NASA chụp được ‘hạt giống sự sống’ ra đời 12 tỉ năm trước
Dưới mắt thần của siêu kính viễn vọng James Webb, hình ảnh xuyên không của một thiên hà thuộc về bình minh vũ trụ đã tiết lộ những hạt giống sự sống cổ xưa nhất từng được ghi nhận.
Phát hiện đột phá này được ghi nhận ở SPT0418-47, một thiên hà bị che khuất bởi bụi, tồn tại từ khi vũ trụ chỉ khoảng 10% độ tuổi hiện tại.
Theo Sci-News, nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi GS Joaquin Vieira từ Trường Đại học Illinois ở Urbana-Champaign (Mỹ) đã phân tích dữ liệu của James Webb (do NASA phát triển và điều hành chính) và tìm ra sự tồn tại của hydrocarbon thơm đa vòng ( PAH) lẫn trong các hạt bụi thiên hà đang phát sáng ở bước sóng hồng ngoại.
Thiên hà SPT0418-47 màu đỏ với các phân tử hữu cơ sáng lên dưới ánh sáng cam, trong khi một thiên hà tiền cảnh được đánh dấu bằng màu xanh – Ảnh: NASA/ESA/CSA
SPT0418-47 nằm cách Trái Đất tận 12 tỉ năm ánh sáng, tức ánh sáng cũng cần 12 tỉ năm chiếu từ nó tới Trái Đất. Điều này có nghĩa chúng ta đang nhìn vào hình ảnh 12 tỉ năm trước của thiên hà này, giữa vùng vũ trụ của quá khứ xa xôi.
Video đang HOT
Vì vậy, các PAH mà nó sở hữu – dạng phân tử hữu cơ phức tạp đóng vai trò nền tảng của sự sống ngày nay – cũng là những phân tử hữu cơ cổ xưa nhất mà nhân loại từng tìm được.
Dữ liệu quang phổ từ thiên hà cũng cho thấy khí giữa các vì sao bên trong nó được làm giàu bằng các nguyên tố nặng. Điều này có nghĩa thiên hà này đã trải qua một quá trình hoạt động sôi động từ rất lâu, với nhiều thế hệ sao sinh ra và chết đi, theo bài công bố trên tạp chí khoa học Nature.
Nguyên lý phát triển của vũ trụ – ban đầu chỉ gồm vài nguyên tố nghèo nàn – chính là việc ngày càng thêm nhiều nguyên tố được tạo ra bởi “lò phản ứng” trong hạt nhân của các ngôi sao. Khi một ngôi sao hết vòng đời và phát nổ, nó sẽ bổ sung các yếu tố mới giúp thành phần hóa học của vũ trụ ngày một đa dạng hơn.
Vì vậy, nghiên cứu này cũng góp thêm vào các bằng chứng ngày một nhiều thêm cho thấy vũ trụ đã phát triển rất nhanh trong giai đoạn sơ khai, một chân trời mà các nhà khoa học luôn mong khám phá thêm để lý giải sự tồn tại của chính chúng ta.
Đồng thời, nó cũng đưa đến một phương pháp mới để khám phá quá khứ, đó là thông qua các hạt bụi quanh các thiên hà, vốn hấp thụ một nửa bức xạ phát ra từ các ngôi sao gần nó trong suốt lịch sử và sáng lên dưới ống kính các đài quan sát hồng ngoại.
Phát hiện 'rung chuyển' ở hành tinh mà NASA tin chắc có sự sống
Trước khi bị quỷ bụi làm tắt nguồn, robot InSight của NASA đã có phát hiện để đời ở hành tinh láng giềng của Trái Đất.
Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí Geophysical Research của NASA đã nghiên cứu trận động đất mạnh nhất từng được ghi nhận trong 4 năm InSight, tàu đổ bộ thăm dò Sao Hỏa của NASA, hoạt động như một robot thăm dò địa chấn.
Đó là một trận động đất mạnh tới 4,7 độ (thang Moment của Mỹ), tức tương ứng với nhiều trận động đất cấp độ trung bình trên Trái Đất, đủ khiến nhà cửa rung chuyển.
Chiến binh InSight của NASA - Ảnh: NASA
Điều đó có vẻ bình thường trên Trái Đất, nhưng vô cùng bất thường ở một hành tinh khác, vốn từng bị cho là có lớp vỏ liền và không thể hoạt động địa chất.
Theo Science Alert, dữ liệu này đã cung cấp các ước tính về độ dày lớp vỏ toàn cầu của Soa Hỏa, cũng như cách hành tinh tạo ra nhiệt từ bên trong.
"Từ trận động đất này, chúng tôi đã quan sát thấy sóng bề mặt bao quanh Sao Hỏa tận 3 lần" - nhà địa chấn học Doyeon Kim từ Viện Địa vật lý của ETH Zurich (Thụy Sĩ), cho biết.
Kết hợp dữ liệu về các trận động đất trước, dữ liệu về lực hấp dẫn và địa hình Sao Hỏa, họ ước tính được độ dày trung bình của lớp vỏ toàn cầu của hành tinh này là từ 42-56 km, tức dày hơn nhiều so với vỏ Trái Đất (trung bình 24 km) hay Mặt Trăng (34-43 km).
Nơi mỏng nhất của vỏ Sao Hỏa là khoảng 20 km, ở lưu vực va chạm Hellas, còn nơi dày nhất lên tới 90 km là ở cao nguyên núi lửa Tharsis. Lớp vỏ ở bán cầu Nam mở rộng sâu xuống dưới hơn so với bán cầu Bắc, giúp các nhà khoa học định hình được cách mà vỏ hành tinh đã phát triển.
Nhiều nguyên tố phóng xạ sinh nhiệt khi phân rã cũng được tìm thấy nhiều trong lớp vỏ và cả lớp phủ, bao gồm uranium, thori và kali, giải thích cho các điểm tan chảy cục bộ bên trong Sao Hỏa.
Những yếu tố trên góp phần cho thấy một điều quan trọng: Sao Hỏa có thể vẫn đang hoạt động địa chất trong hiện tại.
Hoạt động địa chất là một yếu tố cực kỳ quan trọng đối với sự sống một hành tinh, do giúp ổn định môi trường, khí hậu, cung cấp sự trao đổi hóa học cần thiết cho các chu trình của hành tinh nhằm kích hoạt phản ứng sinh ra sự sống ban đầu lẫn nuôi dưỡng sự sống đó.
Sao Hỏa là hành tinh mà NASA chú trọng nhất trong chuỗi nhiệm vụ săn tìm sự sống, với nhiều robot tìm bằng chứng về sự sống cổ đại - hoặc may mắn hơn là một cái gì đó của hiện tại hoặc gần với hiện tại - như Curiosity hay Perseverance.
Phát hiện mới đem thêm cho họ một niềm hy vọng lớn.
James Webb tiếp tục cung cấp thông tin hiếm có về một hành tinh bí ẩn Theo những phát hiện mới của NASA, hành tinh GJ 1214 b quá nóng nên không có các đại dương nhưng thành phần chính trong bầu khí quyển tại đây là hơi nước. Hình ảnh vũ trụ mà kính viễn vọng James Webb chụp được. (Ảnh: NASA) Ngày 10/5, Cơ quan Hàng không và vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết kính viễn vọng...