NASA hoãn phóng kính viễn vọng không gian lớn nhất thế giới
Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) một lần nữa tuyên bố hoãn thời gian phóng kính viễn vọng không gian James Webb ( JWST), thay vì ngày 30.3.2021 sẽ dời lại ngày 31.10 cùng năm.
Các kỹ thuật viên NASA đang thao tác với gương của JWST tại trung tâm không gian ở bang Maryland (Mỹ)
Việc hoãn lại 7 tháng là hậu quả từ ảnh hưởng dịch Covid-19 cũng như các thách thức liên quan đến kỹ thuật. JWST hiện được thử nghiệm tại cơ sở ở Redondo Beach (bang California) của Northrop Grumman, đối tác kỹ thuật chính của NASA trong sứ mệnh đầy tham vọng, theo báo The Guadian.
Quyết định này dựa trên kết quả phân tích mức độ rủi ro hoàn chỉnh. Một khi sẵn sàng, JWST sẽ được vận chuyển đến sân bay vũ trụ Kourou, trên lãnh thổ hải ngoại của Pháp là Guiana.
Video đang HOT
Tại đây, Cơ quan Không gian châu Âu (ESA) sẽ dùng tên lửa đẩy Ariane 5 ECA để phóng JWST lên không gian.
Được xem là cỗ máy kế thừa kính viễn vọng không gian Hubble, JWST vấp phải nhiều thăng trầm trong quá trình phát triển, do chi phí tăng cao và trục trặc kỹ thuật khiến thời gian lên quỹ đạo nhiều lần bị trì hoãn.
Dự án được triển khai từ cuối năm 1990 với dự kiến ban đầu là sẽ phóng JWST vào năm 2007. Với thời gian dự phóng mới, tổng chi phí cho dự án này ước tính sẽ đội lên khoảng 8,8 tỉ USD.
JWST là chương trình quốc tế do NASA dẫn đầu, với các đối tác như ESA và Cơ quan Không gian Canada. Trong vòng 10 năm kể từ khi được phóng lên không gian, kính viễn vọng lớn nhất thế giới sẽ đi đầu trong nỗ lực khám phá những bí ẩn lâu nay về vũ trụ, chẳng hạn như sự tồn tại của vật chất tối, năng lượng tối và sự giãn nở của vũ trụ.
Các thiết bị hồng ngoại tối tân của kính viễn vọng còn cho phép giới thiên văn học nhìn ngược về điểm khởi đầu của thời gian, và quan sát những ngôi sao, cụm thiên hà sơ khai nhất.
JWST cũng phối hợp với các công cụ săn lùng hành tinh ngoài Trái đất hiện có như TESS. Trong khi TESS và những kính viễn vọng khác có trách nhiệm phát hiện các hành tinh, JWST sẽ thu thập quang phổ để phân tích khí quyển của chúng. Điều này sẽ cho phép các nhà thiên văn học tìm cách trả lời những câu hỏi lâu nay như liệu có sự sống ngoài Trái đất và ngoài phạm vi hệ mặt trời hay không.
SpaceX, NASA thực hiện thành công sứ mệnh không gian lịch sử
Ngày 30/5 đánh dấu cột mốc quan trọng trong lịch sử hàng không vũ trụ Mỹ. SpaceX đã phối hợp cùng NASA đưa hai phi hành gia vào không gian sau 9 năm.
Hai phi hành gia Robert Behnken và Douglas Hurley đã rời khỏi Trái Đất trên tàu vũ trụ SpaceX Demo-2 vào lúc 2:20 sáng ngày 31/5 giờ Việt Nam tại Trung tâm Vũ trụ Kennedy của NASA. Dự kiến, hai phi hành gia sẽ đến trạm vũ trụ ISS vào ngày 31/5.
Nếu nhiệm vụ thành công, SpaceX sẽ có cơ hội trở thành đối tác vận chuyển phi hành gia và tiếp tế vật phẩm từ Trái Đất cho trạm ISS. Hoặc có thể, SpaceX có thể tự thực hiện các sứ mệnh không gian riêng của công ty.
Sự kiện đưa người lên ISS đầu tiên sau 9 năm của Mỹ.
Đây được xem là dấu mốc lịch sử của hàng không vũ trụ Mỹ bởi nhiệm vụ Demo-2 đánh dấu lần đưa người vào không gian đầu tiên kể từ khi chấm dứt kỷ nguyên tàu con thoi vào năm 2011. Đồng thời, đây là tên lửa vũ trụ thương mại đầu tiên đưa người vào không gian.
"Thật không thể tin được. Tôi đánh giá cao về những nỗ lực vừa qua. Cảm ơn vì chuyến đi tuyệt vời lên vũ trụ này", phi hành đoàn nói sau chuyến bay dài 12 phút ra khỏi quỹ đạo Trái Đất.
Tên lửa Falcon 9 được dùng để đẩy phi hành đoàn ra khỏi quỹ đạo đã hạ cánh thành công tại bãi đáp có tên "Dĩ nhiên anh vẫn yêu em" của SpaceX, công ty của tỷ phú công nghệ Elon Musk.
Đại dịch Covid-19 không làm chậm tiến độ phóng tên lửa đưa người vào không gian của SpaceX và NASA. Tuy vậy, các phi hành gia đã phải cách ly một thời gian và theo dõi sức khỏe kỹ trước khi tham gia nhiệm vụ.
"Đất nước Mỹ đã trải qua quá nhiều chuyện. Nhung đây là một khoảnh khắc đặc biệt để toàn dân Mỹ dành một chút thời gian ngắm nhìn những điều tuyệt vời một lần nữa", Jim Bridenstine, người đại diện NASA cho biết trong một cuộc họp hôm 26/5.
Theo CNET, sau khi nhiệm vụ hoàn thành, SpaceX sẽ hoạt động thường xuyên hơn để phối hợp với NASA thực hiện những sứ mệnh không gian với chi phí tiết kiệm. Đây là dấu hiệu cho thấy NASA sẽ không cần phải dựa vào tàu vũ trụ Soyuz của Nga để đưa các phi hành gia tới ISS.
Ca cấp cứu chưa từng có trên Trạm Vũ trụ Quốc tế Không có phòng cấp cứu, đây là cách một thành viên phi hành đoàn được bác sĩ chữa bệnh trong không gian. Một thành viên phi hành đoàn thuộc Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) đã hình thành cục máu đông trong tĩnh mạch cổ lúc làm nhiệm vụ trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS). NASA đã liên lạc...