Nắng nóng thiêu đốt châu Âu với nhiệt độ phá vỡ mọi kỷ lục
Đợt nắng nóng lịch sử thiêu đốt khắp châu Âu với mức nhiệt độ được ghi nhận ở nhiều nơi phá vỡ mọi kỷ lục nền nhiệt lục địa già, đạt gần 42 độ C.
Vào chiều 26/7, mức nhiệt được ghi lại tại thủ đô Paris là 41,6 độ C, vượt 1,5 độ so với kỷ lục 40,4 độ C thiết lập năm 1947. Tại khu đô thị Gilze Rijen của Hà Lan gần biên giới với Bỉ, nhiệt độ chạm mốc 40,4 độ C. Lui xa một chút sang nước Bỉ, mức nhiệt còn nóng hơn 0,2 độ C, đạt mức 40,6 độ C, cao nhất trừng được ghi nhận trong lịch sử Bỉ.
Nhiệt độ cao nhất trong lịch sử nước Anh đạt 38,5 độ vào tháng 2003, nhưng đợt nắng nóng thứ 2 của mùa hè này dự đoán sẽ vượt qua mức nhiệt đó.
Người dân địa phương và du khách kéo đến bãi biển Brighton, Anh để tránh nóng. (Ảnh: Reuters)
Một số nước như Đức, Hà Lan hay Luxembourg cũng được dự báo sẽ đạt mức nhiệt trên 40 độ C.
Đợt nắng nóng thiêu đốt đang làm đảo lộn hoàn toàn cuộc sống của người dân ở khắp nơi trên lục địa già.
Hệ thống mạng lưới đường sắt và sân bay bị gián đoạn nghiêm trọng. Ở Heathrow và Gatwick, 2 sân bay lớn nhất của Anh, nhiều hàng khách vật lộn trong cái nóng khi phải chờ đợi vì bị hoãn bay.
Video đang HOT
Các kỹ sư trong tuần này cũng phải vật lộn sửa chữa các tuyến đường sắt bị hư hỏng nghiêm trọng. Nhiệt độ cao làm đường ray bị giãn nở dẫn tới tình trạng trễ chuyến, hủy chuyến.
Tại Áo, dịch vụ đường sắt nước này phải sơn đường ray màu trắng để đường ray không quá nóng dẫn tới bị cong vênh. Thụy Sỹ và Đức cũng đang làm tương tự.
Lực lượng cứu hộ giải cứu hành khách bị kẹt trong tàu trục trặc dưới cái nóng 40 độ C trong hàng giờ đồng hồ. (Ảnh: Dailymail)
Một số hành khách trên một tuyến đường sắt ở London bị mắc kẹt vào tối 25/7 khi hệ thống dây điện bị hư hại do nắng nóng. Các tuyến đường sắt cao tốc di chuyển giữa Paris và London cũng buộc phải tạm dừng phục vụ hôm 26/7 sau sự cố cúp điện tại nhà ga Gare du Nord ở thủ đô của Pháp.
Hành khách nằm vạ vật ở sân bay để tránh nóng. (Ảnh: Getty)
Trên khắp châu Âu, người đi làm than phiền vì mải mắc kẹt trong các toa tầu không có điều hòa.
Điều hòa tương đối khan hiếm ở châu Âu và giờ nó trở thành nỗi khốn khổ cả người dân và du khách. Châu Âu chỉ chiếm 6% thị phần máy điều hòa không khí toàn cầu trong khi Mỹ chiếm tới 23%, theo báo cáo năm 2018 của Cơ quan Năng lượng Quốc tế.
Bậc thang lên một ngôi nhà ở London, Anh méo mó, biến dạng vì nắng nóng (Ảnh: Dailymail)
Các mùa hè nóng nhất ở châu Âu trong 500 năm qua đều diễn ra trong 17 năm trở lại đây. Các nghiên cứu về khí hậu cho thấy sóng nhiệt đang trở nên phổ biến hơn trên toàn thế giới và nhanh chóng xô đẩy các kỷ lục trong quá khứ.
Một nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng nắng nóng vào tháng 6 ở Châu Âu dễ xảy ra hơn 5 lần so với thời tiết không bị ảnh hưởng bởi sự nóng lên toàn cầu.
Các nhà nghiên cứu c ảnh báo các đợt nắng nóng cực độ tương tự sẽ thường xuyên “ghé thăm” vì vậy cơ hở hạ tầng cũng như mang lưới giao thông đi lại của toàn lục địa già phải thay đối để đối phó với những thách thức sắp tới của thời tiết.
(Nguồn: NBC News)
SONG HY
Theo VTC
Nóng : Ukraine ra tối hậu thư đòi EU trừng phạt chống Nga
Kiev sẽ từ chối tuân thủ thỏa thuận Minsk nếu như các nước châu Âu giảm nhẹ áp lực trừng phạt chống Moscow, Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Pavel Klimkin tuyên bố.
"Nếu bây giờ, sau khi Nga bắt đầu cấp hộ chiếu cho cư dân DPR và LPR, mà quí vị thực hiện bước đi về phía gặp Nga, thì sẽ phá hủy toàn bộ logic của những gì chúng tôi đã làm cho đến nay", - chính trị gia Ukraine nhấn mạnh trong lời bình luận cho tờ "Evropeiskaya Pravda".
Bộ trưởng Ngoại giao Klimkin từng đưa ra tuyên bố tương tự tại Brussels trong cuộc gặp Ngoại trưởng của các nước thành viên Liên minh châu Âu. Theo quan điểm của người đứng đầu cơ quan đối ngoại Ukraine, việc giảm nhẹ chế độ trừng phạt của Liên minh châu Âu "sẽ giết chết" thỏa thuận Minsk.
Hồi cuối tháng 4, Tổng thống Vladimir Putin đã ký sắc lệnh về đơn giản hóa thủ tục cấp hộ chiếu Nga cho cư dân một số quận thuộc khu vực Lugansk và Donetsk của Ukraine. Theo lời ông, động thái này thuần túy mang tính chất nhân đạo, Nga không muốn tạo vấn đề cho Kiev, nhưng tình hình với các quyền công dân ở Donbass đã vượt ra ngoài ranh giới cho phép.
Quyết định của Nga đã gặp kháng cự từ phía Kiev. Cụ thể, Klimkin hứa sẽ đáp lại điều này bằng "sự bất ngờ", cũng như hô hào các Ngoại trưởng G7 tiến hành biện pháp trừng phạt mới chống Nga. Tuy nhiên, Liên minh châu Âu từ chối thông qua những hạn chế mới chống Nga.
Theo Danviet
Anh, Đức, Pháp bác bỏ tối hậu thư của Iran về thỏa thuận hạt nhân Ba nươc châu Âu gôm: Anh, Đưc va Phap vưa bac bo tôi hâu thư cua Iran liên quan tơi ban thoa thuân hat nhân năm 2015, đông thơi cam kêt se tiêp tuc nô lưc đê thiêt lâp Công cu Hô trơ trao đôi thương mai (INSTEX) vơi Iran đê ne tranh cac lênh trưng phat thương mai cua My. Ngươi phat...