NATO cảnh báo Ba Lan không được bắn hạ tên lửa Nga
Quốc gia thành viên Ba Lan dường như đang mâu thuẫn với tổ chức quân sự Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ( NATO) trong việc bắn hạ tên lửa Nga bay qua Ukraine.
Trụ sở của NATO tại Brussels, Bỉ. Ảnh: Anadoulu Agency
Theo hãng thông tấn Tây Ban Nha Europa Press, một phát ngôn viên của NATO ngày 2/9 cho biết: “NATO không phải là một bên tham gia vào cuộc xung đột và sẽ không trở thành một bên tham gia vào cuộc xung đột này”. Người phát ngôn này cũng nhấn mạnh trách nhiệm của khối quân sự do Mỹ đứng đầu là ngăn chặn leo thang.
Theo phát ngôn viên trên, mặc dù mỗi thành viên của NATO đều có quyền bảo vệ không phận của mình, nhưng họ nên tham khảo ý kiến chặt chẽ với những bên khác vì động thái như vậy có thể ảnh hưởng đến toàn bộ NATO.
Kiev đã nhiều lần yêu cầu các nước đồng minh phương Tây bắn hạ tên lửa và thiết bị bay không người lái của Nga trong không phận của mình, trong bối cảnh hệ thống phòng không của nước này suy yếu sau hơn 2 năm xung đột. Kiev đã ký với Ba Lan một hiệp ước an ninh về vấn đề này hồi tháng 7, trong đó có các cuộc thảo luận nhằm xem xét cơ sở lý luận và tính khả thi của khả năng đánh chặn tên lửa và thiết bị bay không người lái của Nga. Vào thời điểm đó, Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Wladyslaw Kosiniak-Kamysz khẳng định rằng hành động này sẽ không được thực hiện nếu không có sự chấp thuận của NATO.
Trong một cuộc phỏng vấn với tạp chí Financial Times (FT) gần đây, Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski chia sẻ ông ủng hộ ý tưởng bắn hạ các mục tiêu của Nga trên bầu trời Ukraine.
Video đang HOT
“Khi tên lửa của đối phương đang trên đường xâm nhập không phận của chúng ta, chúng ta cần hành động tự vệ hợp pháp, bởi vì một khi chúng xâm nhập vào không phận của chúng ta, nguy cơ mảnh vỡ làm ai đó bị thương là rất lớn. Tư cách thành viên NATO không quan trọng hơn trách nhiệm của mỗi quốc gia trong việc bảo vệ không phận của chính mình. Đó là nghĩa vụ theo hiến pháp của chúng ta”, Bộ trưởng Sikorski nói với FT.
Trong khi đó, Mircea Geoana, Phó Tổng thư ký sắp mãn nhiệm của NATO, nói với FT rằng khối quân sự tôn trọng chủ quyền của mọi thành viên trong việc đảm bảo an ninh quốc gia, nhưng các nước này phải luôn tham vấn trước khi thực hiện bất kỳ hành động nào có thể gây ra hậu quả cho cả NATO.
Theo Phó Tổng thư ký Geoana, NATO cũng sẽ “làm mọi thứ có thể để giúp Ukraine và tránh leo thang căng thẳng”.
Theo Europa Press, tuần trước, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Rustem Umerov đã thảo luận về kế hoạch xây dựng “lá chắn phòng không” với các quan chức NATO tại Brussels.
Ngoại trưởng Ba Lan: Việc NATO điều quân tới Ukraine 'không phải là điều không thể nghĩ tới'
Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski cho rằng việc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) điều quân tới Ukraine trong bối cảnh xung đột với Nga "không phải là điều không thể nghĩ tới".
Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski. Ảnh: AFP
"Phương Tây nên đáp trả hoạt động quân sự của Nga ở Ukraine bằng sự leo thang bất đối xứng. Theo quan điểm này, sự hiện diện của lực lượng NATO ở Ukraine không phải là điều không thể nghĩ tới", tờ Rzeczpospolita dẫn tuyên bố của Ngoại trưởng Sikorski tại Hội nghị kỷ niệm 25 năm Ba Lan gia nhập NATO diễn ra ở Warsaw hôm 8/3.
Bình luận của Ngoại trưởng Sikorski được đưa ra sau tuyên bố của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron vào cuối tháng trước rằng "không thể loại trừ" khả năng binh sĩ NATO sẽ được cử đến hỗ trợ Kiev.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Wladysław Kosiniak-Kamysz lại cam kết với truyền thông rằng quân đội nước này sẽ không có mặt tại Ukraine. Ông nhấn mạnh: "Cả Tổng thống, Thủ tướng và tôi đều xác nhận điều này". Ông chohay Ba Lan từng là một trong những nước ủng hộ chính của Ukraine trong EU và sẽ tiếp tục hỗ trợ Kiev thông qua cung cấp thiết bị quân sự.
Tuyên bố của ông Macron đã gây ra làn sóng phản đối từ lãnh đạo các nước thành viên NATO. Một số nhà lãnh đạo khẳng định họ không có kế hoạch điều quân tới Ukraine.
Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius hôm 8/3 cũng nhắc lại tuyên bố không quốc gia nào thực sự muốn có mặt trên thực địa ở Ukraine. Ông cho rằng các cuộc thảo luận về vấn đề này nên dừng lại.
Người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby cho biết việc triển khai quân tới Ukraine là quyết định có chủ quyền của các nước thứ ba, song cả Mỹ và NATO trước đó đều nói rõ rằng họ không có kế hoạch đó.
"Đó là một quyết định có chủ quyền mà mọi đồng minh NATO sẽ phải tự đưa ra. Tổng thống Joe Biden đã nói rõ ràng kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột rằng sẽ không có binh sĩ Mỹ nào đóng vai trò chiến đấu ở Ukraine", ông Kirby nói.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz khẳng định: "Những gì đã được thỏa thuận ngay từ đầu giữa chúng ta sẽ được áp dụng trong tương lai, cụ thể là các nước châu Âu hoặc thành viên NATO sẽ không điều bất cứ binh sĩ nào đến Ukraine".
Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto tuyên bố Budapest không sẵn sàng gửi vũ khí hoặc điều quân tới Ukraine. Ông nói: "Đây là lập trường rất rõ ràng và vững chắc của Hungary".
Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson nhận định rằng Ukraine chưa có nhu cầu tiếp nhận bộ binh của phương Tây và việc điều quân tới nước này chưa nằm trong kế hoạch của Stockholm.
Trong cuộc họp báo ở Prague, Thủ tướng CH Séc Petr Fiala cũng tuyên bố chính phủ nước này không xem xét lựa chọn nói trên.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg khẳng định khối này không hề có sự chuẩn bị nào để đưa lực lượng tới Ukraine. Ông tuyên bố: "Không có kế hoạch triển khai lực lượng bộ binh của NATO đến chiến đấu ở Ukraine".
Tuần trước, trong bài phát biểu thường niên, viện dẫn những thắng lợi của nước Nga trong quá khứ, Tổng thống Putin cũng khẳng định mọi ý định hay nỗ lực nhằm khuất phục nước Nga đều sẽ thất bại. Ông cũng cảnh báo những quốc gia thù địch với Nga sẽ phải đối mặt với kết cục bi thảm hơn nhiều. Tổng thống Putin nhấn mạnh rằng Nga có kho vũ khí hạt nhân khổng lồ, đang ở trạng thái "hoàn toàn sẵn sàng cho việc triển khai". Ông lưu ý rằng hành vi leo thang của phương Tây "đặt ra mối đe dọa về một cuộc xung đột liên quan đến vũ khí hạt nhân, và do đó dẫn đến sự hủy diệt nền văn minh".
NATO lên tiếng về khả năng Ba Lan bắn hạ tên lửa Nga trên không phận Ukraine Tổng thư kí NATO lưu ý rằng "các quốc gia khác nhau đã áp đặt các hạn chế khác nhau đối với việc sử dụng vũ khí mà họ cung cấp cho Ukraine". Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg (trái) trong cuộc họp báo chung sau hội đàm với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại...