NATO: Lá chắn tên lửa sẽ mở rộng tới khả năng hoạt động toàn diện
Tổng thư ký NATO hôm qua cho hay lá chắn tên lửa tại châu Âu sẽ tiếp tục được mở rộng tới khả năng hoạt động toàn diện sau khi lãnh đạo các nước thành viên nhóm họp tại Chicago (Mỹ) vào cuối tháng này.
Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen.
Hội nghị, diễn ra trong 2 ngày 20-21/5, sẽ tuyên bố “khả năng lâm thời” của hệ thống vốn gắn kết sự đóng góp của mỗi quốc gia thành viên lại với nhau dưới sự chỉ huy và kiểm soát của NATO, Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen viết trong một bài báo đăng tải trên tờ Wall Street Journal hôm qua.
“Điều đó sẽ cung cấp cho liên minh khả năng nhằm chống lại mối đe doạ tên lửa đạn đạo”, ông Rasmussen viết. “Đó là bước đi đầu tiên, nhưng thực tế, tiến tới việc bảo vệ tất cả các thành viên của NATO tại châu Âu”.
Ông Rasmussen cũng cho hay liên minh quân sự đã tiến hành thành công vụ thử nghiệm toàn diện đầu tiên về khả năng phòng thủ tên lửa mới hồi tháng trước.
Video đang HOT
“Một tàu, rađa và vệ tinh của Mỹ, cũng như các tên lửa đánh chặn từ Đức và Hà Lan, đã tiến hành hàng loạt các hoạt động giả định để thử nghiệm khả năng của liên minh nhằm bảo vệ khỏi các cuộc tấn công tên lửa. Cuộc thử nghiệm đã thành công”, Tổng thư ký NATO nói.
Ông Rasmussen đã gọi cuộc thử nghiệm là “một bằng chứng rõ ràng về sự đoàn kết xuyên Đại tây dương trong hành động” cũng như quyết tâm ngày càng tăng của NATO nhằm bảo vệ lãnh thổ và dân cư các quốc gia thành viên.
“Sau hội nghị thượng đỉnh Chicago, chúng ta sẽ tiếp tục mở rộng hệ thống tới khả năng hoạt động toàn diện”, ông Rasmussen tuyên bố.
Trong số các quốc gia thành viên của NATO, Hà Lan đã công bố các kế hoạch nhằm nâng cấp 4 tàu khu trục phòng không với rađa phòng thủ tên lửa. Trong khi đó, Đức đã đề nghị cung cấp các tên lửa Patriot và sẽ là nơi đặt trung tâm chỉ huy và kiểm soát của NATO tại Ramstein.
“Thổ Nhĩ Kỳ, Romania, Ba Lan và Tây Ban Nhà đều đồng ý cho đặt các thiết bị của Mỹ. Tôi hi vọng có thêm nhiều tuyên bố sẽ được đưa ra trong thời gian tới”, ông Rasmussen viết.
Lá chắn tên lửa đã được thống nhất vào tháng 11/2010, khi các lãnh đạo NATO gặp nhau tại Lisbon, Bồ Đào Nha, để thảo luận biện pháp bảo vệ nhằm chống lại các mối đe doạ từ các quốc gia như Iran.
Nga và NATO khi đó đã đồng ý tìm các biện pháp nhằm hợp tác về hệ thống nhưng cho tới nay vẫn không đi đến một thoả thuận. Mátxcơva muốn sự đảm bảo hợp pháp rằng hệ thống không chống lại Nga, nhưng Washington nói không thể đồng ý về bất kỳ giới hạn chính thức nào về phòng thủ tên lửa.
Hồi đầu tháng này, Nga đã một lần nữa cảnh báo rằng nước này có thể tiến hành các cuộc tấn công phủ đầu hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ tại châu Âu.
Theo Dân Trí
Chính quyền Putin gửi cảnh báo sắc lạnh đến Mỹ
Nga sẵn sàng phá hủy hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ ở Châu Âu nếu Moscow nhận thấy nó là mối đe dọa thực sự đối với nước này. Đây là lời cảnh báo đầy sắc lạnh vừa được Bộ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Serdyukov đưa ra ngày hôm qua (11/5).
Hệ thống tên lửa chiến thuật Iskander
"Việc Mỹ triển khai lá chắn tên lửa đó đang khiến chúng tôi thực sự lo ngại. Vì thế, chúng tôi sẵn sàng phá hủy nó", Bộ trưởng Serdyukov đã tuyên bố như vậy trước các phóng viên ở khu nghỉ dưỡng Sochi bên bờ Biển Đen.
Theo lời ông Serdyukov, Lực lượng Vũ trang Nga sẽ không cần phải có thêm phương tiện gì để hoàn thành nhiệm vụ nói trên bởi những tên lửa Iskander mà nước này hiện có trong tay đủ sức để vô hiệu hóa lá chắn tên lửa Mỹ.
Đây không phải là lần đầu tiên Nga dọa phá hủy lá chắn tên lửa Mỹ. Trước đó không lâu, các quan chức Nga từng tuyên bố sẽ tấn công phủ đầu vào các bộ phận của hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ ở Châu Âu nếu nước này cứ cố tình triển khai kế hoạch bất chấp sự phản đối của Moscow.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Serdyukov cũng cho biết, Moscow vẫn chờ đợi những đề xuất từ phía Mỹ nhằm giải quyết vấn đề lá chắn tên lửa gây tranh cãi này.
Nga và Mỹ từ lâu đã khó chịu với nhau về vấn đề lá chắn tên lửa. Hai nước đã nỗ lực tìm cách nhổ bỏ "cái dằm khó chịu" này thông qua đối thoại. Tuy nhiên, cho đến nay, những cuộc đàm phán giữa Nga với Mỹ liên quan đến kế hoạch lá chắn tên lửa ở Châu Âu vẫn rơi vào bế tắc.
Mỹ muốn thiết lập một hệ thống phòng thủ tên lửa ở Châu Âu với mục đích được nước này tuyên bố là nhằm để chống lại các cuộc tấn công có thể xảy ra từ những "nước thuộc trục ma quỷ" như Iran, Triều Tiên. Tuy nhiên, Moscow không tin vào tuyên bố đó. Moscow muốn Washington phải đưa ra một sự bảo đảm có tính ràng buộc về mặt pháp lý khẳng định lá chắn tên lửa của Mỹ không nhằm vào Nga.
Trước việc Mỹ phớt lờ đòi hỏi trên của Nga, giới lãnh đạo ở Moscow nhiều lần tuyên bố sẽ có hành động đáp trả. Moscow cho biết sẽ triển khai một loạt tên lửa chiến thuật Iskander để đối phó với lá chắn tên lửa Mỹ. Ngoài ra, Nga còn tuyên bố sẽ chế tạo loại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mới nặng 100 tấn với sức mạnh khủng khiếp đủ để xuyên thủng hệ thống phòng thủ tên lửa hiện đại của Mỹ.
Theo VNMedia
Tổng thống Nga bất ngờ làm bẽ mặt Nhà trắng? Tân Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 9/5 đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Mỹ Barack Obama. Trong cuộc trò chuyện này, ông Putin cho biết, ông sẽ không đến tham dự hội nghị G-8 do Tổng thống Barach Obama chủ trì vào tuần tới mà sẽ cử tân Thủ tướng Dmitry Medvedev đi thay thế. Tân Tổng thống Putin...