NATO có thể phòng thủ nhầm hướng trước Nga
Chuyên gia nhận định chiến lược phòng thủ trên bộ của NATO và Na Uy từ 60 năm trước trở nên lỗi thời khi Nga hiện đại hóa lực lượng.
Quân đội Na Uy từ thời Chiến tranh Lạnh đã lên kế hoạch đối phó kịch bản Nga đưa quân “xâm lược” qua hạt Finnmark ở miền bắc, khu vực giáp biên giới trên bộ với tỉnh Murmansk và bán đảo Kola của Nga. Tuy nhiên, chuyên gia Ina Holst-Pedersen Kvam thuộc Học viện Hải quân Na Uy nhận định tình hình thay đổi khiến kế hoạch phòng thủ của Na Uy và NATO theo đuổi 60 năm qua đã trở nên lỗi thời.
“Na Uy và NATO dường như lên kế hoạch sai”, Kvam nói trên sóng NRK ngày 21/7. “Nga không cần thiết phải chiếm đóng Finnmark nhằm đảm bảo lợi ích của họ trong cuộc chiến với NATO. Kế hoạch tấn công qua Finnmark được Liên Xô xây dựng trong tình huống và điều kiện công nghệ khác biệt đáng kể so với ngày nay”.
Kvam nói quan điểm phòng thủ của NATO và Na Uy không bắt kịp với thay đổi của tình hình. Chuyên gia nhận định việc NATO tăng cường hoạt động ở vùng biển phía bắc, đặc biệt là cuộc tập trận Trident Juncture 2018 với sự tham gia của tàu sân bay Mỹ, thúc đẩy Nga thay đổi kế hoạch, chú trọng vào quần đảo Lofoten ở hạt Nordland, miền trung Na Uy.
“Nga có thể nhận định sự hiện diện của tàu sân bay Mỹ cho thấy quần đảo Lofoten có liên quan tới kế hoạch tác chiến của NATO và họ sẽ điều chỉnh hoạt động quân sự của mình cho phù hợp. Sau cuộc tập trận Trident Juncture 2018, Nga đã tiến hành các đợt diễn tập xa hơn về phía tây, đặc biệt xung quanh Lofoten, khu vực có nhiều vịnh sâu và núi lớn vốn không được phòng thủ mạnh, Kvam nói.
Binh sĩ Mỹ tham gia tập trận Trident Juncture 2018 cùng lính NATO và Na Uy, tháng 10/2018. Ảnh: USAF.
Nếu đánh chiếm Finnmark, khu vực có địa hình bằng phẳng, Nga có nguy cơ hứng chịu tổn thất rất lớn, trong khi giá trị quân sự thu về lại rất nhỏ. “Nếu Nga chiếm được Lofoten và triển khai hệ thống tên lửa tầm xa ở đây, họ sẽ kiểm soát phần lớn khu vực phía bắc Na Uy, thậm chí các vùng biển xa hơn về phía tây. Quân đội Na Uy ở Troms và Finnmark cũng sẽ bị cô lập với lực lượng ở những nơi còn lại”, Kvam cho biết.
Chuyên gia Kvam nhận định NATO và Na Uy không tính đến những thay đổi đáng kể trong công nghệ vũ khí, chiến thuật và chiến lược khi đánh giá mối đe dọa từ Nga, dẫn đến nguy cơ bị bỏ xa toàn diện trong cuộc xung đột tương lai.
Lục quân Na Uy vẫn tập trung đối phó với các cuộc tấn công trên bộ. Lực lượng này mới thành lập tiểu đoàn phòng thủ Porsanger đóng quân tại Porsangermoen và một đại đội biên phòng mới nhằm “ngăn chặn kịch bản xấu nhất là một cuộc tấn công thù địch”, đại tá John-Olav Fuglem nói. Tuy nhiên, Kvam tin rằng Nga hoàn toàn có thể kiểm soát Finnmark mà không cần dùng tới lực lượng bộ binh.
“Các hệ thống vũ khí hiện nay của Nga có tầm bắn bao trùm toàn bộ Finnmark. Do đó Nga có thể kiểm soát không phận trên Finnmark, phá hủy cơ sở hạ tầng quan trọng như sân bay, bến cảng và radar mà không cần sử dụng lực lượng mặt đất”, Kvam nói.
Video đang HOT
Vị trí hạt Trom và Finnmark (màu đỏ) và Lofoten (đánh dấu cam) của Na Uy. Đồ họa: Wiki Commons.
Kvam nhận định sau cuộc tấn công như vậy, đồng minh phương Tây của Na Uy không thể sử dụng Finnmark, còn Nga “được trao vùng đệm cần thiết để bảo vệ kho vũ khí hạt nhân ở phía bắc”.
“Trọng tâm của NATO trong những thập kỷ gần đây chuyển sang quản lý khủng hoảng và hoạt động cách xa lãnh thổ của các nước thành viên. Điều này ảnh hưởng đến khả năng tác chiến ven biển của đồng minh”, Kvam nói. “Nga lên kế hoạch hoàn toàn ngược lại với lực lượng ven biển có thể khai thác điểm yếu của Na Uy và đồng minh tại khu vực này”.
Tuy nhiên, các chỉ huy quân đội Na Uy không đồng tình với ý kiến của Kvam. Bộ trưởng Quốc phòng Na Uy, đô đốc Haakon Bruun-Hanssen nói vẫn có nguy cơ một cuộc tấn công trên bộ nhằm vào Finnmark nếu chiến tranh xảy ra.
“Giá trị của Finnmark không thay đổi đáng kể từ sau Chiến tranh Lạnh”, đô đốc Bruun-Hansen nói. “Tôi không cho rằng những dấu hiệu cụ thể từ phía Nga cho thấy tấn công Lofoten là kịch bản phù hợp hơn Finnmark”.
Quan hệ giữa Nga và Na Uy trong những năm gần đây trở nên căng thẳng khi hai nước cáo buộc lẫn nhau về hoạt động gián điệp, đồng thời triển khai lực lượng quân sự gần biên giới. Olso ngày càng cảnh giác với chương trình hiện đại hóa lực lượng tại Biển Barents của Moskva, trong khi Nga để mắt đến hoạt động mở rộng hợp tác của Na Uy với Mỹ và các đồng minh NATO.
Điểm mặt vũ khí Nga ở Syria khiến thế giới kinh ngạc
Syria được cho là chiến trường hoàn hảo để Nga thử nghiệm các loại siêu vũ khí gây kinh ngạc thế giới.
Hệ thống tên lửa chiến thuật tác chiến "Iskander-M".
Sức công phá mạnh, độ chính xác cao, tầm bắn xa vượt trội - đó là nhận xét tóm tắt về hệ thống tên lửa chiến thuật tác chiến "Iskander-M" mà nhóm quân Nga ở Syria đang sử dụng thành công.
Mới đây, hệ thống tên lửa oai hùng này đã tham gia cuộc diễu binh Chiến thắng trong căn cứ không quân Hmeimim cùng với xe bọc thép "Tigr-M", "Typhoon", phương tiện vận tải bọc thép BTR-82A và tên lửa-pháo phòng không "Pantsir".
Bài viết của Sputnik sẽ cho biết vì lý do gì "Iskander" được đưa đến Syria và còn những vũ khí nào nữa đã thử lửa trên địa bàn này.
Sự hiện diện của hệ thống tên lửa tác chiến-chiến thuật (OTMS) của Nga trên đất Syria được Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu công bố lần đầu tiên vào tháng 12/2017. Ông giải thích rằng các hệ thống này được sử dụng cho những đòn tấn công có độ chính xác cao vào các mục tiêu quan trọng của bọn chiến binh, cùng với tên lửa hành trình "Kalibr", Kh-55 và một số vũ khí khác. Một năm sau, Phó Thủ tướng Nga Yuri Borisov lưu ý rằng "Iskander" đã khẳng định hiệu suất cao trong điều kiện thực chiến, và tất cả các thiếu sót phát hiện đã được loại bỏ.
Tuy nhiên theo cách không chính thức thì thông tin về các hệ thống OTMS này ở Syria đã thấp thoáng xuất hiện ngay từ năm 2016, khi có hình chớp sáng từ cuộc phóng tên lửa tại căn cứ không quân Khmeimim trong đoạn phim phóng sự của kênh truyền hình Nga. Khi đó Bộ Quốc phòng không tiết lộ bất kỳ chi tiết nào về việc sử dụng "Iskander" trong thực chiến ở Trung Đông. Nhưng vào tháng 6/2016 truyền thông Syria đã viết rằng OTMS đã hoạt động trên cửa khẩu biên giới Bab al-Hawa từ Thổ Nhĩ Kỳ đến tỉnh Idlib. Cú đánh sấm sét đã tiêu diệt hàng chục chiến binh và một số thiết bị.
Theo ý kiến của các chuyên gia, việc sử dụng "Iskander" ở Syria là vô cùng hạn chế. Phần lớn các mục tiêu do máy bay của lực lượng Không quân-Vũ trụ phá huỷ, như thời gian qua cho thấy, thậm chí có khả năng xoay chuyển cục diện xung đột vũ trang. OTMS chỉ dùng triệt hạ các đối tượng cơ sở hạ tầng quan trọng nhất của bọn khủng bố, trụ sở chỉ huy và các đầu sỏ chiến binh. Bây giờ, khi "Nhà nước Hồi giáo" tự xưng (IS) ở Syria trên thực tế đã bị đánh bại, còn trong tỉnh nổi loạn Idlib đang có hiệu lực của thỏa thuận ngừng bắn, thì nói chung những vũ khí lợi hại này ít phải dùng đến.
Dù sao chăng nữa, "Iskander" tại căn cứ không quân Hmeimim vẫn giữ vị thế át chủ bài quan trọng đối với nhóm quân Nga. Những hệ thống tên lửa chiến thuật-chiến dịch OTMS này đủ sức tiêu diệt các mục tiêu mặt đất ở khoảng cách lên tới 500 km. Tên lửa bay với tốc độ cao dọc theo quỹ đạo không thể đoán trước, đặc tính đó giúp "Iskander" thành mục tiêu phức tạp khó xác định đối với hệ thống phòng không và các phương tiện chống tên lửa. "Iskander" cho những cầu thủ khác trong khu vực mà trước hết là Mỹ thấy rằng Nga sẽ trụ vững ở Syria trong thời gian dài.
"Các nước NATO hiện không có và trong tương lai gần vẫn sẽ không có những phương tiện đủ sức chống "Iskander". Đây là ưu thế vượt trội quan trọng của Nga. Ngay cả hệ thống phòng không "Patriot" của Mỹ cũng không đủ hiệu quả đối với tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình cũng như các mục tiêu cỡ nhỏ phức tạp khác. Họ bắn hạ tối đa chỉ một trong số ba tên lửa", Trung tướng Alexandr Luzan cựu phó chỉ huy Lực lượng phòng không của lục quân Liên Xô, chuyên trách về vũ khí giải thích với Sputnik.
"Iskander là luận cứ đầy trọng lượng cả trong cuộc đối thoại với những thành viên khác tham gia xung đột Syria. Mới đây Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Hulusi Akar tuyên bố rằng Ankara đang chuẩn bị chiến dịch quân sự ở tỉnh Idlib của Syria. Như vậy, lệnh ngừng bắn có thể cáo chung. Matxcơva và Damascus thì không muốn Thổ Nhĩ Kỳ và các nhóm vũ trang do nước này kiểm soát đi quá xa ở Idlib. Và OTMS của Nga sẽ là yếu tố kiềm chế răn đe cần tính đến ở đây.
Thao trường hoàn hảo để thử nghiệm
Tên lửa hành trình Kalibr.
Còn thêm một yếu tố khác là khả năng thử nghiệm các hệ thống mới trong điều kiện thực chiến. Trong 5 năm qua, Nga đã thử nghiệm ở Syria nhiều mẫu công nghệ quốc phòng triển vọng. Như thông báo của Đại tướng Sergei Shoigu hồi tháng 12 năm ngoái, hơn 350 loại thiết bị quân sự và vũ khí đã được thử lửa trong các trận đánh.
Lần xuất kích vang dội nhất là của tên lửa hành trình trên biển "Kalibr". Ngày 7/10/2015, bốn tàu của hải đội Kaspi đã bắn 26 phát đạn vào các mục tiêu ở Syria mà tàu không cần rời khỏi căn cứ ở vùng "biển nhà". Kalibr đã bay xa vượt cự ly hơn 1.500 km và bắn trúng 11 chủ thể của bọn khủng bố. Kể từ đó, hạm đội Nga đã tiếp nhận tên lửa hành trình vào trực chiến thường xuyên - kể cả từ tàu ngầm.
Hầu như tất cả các loại kỹ thuật hàng không có mặt trong hệ trang bị của Lực lượng Không quân-Vũ trụ Nga đều đã qua thử sức trong thực chiến Syria. Song hành với các "cựu binh" như máy bay ném bom mặt trận Su-24, máy bay tấn công Su-25 và trực thăng tấn công Mi-24, còn có các chiến đấu cơ Su-35S và Su-30SM mới nhất tham gia chiến sự. Các chiến đấu cơ này hộ tống máy bay tấn công và đôi khi cũng chủ động tấn công các mục tiêu trên mặt đất. Xuất trận lần đầu tại Syria, kể từ tháng 2 năm 2018, chiến đấu cơ thế hệ thứ năm Su-57 đã thực hiện mười chuyến bay chiến đấu. Thành tích chiến đấu được mở rộng nhờ các máy bay mang tên lửa chiến lược Tu-95 và Tu-160, cũng như máy bay ném bom tầm xa Tu-22M3, xoá sổ các chủ thể của chiến binh bằng tên lửa hành trình và bom rơi tự do.
Tại Syria, đội quân Nga lần đầu sử dụng đại trà các phương tiện bay không người lái: hạng nhẹ "Orlan-10", "Enikc-3" và hạng nặng Forpost, sản xuất theo giấy phép của Israel. Orlan và Eniks được sử dụng để tuần tra theo dõi các đơn vị đồn trú xung quanh căn cứ, làm nhiệm vụ trinh sát và tìm kiếm trong một bán kính hạn chế còn Forpost tham gia các chuyến bay chiến đấu, đăng ký các cuộc tấn công bằng tên lửa và bom. Ngoài ra, máy bay không người lái giúp điều chỉnh hỏa lực của pháo binh.
Cải thiện chất lượng qua thực chiến
Typhoon-K
Trên đất Syria còn có cuộc ra mắt của các xe bọc thép Typhoon-K (trên cơ sở KamAZ) và Typhoon-U (trên cơ sở Ural). Trong điều kiện chiến đấu, những cỗ xe này thể hiện tính chất bảo vệ cao. Được biết, các xe "Typhoon" ở Syria đang được sử dụng tích cực trong các đơn vị quân cảnh Nga. Vai trò không kém quan trọng trong các chiến dịch tấn công thuộc về các hệ thống súng phun lửa TOS-1 Burratino và TOS-1A Solntsepek. Những khẩu súng bắn đạn pháo nhiệt không điều khiển, nổi bật về độ chính xác cao khi bắn ở cự ly lên tới 6 km và khả năng phá hủy cực mạnh.
Trong quá trình cuộc chiến, Nga đã chuyển cho quân đội Syria đến 30 xe tăng T-90 và T-90A. Dù liên tục dội hoả lực từ các tổ hợp tên lửa chống tăng nhưng bọn chiến binh đã chỉ phá huỷ được 1 xe tăng Nga. Những chiếc xe tăng còn lại bị hư hỏng đã nhanh chóng trở lại đội ngũ chiến đấu sau khi sửa chữa.
Đầu tháng 9 năm 2017, ông Andrei Terlikov CEO Công ty Cổ phần Văn phòng Thiết kế chế tạo máy giao thông Ural tuyên bố rằng tại Syria cũng đã thử nghiệm cả xe chiến đấu hỗ trợ xe tăng Terminator, có chức năng che chắn cho xe bọc thép hạng nặng trong điều kiện tác chiến ở đô thị. Nhiệm vụ chính của loại xe này là phát hiện và tiêu diệt các ổ súng phóng lựu, các cấu trúc kỹ thuật và xe bọc thép của đối phương cũng như các mục tiêu trên không bay ở tầm thấp.
Cuối cùng, tại Syria, Nga đã triển khai nhóm phòng không hùng mạnh. Căn cứ không quân Hmeimim được bao phủ bởi các hệ thống phòng không S-400 tiên tiến nhất, hệ thống phòng không Buk-2M và các tổ hợp tên lửa-pháo phòng không Pantsir-S1, đặc biệt nổi bật về khả năng triệt hạn máy bay không người lái của bọn chiến binh.
Kết quả thử nghiệm các trang bị kỹ thuật quân sự mới trong cuộc chiến Syria đã gây ấn tượng cả với các chuyên gia phương Tây. Chẳng hạn, trung tâm phân tích RAND của Mỹ đã trực tiếp gọi sự tham gia cuộc xung đột là một trong những động lực chính giúp cải thiện chất lượng trang bị của quân đội Nga. Các chuyên gia thừa nhận rằng Nga sở hữu tiềm năng to lớn về nhanh chóng triển khai quân, có hệ thống phòng không chắc chắn và sử dụng hiệu quả các vũ khí thông thường với tầm bắn xa.
Tiêm kích Nga chặn máy bay ném bom Mỹ trên biển Okhotsk Đây là lần thứ 2 trong vòng chưa đầy một tuần qua Nga điều tiêm kích chặn máy bay ném bom chiến lược B-52H Mỹ ở gần biên giới Nga. Tổng tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Nga trước đó nói rằng Bộ Quốc phòng đã ghi nhận có sự gia tăng các hoạt động quân sự của Mỹ cùng các...