NATO gấp rút chuyển vũ khí cho Ukraine: Liệu Kiev có trụ vững trước đàm phán ngừng bắn?
Trước áp lực từ chiến trường do tốc độ tiến công của Nga và lo ngại đóng băng xung đột, NATO đang tăng tốc chuyển giao vũ khí để hỗ trợ Ukraine củng cố vị thế trong các cuộc đàm phán hòa bình tiềm năng với Nga.
Liệu bước đi này có giúp Kiev giữ được thế trận?
Binh sĩ Nga trong một cuộc giao tranh với các lực lượng Ukraine. TASS
NATO đang gấp rút chuyển giao vũ khí cho Ukraine nhằm hỗ trợ Kiev trước khả năng đàm phán ngừng bắn. Theo thông tin từ Bloomberg ngày 5/12, các đồng minh và đối tác của Ukraine đã chuyển trọng tâm từ việc tìm kiếm chiến thắng quân sự sang việc củng cố vị thế của Tổng thống Volodymyr Zelensky trong bối cảnh xung đột đang diễn ra.
Điều này diễn ra khi lực lượng Ukraine đang dần mất thế trận, làm dấy lên lo ngại rằng một lệnh ngừng bắn có thể dẫn đến việc đóng băng cuộc xung đột, với nhiều vùng lãnh thổ của Ukraine bị quân đội Nga chiếm giữ.
Hiện tại, NATO đang tăng cường nỗ lực cung cấp vũ khí cho Ukraine. Lý do chính cho sự khẩn trương này là để đảm bảo rằng Ukraine có thể đứng vững trước các bước tiến của Nga. Cùng với đó, sự trở lại Nhà Trắng của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump vào Nhà Trắng đã khiến các đồng minh NATO cảm thấy cần phải củng cố ý chí chính trị để duy trì cuộc chiến kéo dài gần ba năm.
Video đang HOT
Trong tuần này, các bộ trưởng ngoại giao NATO đã họp tại Brussels để thảo luận về cách thức cung cấp thêm vũ khí cho Ukraine. Các thành viên cũng đang xem xét nhiều kịch bản đàm phán khác nhau nhằm chấm dứt xung đột, bao gồm việc tạo ra một khu vực phi quân sự. Một nhà ngoại giao cấp cao của NATO cho biết nếu có ngừng bắn, quân đội châu Âu có thể sẽ đảm nhận vai trò bảo vệ và tuần tra khu vực này.
Các cuộc thảo luận trên diễn ra trong bối cảnh nhận thức rằng tình hình ở Ukraine là không bền vững và các cuộc đàm phán sẽ sớm bắt đầu. Các đồng minh NATO ở châu Âu cũng đang tìm kiếm cơ hội để chứng minh rằng họ vẫn có thể duy trì vai trò quan trọng trong bối cảnh chính trị toàn cầu.
Trước tình hình đó, Tổng thư ký NATO Mark Rutte nhấn mạnh rằng liên minh cần phải làm nhiều hơn nhằm giúp Ukraine duy trì được thế trận trong cuộc chiến. Ông cho rằng việc cung cấp đủ sự hỗ trợ quân sự là cần thiết để sẵn sàng thay đổi quỹ đạo của cuộc chiến này một cách quyết định. Trong bài phát biểu bế mạc tại cuộc họp NATO, ông Rutte nêu rõ: “Chúng ta phải đảm bảo rằng Ukraine đang ở vị thế mạnh mẽ” khi nói đến các cuộc đàm phán tiềm năng.
Cùng lúc đó, Tổng thống Zelensky cũng đã ám chỉ về khả năng chấp nhận một giải pháp ngoại giao, mặc dù điều này có thể bao gồm việc nhượng bộ một số khu vực miền Đông Ukraine hiện bị Nga kiểm soát. Theo các cuộc thăm dò gần đây, phần lớn người dân Ukraine có thể chấp nhận những nhượng bộ này để đạt được hòa bình.
Nhận định về vấn đề này, Lucian Kim, nhà phân tích từ Nhóm Khủng hoảng Quốc tế (International Crisis Group), cho rằng việc Tổng thống Zelensky thừa nhận rằng Ukraine không thể giải phóng toàn bộ lãnh thổ bằng quân sự là một thực tế cần được nhìn nhận. Điều đó mở đường cho những nỗ lực hòa bình trong tương lai, đặc biệt là trong bối cảnh chính quyền Trump thứ hai có thể sẽ tìm kiếm các giải pháp hòa bình.
Yêu cầu của ông Zelensky đối với NATO là cung cấp bảo đảm an ninh cho các khu vực mà Kiev vẫn kiểm soát. Tuy nhiên, điều này đặt ra những thách thức lớn đối với NATO và đòi hỏi liên minh phải cân nhắc kỹ lưỡng cách thức bảo vệ Ukraine mà không khiêu khích Nga.
Trong khi đó, theo một quan chức NATO, tốc độ tiến công của Nga đang gia tăng, gây thêm áp lực lên tiền tuyến của Ukraine. Mặc dù Nga chịu thương vong nhất định, họ vẫn có khả năng tuyển dụng khoảng 30.000 nhân sự mới mỗi tháng, giúp củng cố lợi thế nhân lực của Nga trong cuộc xung đột. Chính quyền của Tổng thống Mỹ sắp mãn nhiệm Joe Biden đang lo ngại rằng chiến thắng của Nga có thể tiếp thêm động lực cho các đối tác như Trung Quốc và Iran.
Theo Samuel Charap, nhà khoa học chính trị cấp cao tại Rand, ngay cả khi không có sự thay đổi từ chính quyền Trump sắp tới, thì việc nhân lực và vũ khí suy giảm của Ukraine có nghĩa là các cuộc đàm phán vẫn phải bắt đầu vào năm tới. Chuyên gia Charap lưu ý: “Ukraine không đủ nhân lực để ngăn chặn cuộc tấn công của Nga, và phương Tây cũng không còn nhiều vũ khí để cung cấp”.
Ông Trump có thể thúc đẩy lệnh ngừng bắn trước khi đàm phán về xung đột Ukraine
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump có thể sẽ cố gắng mang lại lệnh ngừng bắn cho cuộc xung đột Ukraine, trước khi thúc đẩy Moskva và Kiev ngồi vào bàn đàm phán.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump. Ảnh: THX/TTXVN
Theo kênh CNN, trong chiến dịch tranh cử, ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump đã tuyên bố rằng ông có thể chấm dứt cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine trong vòng 24 giờ, nếu giành chiến thắng trong cuộc đua vào Nhà Trắng. Đội ngũ của ông Trump đã đưa ra các ý tưởng khác nhau - và đang được ông Mike Waltz, người được tổng thống đắc cử lựa chọn làm Cố vấn an ninh quốc gia - xem xét.
Hai nguồn tin quen thuộc với vấn đề này cho biết các cuộc thảo luận vẫn đang ở giai đoạn đầu. Trong đó, có rất ít người ủng hộ tư cách thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) của Ukraine.
Có một khoảng cách lớn giữa các điều kiện mà các quan chức ở Nga và Ukraine đã vạch ra cho một cuộc đàm phán ngoại giao.
Tuần này, ông Andrey Yermak, Chánh văn phòng của nhà lãnh đạo Ukraine Volodymyr Zelensky, đã nói với tờ báo Thụy Điển Dagens industri rằng việc quay trở lại tình hình trước năm 2022 sẽ là "điểm khởi đầu" cho các cuộc đàm phán. Tuyên bố này dường như đề cập đến yêu cầu trước đó của Kiev về việc kiểm soát hoàn toàn lãnh thổ mà họ tuyên bố chủ quyền, bao gồm cả Crimea, trước khi bất kỳ cuộc đàm phán nào có thể diễn ra.
Trước khi Kiev tiến hành cuộc tấn công vào vùng Kursk của Nga hồi tháng 8, Tổng thống Nga Vladimir Putin cam kết sẽ ra lệnh ngừng bắn ngay khi Ukraine từ bỏ tham vọng gia nhập NATO và rút quân khỏi các vùng đã sáp nhập Nga.
Đề xuất này đã bị rút lại và theo Moskva, không có cuộc đàm phán nào có thể diễn ra nếu binh sĩ Ukraine vẫn hiện diện tại vùng Kursk. Kiev muốn giữ lại vùng lãnh thổ đã bị kiểm soát làm "quân bài" mặc cả.
Một số đồng minh của ông Trump đã vạch ra cách thức mà họ tin rằng có thể giải quyết cuộc xung đột. Tướng đã về hưu Keith Kellogg, người vừa được ông Trump chọn làm đặc phái viên về vấn đề Ukraine, ủng hộ "đóng băng" cuộc xung đột và đình chỉ nỗ lực của Kiev để trở thành thành viên NATO. Ông Richard Grenell, cựu đại sứ của ông Trump tại Đức, cũng được cân nhắc làm cố vấn an ninh quốc gia, đã thúc giục tạo ra "vùng tự trị" như một phần của giải pháp giải quyết xung đột Ukraine.
Trong những tháng gần đây, lực lượng Nga đã nhanh chóng giành được ưu thế trên tiền tuyến. Một số quan chức quân sự Ukraine đã cảnh báo rằng lực lượng Kiev đang trên bờ vực sụp đổ.
Thủ tướng Hungary nói về lý do Tổng thống Ukraine từ chối đề xuất ngừng bắn Thủ tướng Hungary Viktor Orbán cho biết Tổng thống Volodymyr Zelensky đã từ chối đề xuất "ngừng bắn" giữa Ukraine và Liên bang Nga mà ông đưa ra trong chuyến thăm đầu tiên tới Kiev kể từ khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra. Thủ tướng Hungary Viktor Orban (bên trái) trong cuộc gặp với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky hôm 2/7/2024 ở Kiev....