NASA hoãn phóng tàu vũ trụ đầu tiên thăm dò Mặt Trời
Ngày 11/8, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) thông báo đã hoãn việc phóng Tàu Thăm dò Mặt Trời Parker, trị giá 1,5 tỷ USD.
Lý do được đưa ra là để các kỹ sư có thêm thời gian để tìm hiểu nguyên nhân xuất hiện dấu hiệu cảnh báo đỏ liên quan đến áp suất khí Heli trong tàu ngay trước thời điểm tàu dự kiến được phóng lên.
Theo thông báo của NASA, vụ phóng sẽ được hoãn 24 giờ, dự kiến lần phóng tới sẽ diễn ra vào lúc 03h31 ngày 12/8 giờ địa phương (tức 14h31 cùng ngày giờ Hà Nội) nếu thời tiết thuận lợi.
Video đang HOT
Tàu Parker sẽ tiếp cận bầu khí quyển với nhiệt độ thiêu đốt của Mặt Trời, thực hiện sứ mệnh khám phá chưa từng có của nhân loại. Với việc tới gần Mặt Trời hơn bất kỳ tàu vũ trụ nào trong lịch sử, mục đích của chuyến thăm dò lần này là hé lộ bí mật về vành nhật hoa, khí quyển ngoài cùng của Mặt Trời. Khu vực này nóng gấp 300 lần bề mặt của Mặt Trời và là nơi tán xạ bức xạ điện từ, gây ra bão Mặt Trời, thường làm tê liệt mạng lưới điện trên Trái Đất.
Trưởng nhóm khoa học của NASA, ông Thomas Zurbuchenmô tả Parker là một trong những “sứ mệnh quan trọng chiến lược” bậc nhất của cơ quan này.
Theo Vtv
NASA hoãn phóng tàu thăm dò Mặt Trời vào phút chót
Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) bất ngờ hoãn phóng tên lửa Delta IV Heavy mang tàu thăm dò Mặt Trời Parker trị giá 1,5 tỉ USD vào vũ trụ, dù cửa bệ phóng đã mở.
Tên lửa Delta IV Heavy mang tàu thăm dò Mặt Trời Parker trị giá 1,5 tỉ USD đã được đưa vào bệ phóng ngày 11.8CHỤP TỪ CLIP
Theo website của NASA, tên lửa Delta IV Heavy dự kiến phóng vào lúc 3 giờ 52 phút sáng 11.8 (tức 14 giờ 52 cùng ngày, theo giờ Việt Nam). Cơ quan này còn phát trực tiếp cảnh Delta IV Heavy được đưa vào bệ phóng và đếm ngược thời gian. Tuy nhiên, vào phút chót, đến khoảng 4 giờ 40 phút, NASA bất ngờ thông báo hoãn đến ngày mai 12.8 do hệ thống báo áp suất khí trên tàu thăm dò có vấn đề nên cần thêm thời gian để kiểm tra, theo AFP.
Với việc tiến gần Mặt Trời hơn bất kỳ tàu vũ trụ nào trước đây trong lịch sử, mục tiêu chính của tàu thăm dò Parker là hé lộ bí mật về vành nhật hoa, vầng ánh sáng phát ra từ không gian xung quanh Mặt Trời, theo AFP. Vùng này không chỉ nóng gấp 300 lần bề mặt Mặt Trời mà còn nơi tán xạ bức xạ điện từ có thể tạo ra bão mặt trời, thường làm tê liệt mạng lưới điện trên Trái Đất.
"Tàu thăm dò Parker sẽ giúp chúng ta dự đoán chính xác hơn khi nào bão mặt trời sẽ tấn công Trái Đất", Giáo sư Justin Kasper, một trong những nhà khoa học tham gia dự án tàu Parker cho hay.
Tàu Parker được bảo vệ bởi lớp vỏ dày 11,43 cm, cho phép chịu nhiệt lên tới 1.400oC nên có thể sống sót để tiến gần bề mặt Mặt Trời ở khoảng cách 6,16 triệu km. Lớp chắn nhiệt này còn chịu được bức xạ cao gấp 500 lần so với bức xạ Mặt Trời trên Trái Đất. Dù bên ngoài nóng như "hỏa ngục", nhưng nhiệt độ bên trong con tàu sẽ được duy trì ở 29oC.
Khi tiến gần tới Mặt Trời, tàu Parker sẽ đạt vận tốc 700.000 km/giờ, đủ để bay từ New York tới Tokyo chỉ trong vòng một phút, đánh dấu đây là thiết bị nhân tạo nhanh nhất từ trước tới nay, theo AFP.
Theo TNO
Các nhà khoa học đang trục vớt một thiên thạch khổng lồ lao xuống Thái Bình Dương vì nghi là tàu vũ trụ Hôm 7/3, một thiên thạch khổng lồ đã lao xuống Thái Bình Dương, gần bở biển Washington khiến các nhà khoa học sục sôi tìm kiếm. Nó là thiên thạch có kích thước lớn nhất va chạm với bề mặt Trái Đất trong 21 năm gần đây. Vào buổi chiều ngày 7/3, cư dân sống tại thành phố Ocean Shores (Washington, Mỹ), đã...