NASA: Boeing sử dụng kỹ thuật viên thiếu kinh nghiệm để chế tạo tên lửa
Tổng thanh tra của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) đã công bố một báo cáo về một dự án phát triển tên lửa của Boeing đang bị chậm trễ nhiều năm.
Tên lửa đẩy Atlas V mang theo tàu vũ trụ Starliner rời bệ phóng tại trạm vũ trụ ở Florida, Mỹ ngày 19/5/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo kênh truyền hình RT, sau khi kiểm tra bộ phận phát triển tên lửa của tập đoàn Boeing, Tổng thanh tra của NASA kết luận tên lửa đẩy thế hệ tiếp theo của Boeing, có tên gọi là Block 1B, đã chậm tiến độ nhiều năm, vượt mức chi quá nhiều so với ngân sách dự kiến và do các kỹ thuật viên thiếu kinh nghiệm chế tạo.
Phát triển từ năm 2014, Block 1B của Hệ thống phóng không gian NASA ban đầu được lên lịch phóng như một phần của sứ mệnh Artemis II bay tới Mặt Trăng vào năm tới. Tuy nhiên, việc ra mắt của tên lửa này đã bị đẩy lùi lại cho sứ mệnh Artemis IV hạ cánh trên Mặt Trăng vào năm 2028. Trong một thông báo vào ngày 8/8, Văn phòng Tổng thanh tra NASA cảnh báo đợt ra mắt mới có thể bị trì hoãn thêm một lần nữa.
Cũng trong báo cáo, Văn phòng Tổng thanh tra NASA kết luận Boeing phải chịu một phần trách nhiệm cho sự chậm trễ này.
Video đang HOT
Các thanh tra viên của NASA đã đến kiểm tra cơ sở lắp ráp Michoud của Boeing ở bang Louisiana và phát hiện những thiếu sót rõ ràng về chất lượng. Số lượng yêu cầu khắc phục các thiếu sót lên tới 71 lần và họ lưu ý đây là một con số cao đối với việc phát triển một hệ thống tên lửa vũ trụ ở giai đoạn này.
Những thiếu sót trên xảy ra phần lớn là do Boeing không có đủ số lượng kỹ thuật viên hàng không vũ trụ được đào tạo và có kinh nghiệm. Văn phòng Tổng thanh tra phát hiện các kỹ thuật viên không có kinh nghiệm của Boẹing không thể hàn một bình nhiên liệu theo tiêu chuẩn của NASA. Những mối nối hàn cẩu thả này trực tiếp dẫn đến sự chậm trễ trong quá trình phát triển tầng trên của tên lửa.
“Quy trình giải quyết các thiếu sót của Boeing cho đến nay vẫn chưa hiệu quả và công ty nhìn chung không phản hồi trong việc thực hiện các hành động khắc phục khi các vấn đề kiểm soát chất lượng tương tự tái diễn”, báo cáo tuyên bố.
Ban đầu, Boeing cam kết sẽ giao tầng trên tên lửa vào tháng 2/2021 và hiện khẳng định sẽ hoàn thành vào tháng 4/2027. Chi phí để sản xuất tầng trên tên lửa cũng đã tăng vọt, với ước tính của NASA chỉ ra họ sẽ mất 2,8 tỷ USD vào năm 2028, gấp đôi so với ước tính năm 2017 là 962 triệu USD mà Boeing đưa ra.
Văn phòng Tổng thanh tra khuyến nghị Boeing nên bị phạt vì không tuân thủ các tiêu chuẩn kiểm soát chất lượng. Tuy nhiên, Phó Giám đốc điều hành của NASA Catherine Koerner đã tuyên bố trong ngày 8/8 rằng công ty sẽ không bị phạt.
Boeing một lần nữa trở thành tâm điểm chú ý vào tháng 6 khi tàu vũ trụ Starliner của hãng này gặp trục trặc, khiến hai phi hành gia mắc kẹt trên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS). Các phi hành gia ban đầu dự kiến ở lại ISS trong một tuần, nhưng hiện họ đã ở ngoài không gian hơn 65 ngày và chưa rõ ngày trở về. Ngày 7/8, NASA thông báo hai phi hành gia này có thể bị mắc kẹt trong không gian cho đến tháng 2/2025, khi tàu Crew Dragon của SpaceX dự kiến đưa phi hành gia mới lên vũ trụ và đón họ trở về.
Tàu vũ trụ Starliner của Boeing 'cập bến' ISS
Tàu vũ trụ Starliner có người lái đã "cập bến" Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) ngày 6/6 (theo giờ Mỹ), sau khi vượt qua một số thách thức ảnh hưởng đến hệ thống động cơ đẩy của tàu.
Boeing phóng thành công tàu vũ trụ Starliner NASA và Boeing ấn định thời điểm mới phóng tàu vũ trụ Starliner NASA tiếp tục trì hoãn kế hoạch phóng tàu vũ trụ Starliner có người lái
Tên lửa đẩy Atlas V mang theo tàu vũ trụ Starliner rời bệ phóng tại trạm vũ trụ ở Mũi Canaveral, bang Florida, Mỹ ngày 5/6/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Hai phi hành gia Butch Wilmore và Suni Williams đã theo dõi khi tàu vũ trụ tự thực hiện các thao tác cuối cùng, kết nối với ISS vào 13h34 theo giờ miền Đông nước Mỹ (0h34' ngày 7/6 theo giờ Việt Nam).
Hoạt động kết nối với ISS ban đầu được lên kế hoạch diễn ra sớm hơn khoảng 1 giờ, nhưng đã bị trì hoãn do các phi hành gia phải khắc phục sự cố ở một số động cơ đẩy điều khiển hệ thống kiểm soát phản ứng (RCS) nhằm đảm bảo Starliner có thể thực hiện các thao tác chính xác.
Trước đó, Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết tàu Starliner đã phát sinh thêm 2 vết rò rỉ khí helium kể từ khi đi vào quỹ đạo, ngoài vết rò rỉ đã được biết trước khi tàu "cất cánh" nhưng các chuyên gia quyết định không sửa chữa vì tỷ lệ rò rỉ nằm trong giới hạn có thể kiểm soát được.
Helium là loại khí không độc hại và không cháy, được dùng để tạo áp suất cho hệ thống động cơ đẩy của Starliner. Vẫn chưa rõ liệu hiện tượng rò rỉ khí helium và các vấn đề về động cơ đẩy có liên quan với nhau hay không.
Chuyến hành trình đầu tiên của phi hành đoàn CST-200 Starliner tới ISS được xem là dấu mốc quan trọng đối với tập đoàn chế tạo máy bay Boeing của Mỹ, trong bối cảnh hãng này đang nỗ lực giành thị phần lớn hơn trong hoạt động kinh doanh giàu lợi nhuận này của NASA.
NASA đã sử dụng tàu Dragon của tập đoàn công nghệ SpaceX để đưa các phi hành đoàn lên ISS kể từ năm 2020, chấm dứt sự phụ thuộc kéo dài gần một thập kỷ vào tên lửa của Nga sau khi chương trình Tàu con thoi kết thúc.
NASA và Boeing ấn định thời điểm mới phóng tàu vũ trụ Starliner Ngày 2/6, Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) và Tập đoàn chế tạo máy bay Boeing (Mỹ) thông báo đang tiến hành công việc chuẩn bị cho kế hoạch phóng tàu vũ trụ Starliner có người lái lên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) vào ngày 5/6 tới. Tàu vũ trụ Starliner. Ảnh tư liệu: NASA Trước đó, tàu Starliner...