NASA: Hành tinh lùn Ceres có dấu hiệu tiềm năng cho sự sống?
CERES – một hành tinh lùn xa xôi, từng được cho là một hành tinh đá cằn cỗi trôi nổi xung quanh vành đai tiểu hành tinh – có dấu hiệu của các vùng nước.
Các điểm sáng trên hành tinh lùn Ceres được phát hiện lần đầu tiên bởi tàu vũ trụ Dawn của NASA, hiện các điểm sáng này đã được chứng minh là bằng chứng của một đại dương ngầm. Ceres, có đường kính khoảng 950 km, là vật thể lớn nhất trong vành đai tiểu hành tinh – một vòng đá vũ trụ nằm giữa sao Hỏa và sao Mộc – đang mở ra rất nhiều lựa chọn về nơi tìm kiếm dấu hiệu của sự sống.
Một nhóm các nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu ở miệng núi lửa Occator 20 triệu năm tuổi trên Ceres.
Sử dụng hình ảnh hồng ngoại từ tàu vũ trụ Dawn của NASA, nhóm nghiên cứu đã có thể xác định sự hiện diện của hợp chất hydrohalite một vật chất phổ biến trong băng biển nhưng cho đến nay chưa từng được quan sát thấy bên ngoài Trái đất.
Muối hydrohalite hoạt động như một loại chất chống đóng băng, có nghĩa là đại dương ngầm trên Ceres có thể vẫn ở dạng lỏng.
Theo nghiên cứu đã được công bố trên các tạp chí khoa học về Thiên văn, Địa lý và Tự nhiên, NASA cho rằng phần lớn đại dương này được tạo thành từ natri cacbonat – một hợp chất gồm có natri, cacbon và oxy.
Video đang HOT
Những điểm sáng trên Ceres là các đại dương ngầm
Ceres là vật thể lớn nhất trong vành đai tiểu hành tinh
Bà Julie Castillo Rogez, một nhà khoa học hành tinh của NASA – nhưng không tham gia vào nghiên cứu này, cho biết: “Vốn được cho là một hành tinh cổ xưa, Ceres hiện là một thế giới đại dương có nước biển mặn ở dạng lỏng với quy mô theo vùng, và tiềm năng có thể là trên khắp toàn bộ hành tinh này.”
Một số nhà khoa học tin rằng phát hiện này có thể mở ra khả năng tìm kiếm sự sống ngoài Trái đất.
Maria Cristina De Sanctis, nhà nghiên cứu đến từ viện khoa học Istituto Nazionale di Astrofisica của Rome, nhận định: hydrohalite là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy Ceres từng có nước biển.
Bà phát biểu với AFP: “Giờ đây, chúng ta có thể nói rằng Ceres là một thế giới đại dương, cũng giống như một số mặt trăng của Sao Thổ và Sao Mộc.
“Giờ đây, chúng ta có thể nói rằng Ceres là một thế giới đại dương, cũng giống như một số mặt trăng của Sao Thổ và Sao Mộc.”
“Vật chất tìm thấy trên Ceres hết sức quan trọng về mặt sinh học thiên văn. Chúng ta biết rằng những khoáng chất này đều cần thiết cho sự xuất hiện của sự sống. Sự phân bố không gian cho thấy các loại muối clorua – cặn rắn của nước muối mặn – đã nổi lên bề mặt trong hai triệu năm qua – hoặc vẫn đang nổi dần lên. Những loại muối này rất hiệu quả trong việc duy trì nhiệt độ ấm áp bên trong của Ceres và giảm nhiệt độ của nước muối – trong trường hợp đó, dạng chất lỏng có độ mặn này có thể hiện vẫn còn tồn tại”.
Hành tinh lùn Ceres
Tuy nhiên, các nhà khoa học sẽ cần nghiên cứu thêm rất nhiều về các vùng nước này để xác định khả năng sinh sống của Ceres và liệu có sự sống nào có thể tồn tại ở đó hay không.
Bà Castillo-Rogez cho rằng: “Cần có các nghiên cứu sâu hơn về điều kiện của Ceres, và trên hết – một nhiệm vụ tiếp theo là rất cần thiết để nghiên cứu sự tiến hóa và khả năng sinh sống của hành tinh lùn này. Mười năm tiếp theo trong công cuộc thám hiểm Ceres đòi hỏi phải tập trung vào khả năng chứa sự sống theo thời gian trong các đại dương đã tiến hóa này – nơi có khả năng rất giàu chất hữu cơ”.
Các muối tự do trong Occator mang đến nguồn cung cấp trực tiếp nước mặn bên dưới miệng núi lửa này và đại diện cho một mục tiêu rõ ràng đối với một sứ mệnh trong tương lai.”
Phương pháp mới giúp theo dõi rác thải không gian
Chúng ta có thể không nhìn thấy rác không gian khi nhìn lên bầu trời đêm, nhưng hiện tại có rất nhiều mảnh vụn quay quanh Trái đất.
Các mảnh của vệ tinh không còn tồn tại, các tầng tên lửa bị loại bỏ và các mảnh vỡ nhân tạo khác bao quanh hành tinh của chúng ta như một bong bóng rác khổng lồ. Việc theo dõi vị trí của các vật thể này là rất cần thiết cho sự an toàn của các vệ tinh đang hoạt động cũng như các sứ mệnh của phi hành đoàn và thậm chí cả những nguy hiểm mà chúng có thể gây ra cho Trạm Vũ trụ Quốc tế.
Theo báo cáo của MIT Technology Review, một kỹ thuật mới để theo dõi mảnh vỡ này đang cung cấp khả năng phát hiện rác không gian trong ánh sáng ban ngày, thay vì trong khoảng thời gian nhỏ như trường hợp trước đây.
Bắn tia laser vào không gian là cách mà các nhà khoa học theo dõi các mảnh vỡ không gian. Khi tia laser chạm vào một vật thể, nó sẽ phản xạ trở lại. Các nhà khoa học có thể phát hiện ra phản ứng đó và lưu giữ hồ sơ của các mảnh vụn khi họ tìm thấy nó. Tuy nhiên, kỹ thuật này không cung cấp nhiều về độ chính xác và rất khó để xác định chính xác vị trí của các đối tượng chỉ dựa trên phản ứng laser.
Để nâng cao hiệu quả, các nhà khoa học sẽ theo dõi bầu trời với các thấu kính được thiết kế để phát hiện sự phản xạ ánh sáng mặt trời của các vật thể. Tuy nhiên, điều này chỉ có thể được thực hiện vào lúc bình minh hoặc hoàng hôn vì ánh sáng ban ngày che khuất các thiết bị hình ảnh và ngăn cản việc phát hiện và theo dõi dễ dàng.
Trong một báo cáo mới được xuất bản trên Nature Communications, các nhà nghiên cứu giải thích cách họ nghĩ ra một phương pháp mới để theo dõi rác không gian trong ánh sáng ban ngày. Cụ thể họ đã xây dựng một hệ thống hình ảnh đặc biệt với các bộ lọc cho phép nhìn thấy những ngôi sao trên bầu trời xanh. Đó là một thành tựu riêng, nhưng điều này cũng cho phép so sánh phản xạ từ các mảnh vỡ không gian với các ngôi sao vì các mảnh vỡ này sáng hơn đáng kể trên bầu trời.
"Các vật thể là mảnh vỡ không gian được hình dung trên nền trời xanh và các sai lệch được điều chỉnh trong thời gian thực. Một mạng lưới gồm một số trạm trên toàn thế giới sẽ có thể cải thiện đáng kể dự đoán quỹ đạo khi cần thiết cho các nhiệm vụ loại bỏ, cảnh báo kết hợp, diễn tập phòng tránh", các nhà nghiên cứu cho biết.
Việc theo dõi các mảnh vỡ không gian sẽ ngày càng trở nên quan trọng hơn khi chúng ta tiếp tục khám phá Hệ Mặt trời của mình với các tàu thăm dò và thậm chí cả các sứ mệnh có người lái. Điều hướng giữa tất cả những thứ rác rưởi mà chúng ta đã ném vào không gian sẽ trở nên khó khăn hơn bao giờ hết, nhưng những hệ thống như thế này có thể giúp mọi thứ dễ dàng hơn.
Nga muốn quay lại hành tinh 'bị bỏ quên' trong 35 năm qua Nga muốn dùng kết quả nghiên cứu ở sao Kim để hỗ trợ các giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu trên Trái Đất. Nga đặt mục tiêu khôi phục các sứ mệnh nghiên cứu sao Kim, hành tinh đã bị Moscow "bỏ quên" từ năm 1985 đến nay, báo The Moscow Times đưa tin. Ngày 7-8, Giám đốc Cơ quan Hàng...