thuyền trưởng tàu Liên Xô ban đầu giải thích rằng tàu tiến vào vùng biển Thụy Điển do các thiết bị định hướng gặp sự cố. Ba ngày sau đó, hải quân Liên Xô đưa ra tuyên bố con tàu buộc phải vào vùng biển Thụy Điển do tình trạng khẩn cấp. Stockholm không chấp nhận lời giải thích này vì chiếc tàu không hề gửi tín hiệu cấp cứu và xin sự trợ giúp từ giới chức Thụy Điển, trái lại, nó dường như đã cố gắng chạy trốn.
Hải quân Liên Xô điều động một lực lượng đặc nhiệm do Phó Đô Đốc Aleksky Kalinin chỉ huy đến giải cứu tàu U 137 ở Thụy Điển. Trong ảnh là tàu khu trục Obraztsovy, một trong những chiếc tàu tham gia nhiệm vụ. Khi đội tàu giải cứu của Liên Xô xuất hiện ngoài khơi bờ biển Thụy Điển, Stockholm thực thi một số biện pháp cảnh cáo, khiến các tàu Liên Xô rút lui về vùng biển quốc tế.
Cơ quan Nghiên cứu Quốc phòng Thụy Điển đã đo chất phóng xạ từ bên ngoài thân tàu, sử dụng quang phổ tia gamma từ một tàu tuần duyên chuyên dụng. Stockholm nghi ngờ trên tàu có chở vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, Liên Xô chưa bao giờ chính thức xác nhận việc này.
Thuyền trưởng Gustjin và Besedin được hộ tống đến địa điểm thẩm vấn của Thụy Điển, theo thỏa thuận giữa chính phủ nước này và Liên Xô. Khi thuyền trưởng bị thẩm vấn, thời tiết biến chuyển xấu khiến tàu ngầm Liên Xô gửi đi tín hiệu cấp cứu. Thụy Điển phát hiện hai chiếc tàu khác đến từ hướng hạm đội Liên Xô đóng ở gần đó đã vượt qua giới hạn vùng biển khoảng 19 km và tiến về Karlskrona.
Thủ tướng Thụy Điển Thorbjrn Flldin chỉ thị tư lệnh tối cao của lực lượng vũ trang nước này "giữ vững biên giới". Quân đội Thụy Điển vào tư thế sẵn sàng chiến đấu. Stockholm cũng điều động máy bay trang bị tên lửa chống tàu hiện đại và máy bay trinh sát. Sau 30 phút căng thẳng, tàu tấn công nhanh của Thụy Điển xác định hai tàu này là tàu chở ngũ cốc của Tây Đức.
Sau khoảng 10 ngày tàu Liên Xô mắc cạn, tàu Thụy Điển đã kéo U 137 ra khỏi bãi đá và hộ tống nó đến vùng biển quốc tế, sau đó bàn giao cho hạm đội của Liên Xô.
Tư lệnh tối cao của Thụy Điển vào thời điểm đó, tướng Lennart Ljung tóm tắt lại sự kiện cho báo giới nước ngoài. Vụ việc này thường được xem như một bằng chứng về sự xâm nhập của Liên Xô vào bờ biển Thụy Điển.
Phương Vũ
Ảnh: Compunews
Theo VNE
Thấy gì qua vụ Thụy Điển truy tìm tàu ngầm lạ xâm nhập lãnh hải? Vụ việc hoàn toàn giống một vở kịch thời Chiến tranh Lạnh: cuộc triển khai khẩn cấp của quân đội với các tàu hàng hình và trực thăng để truy tìm một tàu ngầm lạ tại quần đảo Stockholm; các bức ảnh mờ nhạt về một con tàu bí ẩn; một người mặc quần áo đen kín mít lội trong các vùng nước...