NATO lo lên kịch bản nếu Nga tấn công Đông Âu
Tờ tạp chí Đức Spiegel đưa tin, liên minh quân sự NATO đang lên các kịch bản có thể nếu Nga khởi động chiến dịch quân sự ở Đông Âu.
Theo đó, trên phiên bản tiếng Đức điện tử của mình, tờ tạp chí Spiegel hôm Chủ nhật (18/5) đã đăng tải bài viết trích dẫn nội dung các kịch bản có thể nếu Nga “động thủ” ở Đông Âu. Thực ra, đó là một dự thảo văn bản lưu hành nội bộ trong khối liên minh NATO.
Ảnh minh họa.
Văn bản này đã đưa ra kết luận rằng, khả năng của Nga “để thực hiện một hành động quân sự đáng kể mà không có nhiều cảnh báo đặt ra đối với một mối đe dọa về việc duy trì an toàn và ổn định ở khu vực châu Âu-Đại Tây Dương”.
“Chúng tôi chưa bao giờ xác nhận về những thông tin hay về các kế hoạch quốc phòng bị rò rỉ cả. Song, nhiệm vụ cốt yếu của NATO là phòng vệ tập thể và chúng tôi sẽ những gì cần thiết để bảo vệ bất cứ đồng minh nào bị tấn công”, Phát ngôn viên NATO Oana Lungescu phát biểu.
Tuy nhiên, ở thời kì cuối Chiến tranh Lạnh, châu Âu đã “giảm khả năng chiến đấu của họ trong các cuộc xung đột cường độ cao, quy mô lớn”. Đó sẽ là những bất lợi trước những diễn biến tiềm tàng trong bối cảnh khủng hoảng Ukraine vẫn chưa có hồi kết.
Trong thời gian gần đây, các nước Đông Âu tỏ ra khá bất an về Nga sau khi Moscow sáp nhập bán đảo Crimea và điều động khoảng 40.000 binh sĩ tới biên giới với Ukraine (theo NATO cáo buộc).
Trước điều này, Mỹ đã gửi 600 binh lính tới 3 nước Baltic (bao gồm Estonia, Latvia và Lithuania) và Ba Lan để tham gia tập trận nhằm tăng cường sự hiện diện của NATO ở khu vực Đông Âu.
Theo Kiến thức
Video đang HOT
Tình hình Ukraine: Miền Đông lặp lại kịch bản Crimea
Donetsk vừa hoàn thành dự thảo lộ trình sáp nhập vào Nga, quân đội lực lượng này cũng đã phong tỏa doanh trại của Kiev và mở cửa biên giới với Nga.
Kịch bản Crimea lặp lại
Giới phân tích thế giới đưa ra những nhìn nhận về miền Đông Ukraine và họ cho rằng có rất nhiều những kịch bản tương tự, tiêu biểu như kịch bản Gruzia, hay Syria. Nhưng đến thời điểm này, có lẽ những nhà lãnh đạo miền Đông, và nhà lãnh đạo Điện Kremlin muốn nhất, có lẽ là kịch bản Crimea được lặp lại.
Một động thái rất đáng chú ý của lực lượng ly khai tại Donetsk: ngày 17/5, Cộng hòa nhân dân tự xưng Donetsk thông báo đã hoàn tất dự thảo chính thức yêu cầu Bộ Ngoại giao Nga tiếp nhận vào thành phần Liên bang Nga, song không thông báo ngày gửi cụ thể.
Thủ tướng Cộng hòa nhân dân tự xưng Donetsk Oleksander Borodai cho rằng nếu Donetsk có quan hệ chặt chẽ với Nga về mặt kinh tế, nền kinh tế của Donetsk sẽ được phát triển. Trước đó, ngày 12/5, Cộng hòa nhân dân tự xưng Donetsk đã đệ đơn yêu cầu Moskva cân nhắc việc sáp nhập vùng này vào Liên bang Nga, sau khi đại đa số người dân miền Đông Ukraine bỏ phiếu ủng hộ quyền tự chủ của khu vực.
Đại diện chính quyền tự xưng tổ chức họp báo tại thành phố Donetsk, miền Đông Ukraine.
Phát biểu trong cuộc họp báo cùng ngày, Thủ tướng Borodai tuyên bố "sẽ không có cuộc bầu cử tổng thống nào trên lãnh thổ Cộng hòa nhân dân tự xưng Donetsk." Ông khẳng định lãnh đạo Donetsk sẽ không đàm phán với Chính phủ tạm quyền Ukraine trong khi quân đội của chính quyền Kiev vẫn hiện diện trên lãnh thổ Cộng hòa nhân dân tự xưng Donetsk.
Lực lượng vũ trang của cộng hòa này đã bao vây các căn cứ quân sự sở tại của Ukraine, đồng thời tổ chức các cuộc biểu tình yêu cầu mở cửa biên giới với Nga.
Việc Đông Ukraine muốn sáp nhập vào Nga là điều dễ hiểu. Trước hết, cộng hòa này không đủ điều kiện về kinh tế, quân sự để đứng độc lập một mình. Đồng thời, sức ép từ phía Ukraine sẽ là rất lớn. Nếu không muốn bị thôn tính ngược lại vào quốc gia ban đầu, Donetsk buộc phải tìm một chân trời mới.
Trong bối cảnh hiện tại, có lẽ chỉ còn Nga là bến đỗ vững chắc và an toàn, đảm bảo cho những lợi ích mà các nhà lãnh đạo hoặc nhân dân Donetsk mong muốn. Như lời tuyên bố của lãnh đạo Donetsk sau trưng cầu dân ý hôm 11/5, họ sẽ tìm kiếm một quốc gia khác để xin sáp nhập.
Tuy nhiên, mọi diễn tiến diễn ra quá nhanh, nhanh đến mức người ta có thể cảm nhận nó như một kịch bản được viết trước, và các diễn viên cứ nhìn vào kịch bản đó và hoàn thành vai trò của mình.
Nga vẫn chưa có ý kiến gì cho động thái này của Donetsk, nhưng thực tế, nếu như Đông Ukraine đã có lòng, chắc hẳn Nga cũng phải có dạ. Bởi quốc gia rộng lớn này đã bao dung mà đón nhận Crimea vào mình cũng chỉ vì thuận theo mong ước của nhân dân sở tại.
Hòa hợp dân tộc - vòng tròn luẩn quẩn
Ngày 17/5, "Hội nghị bàn tròn thống nhất dân tộc" theo sáng kiến của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) diễn ra tại thành phố Kharkov đã đề nghị Quốc hội nước này thông qua một bản ghi nhớ chung về triển vọng giải quyết khủng hoảng ở Ukraine.
Hội nghị bàn tròn lần thứ nhất tại Kiev hôm 14/5
Theo chủ tọa Hội nghị, cựu Tổng thống Leonid Kravchuk cho biết các thành viên tham gia Hội nghị đã đề nghị Quốc hội xem xét và thông qua sớm "Ghi nhớ chung về hòa bình và hòa giải".
Theo đó Quốc hội Ukraine phải đảm bảo tiến hành cải cách hiến pháp chuyển đất nước sang thể chế nghị viện-tổng thống, quy định quy chế phi liên minh quân sự, chỉ tham gia các liên minh kinh tế và chính trị quốc tế theo kết quả trưng cầu ý dân, cải cách các cơ quan bảo vệ pháp luật và ân xá cho người biểu tình.
Ngoài ra, bản ghi nhớ cũng kêu gọi giải giáp tất cá các băng nhóm bất hợp pháp, chấm dứt chiến dịch quân sự tại miền Đông và rút tất cả các lực lượng quân đội về nơi đóng quân thường trực.
Trong nỗ lực tìm kiếm giải pháp cho cuộc khủng hoảng và xung đột kéo dài tại Ukraine, "Hội nghị bàn tròn thống nhất dân tộc" lần một diễn ra tại Kiev ngày 14/5, tại đây đã dự định tổ chức Hội nghị lần hai tại thành phố miền Đông Donetsk vào ngày 17/5, tuy nhiên sau đó địa điểm họp đã được chính quyền lâm thời nước này chuyển về Kharkov.
"Hội nghị bàn tròn thống nhất dân tộc" lần thứ ba dự kiến sẽ được tổ chức tại Cherkasy vào ngày 21/5 tới.
Quân đội Ukraine trên một cây cầu gần Slavyansk - thủ phủ của người biểu tình tại Đông Nam Ukraine
Những gì người ta mang lên "bàn tròn" này để đàm phán, và những gì đạt được, không khác nhiều so với những đàm phán bốn bên gồm Nga, Mỹ, EU, Ukraine hôm 17/4/2014. Nhưng thực tế, trên bàn đàm phán so với thực địa hoàn toàn khác nhau. Đã có thỏa thuận bốn bên nhưng cuối cùng Đông Ukraine vẫn ly khai, sự hòa hợp dân tộc gần như vô nghĩa khi quân đội và người biểu tình vẫn đấu súng.
Một lực lượng đang tồn tại một cách cực đoan khiến cho kết quả trên bàn tròn này nguy cơ đổ vỡ cao, đó là phe "Cánh Hữu." Thủ lĩnh lực lượng này, ông Dmitry Jaros, đã tuyên bố thành lập tiểu đoàn Donbass-2 để tiến hành cuộc chiến tranh du kích quy mô lớn ở miền Đông Ukraine.
Trong cuộc tranh luận trước thềm bầu cử, ông Jaros cho biết tại miền Đông Ukraine đã thành lập tiểu đoàn đặc biệt Donbass-1 trong đó có các chiến binh Cánh Hữu và bắt đầu thành lập tiểu đoàn đặc biệt thứ 2.
Lực lượng này đang ngày càng trở lên bất trị, và chắc chắn sẽ không có bên nào buông súng chờ hòa bình trong bối cảnh mâu thuẫn giữa các bên tại Ukraine ngày càng sâu sắc. Nội chiến là kịch bản đơn giản, cụ thể và dễ đoán định nhất tại Ukraine.
Theo Báo Đất Việt
Nga cam đoan không lặp lại "kịch bản Crimea" ở Đông Nam Ukraine Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov tuyên bố, nước này sẽ không lặp lại "Kịch bản Crimea" ở Đông Nam Ukraine. "Tôi cho rằng, những gì đã xảy ra ở Crimea là một cú sốc lớn cho các đối tác phương Tây. Họ không thể chịu đựng được nó. Và do đó, họ tưởng tượng rằng, có một kịch bản tương tự...