Nâng tầm cho sản phẩm OCOP
Qua 3 năm triển khai thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), đến nay toàn tỉnh Gia Lai đã có 214 sản phẩm đạt 3 – 4 sao cấp tỉnh; trong đó, có 25 sản phẩm đạt 4 sao và 189 sản phẩm đạt 3 sao.
Sản phẩm OCOP 3 sao bột ngũ cốc dinh dưỡng Hạnh Chi Pi của hộ kinh doanh Phạm Thị Hạnh ở thôn 4, xã Nam Yang, huyện Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai. Ảnh tư liệu: Hoài Nam/TTXVN
Năm 2022, các địa phương trong tỉnh Gia Lai đã đăng ký 111 sản phẩm OCOP; trong đó, có 99 sản phẩm đăng ký mới và 12 sản phẩm đăng ký nâng hạng với trên 22 tỷ đồng hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP trong năm.
Theo ông Vũ Ngọc An, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai, tỷ lệ các sản phẩm OCOP của Gia Lai khi tham gia các hội chợ, triển lãm thương mại đã tăng 20% so với khi chưa tham gia chương trình. Đặc biệt, một số sản phẩm OCOP đang dần khẳng định được giá trị và hướng đến thị trường xuất khẩu ngoài nước.
Hội chợ triển lãm thương mại và giới thiệu sản phẩm Chương trình OCOP khu vực Tây Nguyên – Gia Lai và giao thương doanh nghiệp Nhật Bản năm 2022 được tỉnh Gia Lai tổ chức vào cuối tháng 5 vừa qua đã tạo đà cho nhiều thương hiệu địa phương vươn tầm. Qua đó, cũng là dịp để các cơ sở sản xuất nông sản tại Gia Lai chú trọng nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm.
250 gian hàng giới thiệu sản phẩm OCOP tại hội chợ là một minh chứng đa dạng, phong phú về chủng loại những sản phẩm tiêu biểu đặc trưng của các doanh nghiệp tại tỉnh Gia Lai, một số tỉnh, thành trong cả nước và các của doanh nghiệp Nhật Bản, doanh nghiệp của một số quốc gia khác sản xuất tại Việt Nam.
Video đang HOT
Theo ông Phạm Văn Binh, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Gia Lai, tính đa dạng, phong phú, đặc trưng của các sản phẩm là điểm nhấn quan trọng trong hoạt động xúc tiến thương mại lần này gắn với giao thương, hội nhập kinh tế quốc tế. Hội chợ cũng là dịp tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh của Gia Lai, các tỉnh, thành và doanh nghiệp Nhật Bản có cơ hội gặp gỡ, trao đổi, tìm kiếm đối tác, phát triển thị trường. Đồng thời, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh, quảng bá thương hiệu sản phẩm của các địa phương, các doanh nghiệp với các nhà đầu tư-xúc tiến thương mại và du khách.
“Các doanh nghiệp của Nhật Bản rất quan tâm đến các sản phẩm nông sản của Gia Lai như là mật ong, bò một nắng, mắc ca… đặc biệt là cà phê. Các doanh nghiệp Nhật Bản cũng đang thấy tiềm năng của Gia Lai về thu hút đầu tư. Sau hội chợ này thì chúng tôi mong các doanh nghiệp Nhật Bản sẽ đến đầu tư tại Gia Lai. Riêng ngành công thương sẽ tạo mọi điều kiện, tham mưu UBND tỉnh thu hút họ vào các khu, các cụm công nghiệp để cùng thúc đẩy phát triển sản xuất” – ông Binh cho biết.
Cà phê là thế mạnh, do vậy, tỉnh Gia Lai hiện đang có rất nhiều doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh về sản phẩm này; trong đó, Công ty TNHH Vĩnh Hiệp (Gia Lai) là một trong những đơn vị mang tầm quốc gia về sản xuất, xuất khẩu cà phê cũng như khẳng định thương hiệu cà phê trên thị trường trong và ngoài nước.
Bà Trần Thị Mỹ Tiên, quản Lý nhãn hàng L’amant Café – Công ty TNHH Vĩnh Hiệp cho hay, hiện tại, xu hướng sử dụng sản phẩm cà phê hữu cơ đang được hầu hết người tiêu dùng lựa chọn sử dụng. Do vậy, bắt buộc người trồng, doanh nghiệp sản xuất phải đầu tư về chất lượng sản phẩm để phục vụ nhu cầu người tiêu dùng. Đây cũng là xu thế tất yếu của sản phẩm cà phê nói riêng và các sản phẩm OCOP khác nói chung để thương hiệu địa phương có thể vươn tầm ra thị trường trong và ngoài nước.
Là đơn vị tiên phong áp dụng chuẩn VietGAP trong quy trình nuôi và khai thác ong mật, đến nay Hợp tác xã mật ong Phương Di ở xã Ia Dêr, huyện Ia Grai (Gia Lai) đã xây dựng được 3 sản phẩm OCOP; trong đó có 2 sản phẩm mật ong đạt 4 sao là mật ong hoa cà phê, mật ong đa hoa.
Bên cạnh không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, tìm kiếm thị trường, Hợp tác xã mật ong Phương Di còn nỗ lực liên kết với các tổ, hội nông dân sản xuất các sản phẩm đặc trưng của địa phương theo hướng sạch, hữu cơ, tiến tới xây dựng sản phẩm đạt chuẩn OCOP. Hợp tác xã mật ong Phương Di cũng là đơn vị vừa ký kết hợp tác chuyển giao công nghệ từ Nhật Bản (Công ty Akira Japan) và xây dựng thương hiệu mật ong Gia Lai.
Hiện, tỉnh Gia Lai đã xây dựng được 5 điểm bán sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh để quảng bá, phục vụ nội địa và khách du lịch. Người tiêu dùng cũng có thể lên website sàn giao dịch thương mại điện tử sản phẩm OCOP Gia Lai với tên miền http://ocopgialai.vn để tìm kiếm các nguồn sản phẩm mà mình đang có nhu cầu.
Để các sản phẩm OCOP tiếp tục phát triển bền vững, mang đặc trưng vùng miền Tây Nguyên, tỉnh Gia Lai sẽ tiếp tục tăng cường truyền thông, xúc tiến thương mại để sản phẩm đến gần với người tiêu dùng hơn.
Khai mạc 'Tuần lễ sản phẩm Hà Nội - Nghệ An 2022'
Tối 10/6, tại phố đi bộ Hồ Tùng Mậu, thành phố Vinh (Nghệ An) Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Thành phố Hà Nội phối hợp Trung Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Nghệ An tổ chức Khai mạc "Tuần lễ sản phẩm Hà Nội-Nghệ An 2022".
Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Nghệ An Lê Hồng Vinh phát biểu.
Phát biểu khai mạc, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nghệ An Lê Hồng Vinh cho biết: "Tuần lễ sản phẩm Hà Nội - Nghệ An 2022" diễn ra từ ngày 10 - 12/6 với rất nhiều nội dung, hoạt động gồm Chương trình Khảo sát tìm hiểu thị trường và các khu công nghiệp, doanh nghiệp sản xuất tại Nghệ An; hội nghị Xúc tiến, kết nối đối tác Hà Nội-Nghệ An; chương trình khai mạc Tuần lễ sản phẩm có quy mô 80 gian hàng trưng bày, quảng bá, giới thiệu sản phẩm; trình diễn thời trang, nghệ thuật dân tộc và các hoạt động quảng bá du lịch Hà Nội.
Đặc biệt, chương trình "Tuần lễ sản phẩm Hà Nội - Nghệ An 2022" có sự tham dự của gần 70 doanh nghiệp, tổ chức trong nước và quốc tế như Tập đoàn EAON Nhật Bản; Văn phòng Xúc tiến thương mại tỉnh Chung Nam, Hàn quốc; có các doanh nghiệp đến từ 12 tỉnh, thành phố trên cả nước ngoài Hà Nội, Nghệ An còn có các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Ninh Bình, Hà Tĩnh, Kon Tum và Phú Yên.
Quy mô gần 80 gian hàng quảng bá giới thiệu thiệu sản phẩm đặc sản, OCOP (Mỗi xã một sản phẩm), thủ công mỹ nghệ, quà tặng, ẩm thực... của Hà Nội, Nghệ An và một số tỉnh, thành phố trong cả nước. Sự kiện nhằm nhằm quảng bá, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh, hình ảnh của Hà Nội, Nghệ An và các tỉnh,thành; tăng cường hoạt động hợp tác, xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch, nông nghiệp; hỗ trợ doanh nghiệp các địa phương kết nối, tìm kiếm cơ hội hợp tác kinh doanh, góp phần phục hồi kinh tế - xã hội sau đại dịch COVID-19.
Các đại biểu thực hiện nghi thức cắt băng khai mạc "Tuần lễ sản phẩm Hà Nội - Nghệ An 2022".
Với hơn 249 sản phẩm OCOP; trong đó, có 1 sản phẩm có tiềm năng 5 sao, 208 sản phẩm OCOP đạt bốn sao và 40 sản phẩm ba sao, Nghệ An là một trong những tỉnh đứng tốp đầu cả nước về số lượng, chất lượng sản phẩm OCOP đạt ba sao trở lên. Các sản phẩm OCOP Nghệ An đã chứng tỏ được khả năng phát huy tiềm năng lợi thế đặc sản vùng miền.
Điển hình như huyện Nam Đàn với các sản phẩm sen quê Bác, tương Nam Đàn, bột sắn dây, giò bê Nam Nghĩa; các huyện Thanh Chương, Anh Sơn phát huy sản vật của vùng trung du như chè, cây có múi, gà đồi, nhút; huyện Con Cuông khai thác sản phẩm làng du lịch cộng đồng (homestay), rượu men lá, thổ cẩm, cây dược liệu; huyện Quỳnh Lưu có các sản phẩm tảo xoắn và đặc sản chế biến từ hải sản; huyện Yên Thành phát huy sản phẩm chế biến từ ngũ cốc, cây có múi; huyện rẻo cao Kỳ Sơn có gừng, chè tuyết Shan... Một số địa phương phát huy sản phẩm ngành nghề truyền thống như: hương trầm Quỳ Châu; hương Thanh Đức; bánh đa Đô Lương; rượu Mú Tửn Long Lưu; nước mắm Cửa Lò, Diễn Châu.
Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Thành phố Hà Nội Nguyễn Ánh Dương nhấn mạnh, "Tuần lễ sản phẩm Hà Nội - Nghệ An 2022 thực sự là một ngày hội giúp quảng bá hình ảnh Hà Nội, thu hút đông đảo người tiêu dùng, du khách đến tham quan, trải nghiệm những nét đặc trưng của văn hóa Hà Thành thông qua những sản vật chất lượng, được chọn lọc kỹ càng.
Đại biểu tham quan các gian hàng quảng bá, giới thiệu thiệu sản phẩm đặc sản, OCOP, thủ công mỹ nghệ tại "Tuần lễ sản phẩm Hà Nội - Nghệ An 2022".
Đồng thời, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội mong muốn "Tuần lễ sản phẩm Hà Nội-Nghệ An" trở thành một chương trình thường niên giúp tăng cường kết nối, quảng bá giới thiệu tiềm năng, thế mạnh, sản phẩm đặc sản, sản phẩm OCOP, làng nghề, điểm đến du lịch của thành phố Hà Nội đến với tỉnh Nghệ An.
Những sản phẩm đặc sản của Hà Nội, từ ẩm thực như bánh cốm Hàng Than, bánh tôm Hồ Tây, bún Ốc Tây Hồ, cốm Làng Vòng, bánh cuốn Thanh Trì, phở cuốn Ngũ Xá, sữa chua Ba Vì, chè 4 mùa, nước sấu Hà Nội, đến các sản phẩm làng nghề nổi tiếng trong và ngoài nước như: Lụa tơ tằm Vạn Phúc, tranh thêu Quất Động, gốm sứ Bát Tràng, mây tre làng chuông, sơn mài Hạ Thái... được trưng bày, giới thiệu, mang đến tận tay người dân xứ Nghệ.
Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng, chu đáo trong công tác tổ chức, sự nghiêm túc của các doanh nghiệp, đơn vị tham gia, "Tuần lễ sản phẩm HàNội - Nghệ An 2022" là cơ hội tốt để các doanh nghiệp quảng bá, giới thiệu sản phẩm, người tiêu dùng và du khách trải nghiệm mua sắm, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội; tăng cường quan hệ hợp tác, gắn bó giữa thành phố Hà Nội với tỉnh Nghệ An; giữa thành phố Hà Nội, tỉnh Nghệ An với các tỉnh thành phố trong cả nước.
Hướng đi mới cho làng nghề thủ công mỹ nghệ Thủ đô Chiều 10/6, tại Trung tâm tinh hoa Làng nghề Việt (xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm - Hà Nội), đông đảo các nhà quản lý, hoạch định chính sách, nghệ nhân làng nghề đã về dự Đại hội đại biểu lần thứ IV nhiệm kỳ 2022-2027 của Hiệp hội Thủ công mỹ nghề và Làng nghề Hà Nội nhằm tìm hướng đi mới,...