NASA đã phát hiện ra dấu hiệu sự sống trên Sao Kim nhiều thập kỷ trước?
Nếu sự sống tồn tại trên Sao Kim, NASA có thể đã phát hiện ra nó lần đầu tiên vào năm 1978. Nhưng phát hiện này đã không được chú ý trong suốt 42 năm qua.
Các nhà khoa học đã bỏ quên dấu hiệu của sự sống trên Sao Kim trong nhiều thập kỷ.
Xác định chính xác sự sống có ở trên Sao Kim có tồn tại hay không vẫn còn là một bước dài cần nghiên cứu. Nhưng có lý do để thực hiện ý tưởng một cách nghiêm túc. Vào ngày 14/9, một nhóm các nhà khoa học đã đưa ra một thông báo đáng chú ý trên tạp chí Nature Astronomy cho biết, bằng cách sử dụng kính thiên văn, họ đã phát hiện ra phosphine, một loại khí độc được cho là dấu hiệu có thể có của sự sống vi sinh vật ngoài hành tinh ở phần trên của bầu khí quyển dày của hành Sao Kim.
Phát hiện này là một bước ngoặt rất lớn trong cuộc săn lùng lâu dài về sự sống ở những nơi khác trong Hệ Mặt trời, vốn chủ yếu tập trung sự chú ý vào Sao Hỏa và một vài Mặt trăng quay quanh Sao Mộc và Sao Thổ.
Trong khi đó, Sao Kim, nóng và độc, từ lâu đã được coi là quá kỵ với bất cứ thứ gì để tồn tại. Nhưng mới đây, khi lọc dữ liệu lưu trữ của NASA, Rakesh Mogul, một nhà hóa sinh học tại Cal Poly Pomona ở California, và các đồng nghiệp đã tìm thấy manh mối của phosphine đã được Pioneer 13 – một tàu thăm dò Sao Kim vào tháng 12 năm 1978 thu thập.
Mogul và các đồng nghiệp của ông đã rất quen thuộc với dữ liệu từ các sứ mệnh. Vì vậy, đó là bước tự nhiên tiếp theo để cung cấp dữ liệu một cái nhìn khác. Do đó, sau khi tham khảo ý kiến của các đồng tác giả, Mogul đã xác định các bài báo khoa học ban đầu và nhanh chóng bắt đầu tìm kiếm các hợp chất phốt pho.
Khám phá đã được tải lên cơ sở dữ liệu arXiv vào ngày 22 tháng 9 chưa được đồng nghiệp đánh giá, không cho các nhà nghiên cứu biết nhiều về những gì đã được báo cáo trong Nature Astronomy mặc dù nó đã cho thấy sự hiện diện của phosphine.
Video đang HOT
Dữ liệu năm 1978 đến từ Máy đo khối phổ lớn (LNMS), một trong số các thiết bị đã đi xuống bầu khí quyển của Sao Kim trong khuôn khổ sứ mệnh Pioneer 13.
LNMS đã lấy mẫu khí quyển và chạy các mẫu đó thông qua khối phổ, một kỹ thuật phòng thí nghiệm tiêu chuẩn được sử dụng để xác định các hóa chất chưa biết. Khi các nhà khoa học lần đầu tiên mô tả kết quả LNMS vào những năm 1970, họ không thảo luận về các hợp chất dựa trên phốt pho như phosphine, thay vào đó tập trung vào các hóa chất khác.
Thực tế, LNMS không được chế tạo để săn các hợp chất giống như phosphine. Sẽ rất khó phân biệt khí với các phân tử khác có khối lượng tương tự. Nhưng mẫu của Pioneer 13 đã có bằng chứng về một số phân tử hiện diện trong khí có cùng khối lượng với phosphine với lượng phù hợp với mức được mô tả trong bài báo Thiên văn học.
Mogul cho biết: “Tôi tin rằng bằng chứng về các chất hóa học có thể là dấu vết của sự sống trong dữ liệu kế thừa đã bị giảm giá trị vì người ta cho rằng chúng không thể tồn tại trong khí quyển. Tôi cũng nghĩ rằng nhiều người hiện đang xem xét lại khái niệm về Sao Kim là một môi trường ôxy hóa hoàn toàn”.
Mogul và các đồng nghiệp của ông tìm thấy những gợi ý về các chất hóa học khác không nên xuất hiện tự nhiên trong các đám mây của Sao Kim như clo, ôxy và hydrogen peroxide.
“Chúng tôi tin rằng đây là dấu hiệu cho thấy các chất hóa học chưa được khám phá hoặc các chất hóa học có khả năng thuận lợi cho sự sống. Cần một cách tiếp cận bền vững hơn để khám phá như của Sao Hỏa. NASA và các cơ quan vũ trụ châu Âu, Ấn Độ và Nga có kế hoạch cho các tàu thăm dò Sao Kim có thể hữu ích.
Tuy nhiên, khi xem xét khả năng sinh sống của Sao Kim trong quá khứ, hiện tại và tương lai, chúng ta sẽ cần các nghiên cứu hóa học và địa chất dài hạn hơn để hiểu được nguồn gốc của bất kỳ chất hóa học tiềm năng nào hoặc dị thường trong các đám mây. Điều này có thể là từ các tàu thăm dò quỹ đạo, tàu thăm dò khinh khí cầu trong các đám mây hoặc tàu thăm dò đất ổn định nhiệt. Trong đó, cụm từ “ổn định nhiệt” rất quan trọng, do hành tinh này có thể tiêu diệt các vật thể như robot đáp xuống bề mặt nóng như lửa của nó”, Mogul nhấn mạnh.
Mưa sao băng Perseids - Hiện tượng thiên văn kỳ thú tháng 8
Tháng 8 năm nay là khoảng thời gian tuyệt vời để quan sát các hành tinh. Mưa sao băng Perseids sẽ là một hiện tượng làm cho bầu trời tháng này thêm hấp dẫn, nhất là với những ai có điều kiện quan sát thuận lợi.
Ảnh minh họa
Mưa sao băng đáng trông đợi nhất năm
Mưa sao băng Perseids là một hiện tượng thiên văn được trông đợi hàng năm, sẽ có cực điểm vào đêm 12 rạng sáng ngày 13/8 này. Năm nay Mặt trăng sẽ gây ảnh hưởng tới việc quan sát hiện tượng này. Mưa sao băng Perseids là hiện tượng diễn ra vào tháng 8 hàng năm với cực điểm rơi vào khoảng rạng sáng ngày 12, 13. Các sao băng của nó là những mảnh vụn còn sót lại khi sao Chổi 109P/Swift-Tuttle tiến về phía Mặt trời. Nhiều năm qua, đây luôn là hiện tượng đáng chú ý đối với người yêu thích quan sát bầu trời đêm. Bởi nó là một trong hai trận mưa sao băng lớn nhất trong năm cùng với Geminids.
Bốn năm trước, năm 2016, Perseids đã thực sự là một vụ bùng nổ sao băng. Tuy nhiên năm nay sẽ không có một vụ bùng nổ với nhiều sao băng được quan sát như thế. Một điểm không may nữa đối với người quan sát là khoảng thời gian cực điểm của hiện tượng này rơi vào thời điểm trăng bán nguyệt. Mặt trăng sẽ có vị trí khá gần khu vực trung tâm của hiện tượng.
Ánh sáng của Mặt trăng sẽ làm giảm đáng kể khả năng quan sát và bạn chỉ có thể thấy được những sao băng tương đối sáng của hiện tượng này. Vì lý do đó mật độ sao băng của Perseids năm nay, bạn có thể thấy được vào đêm cực điểm sẽ chỉ khoảng 30 - 50 sao băng mỗi giờ nếu có điều kiện thời tiết lý tưởng và ít ô nhiễm. Ở những nơi khí quyển ô nhiễm bởi khói, bụi hoặc ánh sáng nhân tạo thì con số trên sẽ giảm đi.
Khoảng thời gian phù hợp nhất để quan sát mưa sao băng là vào các đêm lân cận cực điểm của nó. Đối với Perseids thời điểm đó là rạng sáng các ngày 12, 13 và 14/8. Trong đó rạng sáng ngày 12 sẽ là lý tưởng nhất. Tất nhiên bạn vẫn có thể thấy nhiều sao băng của Perseids vào những đêm lân cận cực đại dù mật đó có ít hơn.
Vào rạng sáng các ngày nêu trên, ngay sau nửa đêm (hay lý tưởng hơn nữa là sau 1 giờ sáng), hãy nhìn về phía bầu trời Đông Bắc và tìm chòm sao Perseus. Chòm sao này có lẽ không dễ xác định đối với những người chưa có kinh nghiệm. Do đó, đơn giản nhất là bạn chỉ cần nhìn lên bầu trời Đông Bắc với góc nhìn tính từ mặt đất khoảng 30 - 50 độ.
Cần lưu ý theo dõi tình hình thời tiết. Nếu trời có mây mù hay mưa thì không có bất cứ hy vọng nào quan sát được.
Bạn không cần ống nhòm hay kính thiên văn hoặc bất cứ dụng cụ nào để nhìn thấy sao băng. Mắt thường chính là cách quan sát tốt nhất. Mưa sao băng không giống như pháo hoa, nên hãy kiên nhẫn. Ngay cả ở lúc cực điểm với điều kiện quan sát lý tưởng, khoảng thời gian giữa các sao băng có thể từ vài giây cho tới nhiều phút. Hãy chọn góc nhìn rộng hướng về phía Đông Bắc và tư thế nằm hoặc ngồi dễ chịu nhất vì bạn sẽ không muốn đứng ở tư thế ngửa mặt lên trời hàng giờ liền.
Quan sát các hành tinh hiếm gặp
Tháng 8 này là thời điểm tuyệt vời để quan sát các hành tinh trong Hệ Mặt trời đối với những nơi có bầu trời trong. Sao Kim, sao Hỏa, sao Mộc, sao Thổ và thậm chí cả sao Thiên Vương đều có thể được quan sát trong khoảng thời gian này.
Trước tiên là quan sát sao Mộc và sao Thổ. Đây là hai hành tinh thú vị nhất để quan sát, nhất là khi bạn có một chiếc kính thiên văn hoặc ống nhòm. Sao Mộc vừa tới vị trí trực đối vào ngày 14/7, còn sao Thổ sau đó 6 ngày, tức 20/7.
Vị trí trực đối của một hành tinh đối với Trái đất là khi hành tinh đó nằm ở vị trí đối diện với Mặt trời khi quan sát từ Trái đất. Nói cách khác là vị trí mà Trái đất nằm xen vào giữa và gần thẳng hàng nhất so với hành tinh đó và Mặt trời. Sao Thủy và sao Kim không có vị trí này vì chúng nằm gần Mặt trời hơn so với Trái đất. Vì thế, khi một hành tinh ở vị trí đó, nó dễ dàng được quan sát nhất do đồng thời hai điều kiện. Đó là nó nằm gần Trái đất nhất có thể so với các vị trí quỹ đạo khác và toàn bộ phần được Mặt trời chiếu sáng của nó hướng về phía Trái đất.
Sang tháng 8, thời điểm hai hành tinh này nằm ở vị trí trực đối vẫn chưa quá xa. Do đó chúng vẫn rất dễ dàng được quan sát. Vào những tối tháng 8 này, sao Mộc và sao Thổ mọc khá sớm trên bầu trời phía Đông - Đông Nam. Nếu trời quang mây và có một góc nhìn đủ rộng bạn sẽ dễ dàng nhận ra sự có mặt của chúng ngay cả ở các đô thị có mức ô nhiễm không khí cao như Hà Nội hay TPHCM. Chúng là hai điểm sáng nằm khá gần nhau và nổi bật trên nền trời phía Đông Nam từ khi trời bắt đầu tối.
Với một chiếc kính thiên văn nhỏ, sao Mộc và sao Thổ sẽ trở nên đẹp hơn rất nhiều. Qua kính thiên văn, bạn có thể thấy màu vàng của sao Thổ và những sọc sáng tối trên bề mặt sao Mộc nếu điều kiện quan sát đủ tốt. Vành đai nổi tiếng của sao Thổ cũng như 4 vệ tinh Galileo của sao Mộc cũng là những đối tượng không quá khó để phát hiện qua kính thiên văn.
Hành tinh đỏ (sao Hỏa và sao Thiên Vương) hiển nhiên cũng luôn là một điểm sáng đáng chú ý trên bầu trời. Nó mọc lên muộn hơn nên phải tới gần giữa đêm mới đủ cao để quan sát trên bầu trời phía Đông. Lúc đó sao Mộc và sao Thổ đã dịch chuyển sang bầu trời phía Tây và sẽ lặn sau nửa đêm. Có thể dễ dàng nhìn thấy sao Hỏa bằng mắt thường và nó cũng khá nổi bật. Khá gần đó, cũng trong chòm sao Cetus là hành tinh thứ 7 của Hệ Mặt trời: Sao Thiên Vương.
Khoảng thời gian từ 3 giờ sáng cho tới khi Mặt trời mọc của toàn bộ tháng 8, bạn có thể dễ dàng nhìn thấy sao Kim ở bầu trời phía Đông. Đây là lúc mà người phương Đông trước đây gọi nó là sao Mai (ngôi sao xuất hiện vào lúc ban mai). Khác với sao Mộc và sao Thổ, khi quan sát sao Kim qua kính thiên văn, bạn sẽ khó tìm thấy điểm gì khác biệt vì nó vốn là một hành tinh được bao phủ bởi một lớp khí quyển dày màu vàng sẫm. Ngược lại, khi nhìn bằng mắt thường, nó luôn là điểm sáng đáng chú ý nhất, nổi bật hơn bất cứ hành tinh hay ngôi sao nào khác trên bầu trời đêm.
Mời bạn tham gia 'tour' ngắm bình minh trên... các hành tinh khác Bạn có thể rất thích ngắm bình minh trên Trái Đất, nhưng bạn đã bao giờ thử tưởng tượng ra rằng khung cảnh đó sẽ như thế nào ở những hành tinh khác chưa? Thật khó tưởng tượng ra cuộc sống mà không có Mặt Trời (mà có lẽ nếu thế thì cũng không có cuộc sống). Nhưng ngoài Trái Đất ra thì...