Nắng nóng tại châu Âu: Nhiệt độ tại Pháp và Hà Lan lên gần 42 độ C
Thủ đô Paris của Pháp đã trải qua một ngày nóng nhất từ trước tới nay khi nhiệt độ đo được lên tới hơn 41 độ C, trong khi tại thành phố Deelen của Hà Lan, nhiệt độ cũng tăng lên mức kỷ lục 41,7 độ C.
Người dân Pháp đổ xô tới các bãi biển ở Nice giải nhiệt trong thời tiết nắng nóng ngày 28/6. (Ảnh: THX/TTXVN)
Ngày 25/7, thủ đô Paris của Pháp đã phải trải qua một ngày nóng nhất từ trước tới nay khi nhiệt độ đo được lên tới hơn 41 độ C, “xô đổ” kỷ lục đã được lập cách đây 7 thập kỷ.
Cơ quan Khí tượng Pháp cho biết nhiệt độ trên đo được tại khu vực Montsouris, vượt qua mức nhiệt 40,4 độ C được ghi nhận hồi tháng 7/1947.
Trong khi đó, đợt nắng nóng cũng khiến nhiệt độ cao kỷ lục được thiết lập tại Hà Lan.
Tại thành phố Deelen, miền Đông nước này, mức nhiệt đo được đạt mức kỷ lục 41,7 độ C.
Video đang HOT
Cũng như lần trước, đợt nóng lần này tại châu Âu là do đợt khí nóng xuất phát từ Bắc Phi.
Hồi tháng Sáu vừa qua, đợt nóng bao trùm cả châu Âu khiến nhiệt độ tại nhiều nước tăng vọt, trong đó Pháp từng ghi nhận nhiệt độ lên tới 45 độ C tại vùng Gallargues-le-Montueux.
Tại Bỉ, nhiệt độ lên tới 40,2 độ C đã được ghi nhận ngày 24/7 tại thành phố Liege, miền Đông nước này.
Đây là mức nhiệt cao kỷ lục kể từ khi Bỉ bắt đầu ghi nhận nhiệt độ năm 1833./.
Theo Phương Oanh (TTXVN/Vietnam )
NATO im lặng khi lộ thông tin Mỹ lưu giữ vũ khí hạt nhân ở châu Âu
Tài liệu do một chính khách tại Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) công bố đã khiến cả châu Âu xôn xao khi cho biết vũ khí hạt nhân của Mỹ được cất giữ tại Bỉ, Đức, Italy, Hà Lan và Thổ Nhĩ Kỳ.
Căn cứ Incirlik tại phía Nam Thổ Nhĩ Kỳ, nơi được cho là có cất giữ vũ khí hạt nhân Mỹ. Ảnh: AFP
Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (Hong Kong, Trung Quốc) đưa tin tài liệu mang tiêu đề "Một kỷ nguyên mới của răn đe hạt nhân? Hiện đại hóa, kiểm soát vũ khí và lực lượng hạt nhân đồng minh" đã được xuất bản trong tháng 4.
Tài liệu này do nghị sĩ Canada có tên Joseph Day viết cho Ủy ban An ninh và Quốc phòng thuộc Hội đồng Nghị viện NATO. Tài liệu đã đánh giá về tương lai chính sách răn đe hạt nhân của NATO.
Nhưng điều khiến tài liệu này gây chú ý nhiều tháng sau đó là do nó dường như đã tiết lộ địa điểm của 150 vũ khí hạt nhân Mỹ tại châu Âu.
Tờ báo De Morgen (Bỉ) đã công bố bản sao tài liệu trên vào ngày 16/7 trong đó nêu bật đoạn: "Những quả bom này được cất giữ tại 6 căn cứ quân sự của Mỹ và châu Âu, bao gồm Kleine Brogel tại Bỉ, Buchel ở Đức, Aviano và Ghedi-Torre ở Italy, Volkel tại Hà Lan và Incirlik thuộc Thổ Nhĩ Kỳ".
"Các đồng minh châu Âu của Mỹ thường được coi là nơi vận hành chiến đấu cơ có thể mang theo vũ khí hạt nhân là Bỉ, Đức, Italy, Hà Lan và Thổ Nhĩ Kỳ", tài liệu đề cập.
Nghị sĩ Joseph Day, tác giả của tài liệu, cho biết đây mới chỉ là bản nháp và có thể chỉnh sửa cho đến tháng 11 để Hội đồng Nghị viện NATO xử lý.
Một quan chức giấu tên của NATO cho rằng đây không phải là tài liệu chính thức của khối quân sự này bởi chỉ do một thành viên thuộc Hội đồng Nghị viện NATO viết.
Cả Mỹ và các đồng minh châu Âu chưa bao giờ đề cập về vị trí của vũ khí hạt nhân Mỹ tại Lục địa Già. Tuy nhiên, truyền thông châu Âu cho rằng tài liệu công bố vào tháng 4 là minh chứng làm lộ ra bí mật. Tờ De Morgen đăng: "Cuối cùng cũng rõ trắng đen: Có vũ khí hạt nhân Mỹ tại Bỉ".
Kênh truyền hình RTL News (Hà Lan) nhấn mạnh: "NATO tiết lộ bí mật ai cũng biết của Hà Lan".
Ông Kingston Reif tại Hiệp hội Kiểm soát vũ khí nhận định rằng thông tin có vũ khí hạt nhân Mỹ tại châu Âu không hề gây bất ngờ. Trước đó, từng có nhiều dấu hiệu cho thấy sự hiện diện của vũ khí hạt nhân Mỹ tại châu Âu.
Đại sứ Mỹ tại Đức Philip Murphy trong tháng 11/2009 từng viết: "Việc rút vũ khí hạt nhân khỏi Đức, có lẽ là cả Bỉ và Hà Lan có thể gây khó khăn về chính trị đối với Thổ Nhĩ Kỳ để duy trì số vũ khí này".
Theo Hà Linh/Báo Tin tức
Bỉ thúc giục Mỹ 'hồi hương' toàn bộ số vũ khí hủy diệt hàng loạt 'nhờ' lưu trữ Brussels thúc giục Mỹ chuyển ngay số vũ khí hạt nhân Washington lưu trữ tại Bỉ sau khi thông tin về các căn cứ lưu trữ vũ khí này ở châu Âu của Mỹ bị rò rỉ. Trong báo cáo chi tiết về chính sách răn đe của NATO trình lên Ủy ban Quốc phòng và an ninh của Hội đồng Nghị viện,...