Náo nức lễ hội trăng rằm ở vùng cao Tây Giang-Quảng Nam
Những món quà Trung thu tuy không lớn nhưng là nguồn động viên, giúp các em vươn lên trong học tập.
Là một trong những huyện nghèo nhất nước, trẻ em vùng cao Tây Giang, Quảng Nam còn quá nhiều thiệt thòi, thiếu thốn. Tết Trung thu năm nay, các cấp, ngành, các địa phương cùng lực lượng vũ trang đóng quân trên địa bàn huyện miền núi Tây Giang đã tổ chức nhiều hoạt động vui chơi cho các em với hy vọng giúp các em có được những ngày Trung thu thật sự, động viên khuyến khích các em quyết tâm vượt khó, cố gắng vươn lên trong học tập.
Trong chương trình “Đêm hội trăng rằm” tại trường Tiểu học xã Lăng, nhà trường đã phát 169 xuất quà trị giá 30.000 đồng/suất gồm bánh kẹo, đồ chơi. Là xã còn nhiều khó khăn, đời sống của người dân nơi đây còn thiếu thốn, nên trẻ em được đến trường là sự nỗ lực lớn của gia đình và thầy. Bởi vậy, những món quà Trung thu trở nên thiết thực và ý nghĩa đối với học sinh nơi đây, nhất là trẻ em nghèo.
Chương trình “Trung thu sum vầy” do các đoàn viên, thanh niên Công an huyện Tây Giang tổ chức cho các em ở thôn Agrồng, xã Atiêng nơi đơn vị đóng quân. Cơn mưa chiều nặng hạt khiến cuộc vui của các em phải chuyển địa điểm vài lần song không làm giảm đi không khí náo nhiệt của các em học sinh nơi đây. Dịp này, 81 em được phát quà, trị giá mỗi xuất khoảng 50.000 đồng… Đây là số tiền do các chiến sĩ trong đơn vị quyên góp.
Ngoài việc được nhận quà, các em còn được thưởng thức các tiết mục múa lân, tham gia văn nghệ và trả lời các câu hỏi do Ban giám khảo đưa ra với chủ đề xoay quanh sự tích Chú Cuội, cây Đa, Chị Hằng, về ý nghĩa, sự ra đời của ngày Quốc tế thiếu nhi, Tết Trung thu…
Tết Trung thu năm nay, các Chi đoàn Đồn Biên phòng Gari, Axan cũng tổ chức vui chơi, tặng hàng trăm suất quà, khám cáp phát thuốc miến phí cho các em.
Các hoạt động vui chơi Trung thu cho các em thiếu nhi, nhi đồng ở Tây Giang có ý nghĩa thiết thực, mang lại niềm vui cho các em trong ngày Tết của mình. Những món quà dù trị giá không lớn nhưng là nguồn động viên đối với các em, giúp các em tự tin vượt qua khó khăn phấn đấu học tốt để trở thành con ngoan trò giỏi, trở thành người có ích cho xã hội.
Dưới đây là một sô hình ảnh về không khí lễ hội trăng rằm ở vùng cao Tây Giang:
Video đang HOT
Trẻ em vùng cao Tây Giang
Tiết mục múa lân sôi động
Công an huyện Tây Giang tổ chức đêm văn nghệ Trung thu sum họp cho các cháu thiếu niên nhi đồng thôn Agrồng, xã Atiêng
Huyện đoàn Tây Giang tặng quà cho các em học sinh trường Phổ thông Dân tộc nội trú.
Các chiến sĩ Đồn Biên phòng Anông tặng quà cho trẻ em nghèo xã Anông
Trẻ em vùng cao chăm chú xem các tiết mục múa lân, vui trung thu
CTV Đình Hiệp
Theo_VOV
Đào tạo hơn 150 cán bộ cho các xã đặc biệt khó khăn
UBND tỉnh Quảng Nam vừa phê duyệt phương án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ xã đặc biệt khó khăn, xã có thôn đặc biệt khó khăn thuộc chương trình 135 năm 2014.
Theo đó, sẽ tỉnh sẽ đào tạo cho 156 cán bộ là Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND xã; cán bộ Tài chính - kế toán xã; cán bộ nông nghiệp; cán bộ xây dựng hoặc địa chính xã thuộc 21 xã khu vực III và 18 xã, thị trấn thuộc khu vực II có thôn đặc biệt khó khăn được đầu tư chương trình 135 giai đoạn 2014-2015.
Tỉnh Quảng Nam đào tạo cán bộ đưa về các xã khó khăn để phát triển kinh tế. Trong ảnh: Bí thư huyện miền núi Tây Giang - ông Briu Liếc - khảo sát một khu dân cư đang hoàn thiện trên địa bàn
Dự kiến khóa đào tạo sẽ bắt đầu từ ngày 4-15/8/2014. Mục tiêu là giúp cho cán bộ được đào tạo nắm bắt được những kiến thức cơ bản về tổ chức thực hiện các dự án hợp phần chương trình 135 như: dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, dự án hỗ trợ phát triển sản xuất; kỹ năng thực hiện công tác giám sát, kiểm tra, tổ chức thực hiện duy tu bảo dưỡng công trình; nâng cao kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ trong công tác kế toán, phương pháp lập kế hoạch; tổ chức thanh quyết toán hạng mục công trình xây dựng cơ bản; các loại hình đầu tư trên địa bàn xã do xã chủ đầu tư.
Trong một quyết định khác, ngày 1/8, lãnh đạo tỉnh Quảng Nam cũng đã ký quyết định điều động, luân chuyển 57 cán bộ, giáo viên khối mầm non, tiểu học và trung học cơ sở thuộc ngành giáo dục và đào tạo các huyện: Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang, Nam Trà My, Phước Sơn về nhận công tác tại ngành giáo dục và đào tạo các huyện: Duy Xuyên, Đại Lộc, Điện Bàn, Nông Sơn.
Lãnh đạo tỉnh Quảng Nam yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện: Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang, Nam Trà My, Phước Sơn ban hành quyết định điều động, luân chuyển về và Chủ tịch UBND các huyện: Duy Xuyên, Đại Lộc, Điện Bàn, Nông Sơn ban hành quyết định tiếp nhận, phân công công tác đối với 57 cán bộ, giáo viên nêu trên trong tháng 8 này.
Được biết, tính đến cuối năm 2013, toàn tỉnh đã giải quyết cho 841/868 cán bộ, giáo viên được điều động, luân chuyển, nghỉ hưu, thôi việc và có nguyện vọng ở lại công tác tại các huyện miền núi nằm trong danh sách đề án khảo sát ban đầu.
Theo kế hoạch, trong năm 2014-2015, có gần 540 cán bộ, giáo viên đủ điều kiện về thời gian công tác tại các huyện miền núi có nguyện vọng luân chuyển về các trường huyện, thành phố. Ngoài ra, các huyện miền núi cũng đề nghị điều động 71 cán bộ, giáo viên lên công tác tại miền núi.
Công Bính
Theo Dantri
Ngủ giữa 2.000 cây pơ mu Đỉnh núi Zi'liêng (A Xan, Tây Giang, Quảng Nam) ngút tầm mắt phủ màu xanh mướt nhờ những tán lá rừng Pơ mu cao vút. Bao đời nay, đại ngàn Pơ mu kỳ vĩ bao bọc người Cơ Tu nơi "cổng trời" Tây Giang, phía đầu ngọn nước, con suối. Một gốc Pơ mu cổ thụ Mê trận rừng già Pơơ long Tới...