NATO lên tiếng về khả năng Ba Lan bắn hạ tên lửa Nga trên không phận Ukraine
Tổng thư kí NATO lưu ý rằng “các quốc gia khác nhau đã áp đặt các hạn chế khác nhau đối với việc sử dụng vũ khí mà họ cung cấp cho Ukraine”.
Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg (trái) trong cuộc họp báo chung sau hội đàm với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại Kiev, ngày 28/9/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã nói rõ rằng ông phản đối việc Ba Lan sử dụng hệ thống phòng không của mình để bắn hạ tên lửa của Nga trên lãnh thổ Ukraine.
Phát biểu trong một cuộc phỏng vấn ngày 14/7 khi được hỏi về ý tưởng Ba Lan có khả năng bắn hạ tên lửa bay về hướng nước này khi chúng vẫn còn trong không phận Ukraine, ông Stoltenberg nêu rõ: “NATO sẽ hỗ trợ Ukraine, và hiện chúng tôi đã tăng cường hỗ trợ. Nhưng chính sách của NATO vẫn không thay đổi – chúng tôi sẽ không tham gia vào cuộc xung đột này. Chúng tôi sẽ không trở thành một phần của cuộc xung đột. Vì vậy, chúng tôi ủng hộ Ukraine trong việc phá hủy máy bay của Nga, nhưng NATO sẽ không trực tiếp tham gia”.
Video đang HOT
Ông Stoltenberg lưu ý rằng “các quốc gia khác nhau đã áp đặt các hạn chế khác nhau đối với việc sử dụng vũ khí mà họ cung cấp cho Ukraine”. Đồng thời, Tổng thư ký NATO hoan nghênh việc Nhà Trắng cho phép sử dụng tên lửa của Mỹ để tấn công mục tiêu trên lãnh thổ Nga gần biên giới với Ukraine tại Kharkov.
Sau khi ký thỏa thuận an ninh với Ukraine vào ngày 8/7, Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk cho biết nước này sẽ mở một cuộc thảo luận với các đồng minh NATO về khả năng bắn hạ tên lửa và thiết bị bay không người lái của Nga trên lãnh thổ Ukraine. Thủ tướng Tusk tuyên bố rằng Ba Lan sẵn sàng cho một sáng kiến như vậy nhưng ông cho biết, điều này sẽ đòi hỏi sự tham gia và chấp thuận của NATO.
Vào ngày 10/7, Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Władysław Kosiniak-Kamysz tuyên bố nước này sẽ không bắn hạ tên lửa của Nga bay qua Ukraine về hướng Ba Lan trừ khi có quyết định ở cấp NATO.
Nhưng đến ngày 13/7, Bộ trưởng Ngoại giao Ba Lan Radosław Sikorski cho biết Vacsava đang xem xét đề xuất của Kiev rằng các tên lửa của Nga hướng tới lãnh thổ Ba Lan phải bị đánh chặn khi chúng vẫn còn trong không phận Ukraine.
Tổng thống Biden: Washington không cho phép Ukraine tấn công Nga bằng tên lửa Mỹ
Tổng thống Joe Biden tuyên bố Mỹ không cho phép Ukraine sử dụng tên lửa do nước này cung cấp để tấn công các mục tiêu sâu bên trong lãnh thổ Nga, bao gồm cả Moskva.
Washington 'bật đèn xanh', Ukraine ngay lập tức dùng tên lửa Mỹ bắn mục tiêu trong lãnh thổ Nga Vì sao Mỹ 'bật đèn xanh' cho Ukraine tấn công bên trong lãnh thổ Nga? Tổng thư ký NATO: Anh cho phép Ukraine sử dụng tên lửa Storm Shadow tấn công lãnh thổ Nga Bất đồng về việc cho phép Ukraine sử dụng vũ khí được viện trợ tấn công lãnh thổ Nga
Tổng thống Mỹ Joe Biden. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo đài RT (Nga), trong cuộc phỏng vấn với đài ABC News hôm 6/6, Tổng thống Biden xác nhận rằng Ukraine được phép sử dụng vũ khí do Mỹ sản xuất để tấn công bên trong lãnh thổ Nga, nhưng Kiev chỉ có thể phóng chúng ở gần biên giới, khi Nga sử dụng vũ khí ở bên kia biên giới để tấn công các mục tiêu cụ thể ở Ukraine.
"Chúng tôi không cho phép Ukraine tấn công sâu hơn 300 km vào lãnh thổ Nga. Chúng tôi không cho phép họ tấn công vào Moskva hay Điện Kremlin", ông Biden nhấn mạnh.
Bình luận của ông chủ Nhà Trắng được đưa ra sau khi Washington "bật đèn xanh" cho phép Kiev thực hiện các cuộc tấn công xuyên biên giới trên lãnh thổ Nga bằng vũ khí do Mỹ sản xuất.
Tháng 5/2023, Nga đã cáo buộc Ukraine cố gắng tấn công Điện Kremlin.Vào thời điểm đó, các quan chức Nga tuyên bố 2 máy bay không người lái của Kiev đã bị vô hiệu hóa tại trung tâm Moskva. Theo giới chức Nga, cuộc tấn công thất bại này là "nỗ lực ám sát" Tổng thống Vladimir Putin.
Cũng trong cuộc phỏng vấn, Tổng thống Biden đã xác nhận rằng ông lo ngại về phản ứng của người đồng cấp Putin đối với sự thay đổi trong chính sách của Mỹ về các cuộc tấn công xuyên biên giới này. Trước đó, Tổng thống Nga coi quyết định này là sự xác nhận "tham gia trực tiếp vào xung đột" của các quốc gia phương Tây.
Vào tuần trước, một số phương tiện truyền thông phương Tây đưa tin Mỹ đã quyết định cho phép Ukraine tiến hành các cuộc tấn công "có giới hạn" vào lãnh thổ Nga. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken sau đó đã xác nhận thông tin này.
Quyết định này diễn ra ngay sau khi Nga tiến hành tấn công và đẩy lùi quân đội Kiev ra khỏi vùng biên giới Kharkov. Ngoài ra, các báo cáo cho rằng Nhà Trắng lo ngại Moskva có thể kiểm soát Kharkov, thành phố lớn thứ hai của Ukraine.
Hôm 5/6, ông Putin đã chỉ trích Mỹ và các thành viên thuộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) khác vì đã cung cấp cho Ukraine tên lửa tầm xa có thể được sử dụng để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga. Ông cảnh báo động thái này đánh dấu sự leo thang đáng kể trong cuộc xung đột và có thể phản tác dụng với phương Tây.
Đặc biệt, người đứng đầu Điện Kremlin lưu ý Moskva có thể lựa chọn phản ứng "bất đối xứng" và gửi vũ khí tương tự đến các khu vực trên thế giới, nơi chúng có thể được sử dụng để chống lại các địa điểm nhạy cảm của các quốc gia ủng hộ Ukraine.
Houthi tuyên bố tên lửa Mỹ phát nổ gần tàu Gabon ở Biển Đỏ Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, người phát ngôn của lực lượng Houthi ở Yemen, ông Mohammed Abdul-Salam ngày 24/12 cho biết một tên lửa phóng từ tàu chiến Mỹ nhắm vào lực lượng hải quân Yemen ở Biển Đỏ, đã phát nổ gần một tàu thuộc sở hữu của Gabon. Tàu USS Carney (DDG 64) của Hải quân Mỹ đánh bại...