‘Nàng thơ cuối cùng’ của Phú Quang ra MV thần tốc tiễn biệt nhạc sỹ
Để tiễn biệt Phú Quang – người nhạc sỹ tài hoa mà Minh Chuyên yêu quý như người cha của mình, nữ ca sỹ thực hiện MV Khúc mùa thu trong khoảng thời gian ngắn ngủi.
Ca sỹ Minh Chuyên thực hiện MV thần tốc để kịp tiễn đưa nhạc sỹ Phú Quang. (Ảnh: NVCC)
Tối 12/12, Minh Chuyên ra mắt MV “Khúc mùa thu” gửi gắm tình cảm của mình như một món quà từ biệt nhạc sỹ Phú Quang. Ngay sau đó, cô đã bay từ Nha Trang ra Hà Nội để kịp tiễn đưa nhạc sỹ trong sáng nay (13/12).
Minh Chuyên tâm sự “Khúc mùa thu” là một trong số các ca khúc của nhạc sỹ Phú Quang mà cô vô cùng yêu thích. Ngay khi nghe tin nhạc sỹ qua đời ngày 8/12, cô đã đặt bản phối mới từ nhạc sỹ Nguyễn Xuân Tú. Sau 3 ngày thì bản phối hoàn thành. Minh Chuyên thu âm ca khúc trong 45 phút rồi thực hiện ghi hình MV.
“Tôi coi Phú Quang là người thầy, người cha. Bản thu thể hiện nội tâm giằng xé, có thể không hoàn hảo nhưng đó là tình cảm thực sự của tôi, là món quà tôi tiễn đưa chú một đoạn đường,” Minh Chuyên xúc động bày tỏ.
MV Khúc mùa thu
Ngày 8/12, nhạc sỹ đã rời xa cõi tạm, rời xa “một Hà Nội ngây ngất nắng, một Hà Nội run run heo may” mà ông đã dành cả đời để yêu, để viết. Dòng nhạc trữ tình Phú Quang với những ca từ đẹp, buồn mà sang trọng đã có một vị trí đặc biệt quan trọng trong lòng công chúng yêu âm nhạc Việt Nam.
Phú Quang biết đến Minh Chuyên không phải từ khi cô trở thành Quán quân Sao Mai Điểm Hẹn 2010 mà ông đã phát hiện ra cô tại một phòng trà. Ông đã ngỏ ý hỏi cô có muốn hát nhạc của mình không. Từ đó, Minh Chuyên bắt đầu xuất hiện trong những đêm nhạc của Phú Quang và được coi là “nàng thơ” mới – “nàng thơ” cuối cùng của nhạc sỹ tài hoa.
Nữ ca sỹ thổ lộ mình thực sự may mắn khi được nhạc sỹ Phú Quang lựa chọn và trao gửi các sáng tác nổi tiếng bao năm đã từng được nhiều ca sỹ đi trước thể hiện… Với Minh Chuyên, âm nhạc Phú Quang như đã ngấm vào máu, cô thấy mình ở trong đó và có thể rơi nước mắt khi mỗi ca từ vang lên.
Nhạc sỹ Phú Quang từng nhận xét: “Minh Chuyên hát cũng chỉ thường thôi, không ‘chúa’ lắm đâu, nhưng được cái lạ và hiếm. Tôi thích Minh Chuyên ở sự dung dị nhưng lại bão lửa, không màu mè.”
Sau MV “Khúc mùa thu,” thời gian tới Minh Chuyên sẽ tiếp tục thực hiện những ca khúc khác của nhạc sỹ Phú Quang./.
Nhạc sỹ Phú Quang và những tác phẩm bất hủ theo thời gian
Nhạc sĩ Phú Quang đã qua đời vào sáng ngày 8/12, hưởng thọ 72 tuổi. Nhạc sĩ tài hoa ra đi, để lại một gia tài nghệ thuật đồ sộ với hơn 600 ca khúc.
Âm nhạc của nhạc sĩ Phú Quang gắn liền với đời sống tinh thần của người Việt trong và ngoài nước suốt nhiều thập kỷ qua.
Nhạc sĩ Phú Quang trút hơi thở cuối cùng vào ngày 8/12 tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Xô (Hà Nội). Ông ra đi ở tuổi 72 sau thời gian điều trị bệnh. Nhạc sĩ tài hoa ra đi, để lại một gia tài nghệ thuật đồ sộ với hơn 600 ca khúc. Âm nhạc của nhạc sĩ Phú Quang gắn liền với đời sống tinh thần của người Việt trong và ngoài nước suốt nhiều thập kỷ qua.
Nhạc sĩ Phú Quang tên đầy đủ là Nguyễn Phú Quang, sinh năm 1949 tại Cẩm Khê, Phú Thọ, quê gốc ông ở xã Trạng Bùng, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Năm lên 5 tuổi ông theo gia đình về Hà Nội, 37 tuổi vào thành phố Hồ Chí Minh sinh sống và năm 2008 thì trở lại Hà Nội.
Những tác phẩm bất hủ của nhạc sỹ Phú Quang sẽ sống mãi theo thời gian.
Sau khi tốt nghiệp hệ Trung cấp kèn cor vào năm 18 tuổi, từ năm 1967-1978, nhạc sĩ Phú Quang công tác tại Nhà hát Giao hưởng - Hợp xướng - Nhạc Vũ Kịch. Năm 1978 ông học tại Nhạc viện Hà Nội ngành Chỉ huy dàn nhạc. Năm 1982, sau khi tốt nghiệp, nhạc sĩ công tác tại Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam.
Năm 1985, đánh dấu bước ngoạt cuộc đời của nhạc sĩ khi ông quyết định vào Nam lập nghiệp. Nhạc sĩ công tác ở Phòng Ca Múa Nhạc Sở Văn hóa - Thông tin TPHCM.
Đây là quãng thời gian Phú Quang viết ca khúc, nhạc phim, nhạc cho sân khấu, làm chương trình, lập phòng thu riêng- tại gia và bên ngoài, tên là Tigon Studio.
Năm 1986, ca khúc Em ơi Hà Nội phố ra đời, đánh dấu tên tuổi của nhạc sĩ Phú Quang trong lòng công chúng. Bài thơ Em ơi Hà Nội phố được nhà thơ Phan Vũ viết vào năm 1972, trên một căn gác nhỏ phố Hàng Bún, trong những ngày Hà Nội chìm trong mưa bom B52 xối xả.
Ông thân với họa sĩ Bùi Xuân Phái nên hay đi theo. Bùi Xuân Phái vẽ phố, còn ông nghĩ về phố. Cảm xúc, bối cảnh trong thơ đều được ông lọc từ những gì đẹp nhất của người con gái Hà Nội, góc phố rêu phong, mùa đông Hà Nội.
Tiết lộ về ca khúc này, nhạc sĩ Phú Quang chia sẻ ông cùng nhạc sĩ Trần Tiến và nhà thơ Phan Vũ gặp nhau tại sân khấu TP.HCM vào một buổi chiều.
Nhạc sĩ Phan Vũ đọc tặng ông bài thơ này, nghe xong nhạc sĩ Phú Quang xúc động nói: "Anh viết cho anh mà nghe anh đọc, em cứ nghĩ anh viết cho em. Anh yên tâm, từ bài thơ này của anh, em sẽ có bài hát rất hay. Em tin nó sẽ nổi tiếng". Chỉ hai ngày sau, bài hát Em ơi, Hà Nội phố ra đời.
"Nghe xong, Phan Vũ bảo: "Quang ơi, nhạc của em làm cho thơ anh lấp lánh lên! Anh không ngờ em làm hay thế! Anh rất cảm ơn em. Sau này, anh Phan Vũ cũng chia sẻ lại cảm xúc đó khi xuất hiện trong chương trình của tôi", Phú Quang tiết lộ. Các ca khúc của ông thu hút người nghe ở nhiều độ tuổi khác nhau, đáp ứng đủ mọi yêu cầu về nghệ thuật cũng như đại chúng.
Với Khúc mùa thu (năm 1990), nhạc sĩ Phú Quang từng chia sẻ đây là một kỷ niệm đẹp của ông với ca sĩ Lê Dung và nhà thơ Hồng Thanh Quang.
Nữ ca sĩ gạo cội và nhà thơ khi đó giữ một thiên tình sử đẹp và gợi sự tò mò cho mãi đến tận bây giờ. Được chứng kiến mối tình lãng mạn giữa hai người và vô tình đọc được bài thơ đăng báo của Hồng Thanh Quang, nhạc sĩ Phú Quang đã phổ nhạc thành nhạc phẩm cùng tên.
Lê Dung chính là một trong những ca sĩ hát đầu tiên ca khúc này và để lại ấn tượng sâu sắc khó ai vượt qua. "Sau khi nghe Khúc mùa thu qua tiếng hát Lê Dung, Hồng Thanh Quang đã gửi lời cảm ơn", Phú Quang từng xúc động chia sẻ.
Nhạc sĩ Phú Quang trút hơi thở cuối cùng vào ngày 8/12 tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Xô (Hà Nội).
Các tác phẩm nổi tiếng của Phú Quang có thể kể tới như: Nỗi nhớ mùa đông, Trong miền ký ức, Mùa hạ còn đâu, Dạ khúc, Biển nỗi nhớ và em, Khúc mùa thu, Đâu phải bởi mùa thu, Biển của thời đã mất, Nỗi nhớ, Im lặng đêm Hà Nội, Chiều hoang, Tình khúc 24...
Tác phẩm khí nhạc tiêu biểu có: Niềm tin, Khát vọng, Chuyện kể về tình yêu, Câu chuyện truyền thuyết,... Bên cạnh đó, ông còn có các tác phẩm âm nhạc dành cho phim nghệ thuật như: Tình khúc 68, Bao giờ cho đến tháng Mười, Vị đắng tình yêu, Ai xuôi vạn lý, Hải Nguyệt, Có một tình yêu như thế, Băng qua bóng tối, Huyền thoại về người mẹ...
Nhạc sĩ Phú Quang có 3 đời vợ và 3 người con: giảng viên piano Trinh Hương, Giáng Hương và cậu con trai Phú Vương sinh năm 1990, tốt nghiệp ngành thiết kế đồ họa ở Singapore. Trong đó, con gái đầu của nhạc sĩ Phú Quang - nghệ sĩ piano Trinh Hương đã kết hôn cùng nghệ sĩ violin nổi tiếng Bùi Công Duy.
Với nghệ sĩ Phú Quang, những người phụ nữ đi qua đời ông đều được ông trân trọng, dành những mỹ từ. Người vợ thứ 3, cũng là người đang chung sống cùng Phú Quang và chăm sóc ông những ngày ông chiến đấu với bệnh tật được vị nhạc sĩ khen ngợi hết lời.
Phú Quang và những lần thay đổi tài tình cho thơ Nếu "Hà Nội phố" của Phan Vũ là cảm xúc sau chiến tranh thì "Em ơi Hà Nội phố" của Phú Quang là nỗi nhớ và tình yêu của thời bình. Là người phổ nhạc rất nhiều bài thơ, nhạc sĩ Phú Quang không câu nệ đó là nhà thơ nổi tiếng hay vô danh. Có những bài ông được giới thiệu, rồi...