NASA bất ngờ nhận được phản hồi từ tàu vũ trụ Voyager 1
Đến nay, tàu vũ trụ Voyager 1 là thiết bị của con người đi xa nhất vào không gian và tiếp tục hoạt động, dù ở khoảng cách rất xa và đã qua nhiều thập niên.
Tàu vũ trụ Voyager 1 được phóng lên vào năm 1977. Ảnh NASA
Đài CNN ngày 16.3 đưa tin các kỹ sư đã gửi một tín hiệu “cú hích” tới tàu vũ trụ Voyager 1 và nhận được phản hồi đáng khích lệ, trong khi họ nỗ lực khắc phục được sự cố liên lạc với tàu vũ trụ này suốt 5 tháng qua.
Ban đầu, tàu vũ trụ được phóng lên vào ngày 5.9.1977 này dự kiến sẽ hoạt động trong thời gian 5 năm nhưng sau đó nó vẫn cứ tiếp tục gửi dữ liệu về trong chuyến bay thám hiểm liên sao.
NASA bất ngờ nhận được phản hồi từ tàu vũ trụ Voyager 1
Cùng với Voyager 2, tàu vũ trụ này đang đi qua những vùng chưa được khám phá dọc theo vùng bên ngoài của hệ mặt trời.
Voyager 1 đã tiếp tục chuyển tiếp tín hiệu vô tuyến ổn định đến nhóm điều khiển sứ mệnh của nó trên mặt đất. Tuy nhiên, tín hiệu đó đã không mang theo bất kỳ dữ liệu nào có thể sử dụng được kể từ tháng 11.2023, cho thấy có vấn đề với một trong 3 máy tính trên tàu.
Một tín hiệu mới nhận được gần đây từ tàu vũ trụ cho thấy nhóm phụ trách của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) có thể đang đạt được tiến triển trong nỗ lực tìm hiểu những gì Voyager 1 đang trải qua.
Voyager 1 hiện là tàu vũ trụ xa trái đất nhất với khoảng cách khoảng 24 tỉ km. Trong khi đó, Voyager 2 đã đi hơn 20,3 tỉ km.
Tuổi thọ đặc biệt dài của chúng có nghĩa là 2 tàu vũ trụ đã cung cấp thêm những hiểu biết sâu sắc về hệ mặt trời và xa hơn sau khi đạt được mục tiêu ban đầu là bay ngang qua sao Mộc, sao Thổ, sao Thiên Vương và sao Hải Vương nhiều thập niên trước.
NASA mất liên lạc với tàu do thám vũ trụ Voyager 1
Do sự cố máy tính, tàu thăm dò Voyager 1 của Cơ quan Không gian và Vũ trụ Mỹ (NASA) đã bị mất liên lạc với nhóm vận hành trên Trái Đất.
Bản vẽ tàu vũ trụ Voyager. Ảnh: NASA/Reuters
Theo hãng tin Reuters, các kỹ sư đang cố gắng giải quyết sự cố. Voyager 1 hiện là tàu vũ trụ hoạt động ở xa Trái Đất nhất với khoảng cách khoảng 24 tỷ km, trong khi chiếc Voyager 2 song sinh của nó đã đi hơn 20 tỷ km tính so với hành tinh xanh. Cả hai đều là tàu vũ trụ duy nhất từng hoạt động ngoài nhật quyển, bong bóng từ trường và các hạt của Mặt Trời vượt xa quỹ đạo của Sao Diêm Vương. Mặc dù được thiết kế để hoạt động trong 5 năm, nhưng hai tàu Voyager là hai tàu vũ trụ hoạt động lâu nhất trong lịch sử.
Voyager 1 được trang bị ba máy tính, bao gồm một hệ thống dữ liệu chuyến bay thu thập thông tin từ các thiết bị khoa học của tàu vũ trụ và dữ liệu kỹ thuật phản ánh tình trạng hiện tại của tàu. Trong khi đó, nhóm vận hành trên Trái Đất sẽ làm nhiệm vụ nhận những dữ liệu đó dưới dạng mã nhị phân hoặc một chuỗi của số một và số không.
Tuy nhiên, hiện tại, hệ thống dữ liệu chuyến bay của Voyager 1 có vẻ như bị kẹt ở chế độ tự động lặp lại. Nhóm vận hành trên mặt đất phát hiện sự cố từ ngày 14/11, khi hệ thống dữ liệu chuyến bay bắt đầu gửi lại một mẫu lặp lại gồm các số 1 và 0.
Mặc dù tàu vũ trụ vẫn có thể nhận và thực hiện các mệnh lệnh được truyền từ nhóm vận hành, nhưng vấn đề ở đây là không có dữ liệu khoa học hoặc kỹ thuật nào từ tàu Voyager 1 được đưa về Trái Đất.
Theo NASA, nhóm vận hành đã gửi lệnh vào cuối tuần để tàu vũ trụ khởi động lại hệ thống dữ liệu chuyến bay, nhưng vẫn chưa có dữ liệu nào nhận về.
Calla Cofield, chuyên gia quan hệ truyền thông tại Phòng thí nghiệm Động cơ phản lực của NASA ở Pasadena, California, cho biết các kỹ sư của NASA đang cố gắng thu thập thêm thông tin về nguyên nhân gây ra vấn đề trước khi xác định các bước khắc phục tiếp theo. Quá trình này có thể mất vài tuần.
Theo chuyên gia Cofield, lần gần đây nhất Voyager 1 gặp sự cố tương tự với hệ thống dữ liệu chuyến bay là vào năm 1981. Tuy nhiên, vấn đề hiện tại dường như không liên quan đến các trục trặc khác mà tàu vũ trụ gặp phải trong những năm gần đây.
Tàu Voyager 1 ở khoảng cách xa đến mức phải mất 22,5 giờ để các lệnh được gửi từ Trái Đất đến được tàu vũ trụ. Ngoài ra, nhóm phải đợi 45 giờ để nhận được phản hồi.
Theo giám đốc dự án Voyager Suzanne Dodd, trong bối cảnh hai tàu thăm dò song sinh lâu năm tiếp tục khám phá vũ trụ, nhóm nghiên cứu đã dần tắt các thiết bị trên chúng để tiết kiệm năng lượng và kéo dài sứ mệnh.
Trên hành trình khám phá không gian, cả hai tàu vũ trụ đều gặp phải sự cố không mong muốn và bị gián đoạn liên lạc, bao gồmkhoảng thời gian bảy tháng vào năm 2020 khi Voyager 2 không thể liên lạc với Trái đất. Đến tháng 8, nhóm vận hành đã sử dụng kỹ thuật "hét" tầm xa để khôi phục liên lạc với Voyager 2 sau khi một lệnh vô tình hướng ăng-ten của tàu sai hướng.
Đón Siêu trăng cuối cùng năm 2023 vào tối 29/9 với màn trình diễn đặc biệt của các hành tinh Siêu trăng cuối cùng của năm 2023 xuất hiện vào cuối tuần này cùng một "cuộc diễu hành" đặc biệt của một số hành tinh trong hệ Mặt trời . Đêm thứ sáu, ngày 29/9, tức 15/8 âm lịch, "Mặt trăng thu hoạch" sẽ kết hợp với hai hành tinh lớn nhất trong hệ Mặt trời của chúng ta là Sao Mộc và...